Chương I Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 48/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2006 |
Ngày công báo: | 29/12/2005 | Số công báo: | Từ số 33 đến số 34 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.
2. Công dân và tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
3. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thuộc sở hữu, quản l?ý của Nhà nước, bao gồm nhà, công trình công cộng, công trình kiến trúc và tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước.
4. Hoa hồng là khoản tiền mà người mua được khấu trừ hoặc hiện vật, dịch vụ mà người mua được nhận thêm từ người bán khi mua phương tiện, thiết bị, tài sản khác hoặc khi thanh toán dịch vụ.
5. Tài nguyên thiên nhiên là các nguồn lực có trong tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và các tài nguyên khác.
1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và được thể chế hoá bằng pháp luật.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
4. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Có chế độ khen thưởng, xử l?ý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời định mức, tiêu chuẩn, chế độ để làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế và khả năng của ngân sách nhà nước; được công khai đến các cơ quan, tổ chức và đối tượng thực hiện.
3. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Lĩnh vực công khai bao gồm:
a) Phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Tài sản và kế hoạch mua sắm, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Động viên vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước; các quỹ có nguồn huy động đóng góp của nhân dân;
d) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; quy hoạch xây dựng; kế hoạch mời thầu;
đ) Quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên;
e) Phân bổ, sử dụng nguồn lực lao động.
2. Hình thức công khai bao gồm:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin điện tử;
c) Công bố trong kỳ họp hằng năm; niêm yết tại trụ sở làm việc và gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Chính phủ quy định các lĩnh vực khác cần công khai không thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn thực hiện công khai trong các lĩnh vực; quy định việc công khai quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.
1. Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và kịp thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
3. Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực được giao quản lý và trong cơ quan, tổ chức mình.
2. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 7 của Luật này. Khi nhận được tin báo của công dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và phải trả lời bằng văn bản cho người đã phát hiện.
3. Xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
4. Gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về tình trạng lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
1. Thực hiện công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
This Law provides for thrift practice and waste combat in the management and use of state budget, state money and properties, labor, working time in the state sector and of natural resources.
Thrift practice and waste combat in production and consumption by people.
Article 2.- Subjects of application
1. Agencies, organizations and individuals that manage and/or use the state budget, state money and properties, labor in the state sector and natural resources.
2. Citizens and organizations other than the subjects specified in Clause 1 of this Article.
Article 3.- Term interpretation
In this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. Thrift means the reduction of waste in the use of money, properties, labor, working time and natural resources but the achievement of set targets. For the management and use of state budget, state money and properties, labor, working time in the state sector and natural resources in the domains where have existed the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies, thrift means the use thereof at levels lower than the set norms, criteria and regimes but with the achievement of set targets or the use thereof strictly according to the set norms, criteria and regimes but with the set targets topped.
2. Waste means the inefficient management and/or use of money, properties, labor, working time and natural resources. For domains where have already existed the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies, waste means the management and/or use of state budget, state money and properties, labor, working time in the state sector and natural resources in excess of the set norms, criteria and regimes or with failure to achieve the set targets.
3. State properties mean the properties formulated from the state budget or originating from the state budge, belonging to the State's ownership and/or management, which include buildings, public facilities, architectural works and other properties under the state ownership; properties from sources of aid, financial assistance, contributions of domestic and foreign organizations and/or individuals to the State.
4. Commission means a money amount which the buyer can enjoy as a discount or an object or service additionally received by the buyer from the seller when buying means, equipment or other properties or paying service charges.
5. Natural resources mean resources available in nature, which belong to the ownership of all the people and are uniformly managed by the state, including land resources, water resources, mineral resources, forest resources and other resources.
Article 4.- Principles for thrift practice and waste combat
1. Thrift practice and waste combat must be thoroughly grasped in terms of undertaking, guidelines, mechanisms and policies thereon and be institutionalized in law.
2. Thrift practice and waste combat must be based on the norms, criteria, regimes and provisions of law.
3. Thrift practice and waste combat require close coordination among authorities of different levels, branches, agencies and organizations, based on the decentralization of management and the raising of responsibilities of the heads of agencies, organizations as well as of public servants.
4. Democracy, publicity and transparency must be ensured and the supervisory role of the National Assembly, the People's Councils of different levels, the Fatherland Front and its member organizations, mass organizations and people must be raised in thrift practice and waste combat.
5. The regimes of commendation and clear, strict, timely and public handling of violations must be worked out.
Article 5.- Promulgation of norms, criteria and regimes for use as bases for organizing thrift practice and waste combat
1. Competent state bodies must review, amend, supplement and promulgate in time norms, criteria and regimes for use as bases for organizing thrift practice and waste combat.
2. Norms, criteria and regimes must be built on scientific grounds, being suitable to reality and state budget capability; be publicized to agencies, organizations and implementing subjects.
3. Heads of state bodies competent to promulgate norms, criteria and regimes must strictly comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 6.- Publicized domains, forms of publicity
1. The publicized domains include:
a/ State budget allocation and use;
b/ Properties and plans on procurement and use of properties in state budget-using agencies and organizations;
c/ Mobilization into the state budget, capital mobilization for the state budget and state credit; funds with sources of contribution mobilized from people;
d/ Socio-economic development plannings, plans; branch and regional development plannings and plans; land use plannings and plans; plannings and plans on, lists of, investment projects, investment capital sources; construction planning; tendering plans;
e/ Natural resource- exploiting plannings, plans and activities;
f/ Labor resource distribution and use.
2. Forms of publicity include:
a/ Distribution of publications;
b/ Announcement on the mass media, electronic media;
c/ Announcement at annual meetings; posting at working offices and sending documents to relevant agencies and organizations.
3. The Government shall specify domains other than those defined in Clause 1 of this Article, which need to be publicized, and guide the publicity in such domains; provide for the publicity of process and procedures for handling affairs between state bodies and organizations as well as individuals.
Article 7.- Supervision of thrift practice and waste combat
1. Citizens shall have the right and responsibility to supervise the thrift practice and waste combat, detect and report in time to competent state bodies acts of causing waste.
2. The National Assembly, the National Assembly Standing Committee, other agencies of the National Assembly, National Assembly delegations and National Assembly deputies shall have the right and responsibility to supervise the thrift practice and waste combat under the provisions of the Law on Supervisory Activities of the National Assembly.
3. The People's Councils and the People's Council deputies shall have the right and responsibility to supervise the thrift practice and wast combat in their respective localities under the provisions of law.
4. The people's inspectorate, the Fatherland Front and its member organizations and mass organizations shall have the right and responsibility to supervise the thrift practice and waste combat.
Article 8.- Responsibilities of heads of agencies, organizations in thrift practice and waste combat
1. To work out and apply measures for thrift practice and waste combat in the assigned domains and in their respective agencies or organizations,
2. To ensure the exercise of the right to supervise thrift practice and waste combat by citizens, agencies, organizations defined in Article 7 of this Law. Upon receipt of reports from citizens, the heads of agencies or organizations must check and consider them so as to draw up measures for timely prevention and handling thereof and must reply in writing such persons.
3. To handle or coordinate with competent state bodies in promptly, strictly and lawfully handling persons in their respective agencies or organizations, who have committed acts of causing waste; to publicize the handling of acts of causing waste in agencies, organizations.
4. To be exemplary in practicing thrift and combating waste and bear responsibility for waste in their respective agencies or organizations.
Article 9.- Responsibilities of public servants in thrift practice and waste combat
1. To perform the assigned public duties in accordance with the provisions of law, internal rules and regulations of agencies, organizations, ensuring thrift practice and waste combat.
2. To use the assigned state money and properties for the right purposes and in accordance with the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies.
3. To participate in supervising, proposing measures and solutions to, thrift practice and waste combat in their respective agencies, organizations and assigned working domains, to promptly detect, denounce, prevent and handle acts of causing waste according to competence.