Chương I Luật Viên chức 2010: Những quy định chung
Số hiệu: | 58/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 15/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 01/04/2011 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp
Luật Viên chức 2010 do Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Luật này:
- Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Ngoài các quyền và nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp, về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương, về làm việc, nghỉ ngơi; viên chức còn được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức và đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp), chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2003 có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của Luật này. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để bảo đảm các quyền lợi, chế độ, chính sách về ổn định việc làm, chế độ tiền lương và các quyền lợi khác mà viên chức đang hưởng. Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01/7/2003 đến ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập, có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý theo quy định của Luật này.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
Từ ngày 01/7/2020, Luật Viên chức 2010 bị hết hiệu lực một phần bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
2. Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
3. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
4. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
2. Tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.
3. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for public employees: rights and obligations of public employees;
and recruitment, employment and management of public employees in public non-business units.
Public employees are Vietnamese citizens recruited according to working positions, working in public non-business units under working contracts and salaried from salary funds of public non-business units in accordance with law.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below are construed as follows:
1. Managerial public employee means a person appointed to hold a managerial post for a specified period, responsible for administering and organizing the performance of one or more than one work in a public non-business unit but not regarded as a civil servant, and receiving a managerial-post allowance.
2. Professional ethics means standard perceptions and behaviors suitable to the specifics of each Held of professional activity, which are prescribed by competent agencies or organizations.
3. Code of conduct means standard conducts of public employees while performing their tasks and in social relations, which are promulgated by competent state agencies and suitable to the specifics of work in each field of activity and made public for public supervision of their compliance.
4. Recruit means to select persons with qualities, qualifications and capabilities to work as public employee in public non-business units.
5. Working contract means a written agreement between a public employee or a person recruited to work as public employee and the head of a public non-business unit on the working position, salary, benefits, working conditions and rights and obligations of each party.
Article 4. Professional activities of public employees
Professional activities of public employees are the performance of work or tasks requiring professional qualifications, capability and skills in a public non-business unit under the provisions of this Law and other relevant laws.
Article 5. Principles in professional activities of public employees
1. Observance of law and accountability before law in the course of carrying out professional activities.
2. Devoted serving of the people.
3. Compliance with professional processes and regulations, professional ethics and code of conduct.
4. Submission to inspection, examination and supervision by competent agencies and organizations and by the people.
Article 6. Principles of management of public employees
1. Assurance of the leadership by the Communist Party of Vietnam and the uniform management by the State.
2. Assurance of the right to lake the initiative and enhancement of the responsibility of heads of public non-business units.
3. Recruitment, employment, management and evaluation of public employees arc based on criteria of professional titles, working positions and working contracts.
4. Implementation of gender equality and preferential treatment policies of the State toward public employees who are talented people, ethnic minority people, people with meritorious services to the revolution and who work in mountainous, border, island, remote, deep-lying and ethnic minority areas and areas with extremely difficult socioeconomic conditions, and other preferential treatment policies of the State toward public employees.
1. Working position is a work or task associated with a corresponding professional title or managerial post, serving as a basis for determining the number and structure of public employees to be recruited, employed and managed in a public non-business unit.
2. The Government shall stipulate principles and methods of determining working positions and the competence, order and procedures for deciding on the number of working positions in a public non-business unit.
Article 8. Professional titles
1. Professional title is the name expressing professional qualification and capability of public employees in each professional field.
2. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in. stipulating a system of lists, criteria and codes of professional titles.
Article 9. Public non-business units and organizational structures to manage their activities
1. Public non-business unit is an organization established under law by a competent state agency, a political organization or a socio-political organization, having the legal person status and providing public services and serving state management work.
2. Public non-business units include:
a/ Public non-business units assigned with absolute autonomy in task performance, finance, apparatus organization and personnel (below referred to as autonomous public non-business units);
b/ Public non-business units not yet assigned with absolute autonomy in task performance, finance, apparatus organization and personnel (below referred to as non-autonomous public non-business units).
3. The Government shall detail criteria for classification of public non-business units mentioned in Clause 2 of this Article in each non-business area based on their ability to be autonomous in task performance, finance, apparatus organization, personnel and scope of operation.
4. Depending on specific conditions and management requirements on each type of public non-business units in each sector, the Government shall stipulate the establishment, structure, functions, tasks and powers of management councils in public non-business units and relationships between management councils and heads of public non-business units.
Article 10. Policies on the building and development of public non-business units and the contingent of public employees
1. The State shall concentrate on building a system of public non-business units to provide public services for which the State must take main responsibility in order to serve the people in health, education, science and other fields in which the non-public sector is unable to provide these services; and shall assure provision of basic health and education services in mountainous, border, island, remote, deep-lying and ethnic minority areas and areas with extremely difficult socioeconomic conditions.
2. The Government shall coordinate with competent agencies in directing the planning, organization and re-arrangement of the system of public non-business units in the direction of determining domains of restricted development and domains of prioritized development of these units, ensuring economical, effective and intensive utilization of human resources in order to improve the quality of non-business activities. No public non-business units shall be established to perform only commercial, for- profit services.
3. The operation mechanism of public non-business units shall be further renovated towards autonomy, self-responsibility and independent cost-accounting; and the state management functions of ministries and ministerial- level agencies shall be separated from the function of administering public non-business units.
4. The State shall adopt policies to build and develop a contingent of public employees with professional ethics, qualifications and capabilities to meet the increasing requirements of the provision of public services; and shall discover, attract, train, use in important positions and appropriately treat talented people in order to raise the quality of public services.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực