Chế độ nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi mới nhất?
Chế độ nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi mới nhất?

1. Chế độ nuôi con dưới 18 tháng tuổi mới nhất 2025?

Theo pháp luật về lao động và các lĩnh vực liên quan khác, chế độ nuôi con dưới 24 tháng tuổi năm 2025 bao gồm 09 quyền lợi như sau:

(1) Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi (khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao Động 2019)

(2) Không bị xử ký kỷ luật lao động trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao Động 2019)

(3) Không phải làm ban đêm, làm việc thêm giờ và đi công tác xa đối với người lao động nuôi con dưới 12 tháng, trừ trường hợp người lao động đồng ý (khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019)

(4) Được chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,... (khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019)

(5) Hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền lợi cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng. (khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019)

(6) Không bị sa thải lao động đối với người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi (khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019)

(7) Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)

(8) Viên chức nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 24 tháng tuổi thì không phải thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. (Điều 37, khoản 4 Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP )

(9) Không áp dụng biệt phái đối với viên chức nữ đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi và không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu từ chối đi biệt phái. (khoản 3, Điều 29; khoản 7 Điều 36 Luật Viên Chức 2010)

2. Nuôi con dưới 24 tháng tuổi bị ốm được hưởng những quyền lợi nào mới nhất 2025?

Theo quy định Điều 141 Bộ luật Lao Động 2019 quy định về trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai như sau:

Điều 141: Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai

Thời gian nghỉ việc khi chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, người lao động được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Mặt khác, tại điểm e khoản 1 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

Điều 42. Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

e) Chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.

…”

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:

Điều 44. Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau

1. Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) cho mỗi con tối đa là 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

…”

Theo Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau:

Điều 45. Trợ cấp ốm đau

2. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 và Điều 44 của Luật này bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.

…”

Qua các căn cứ trên, người lao động có con dưới 24 tháng tuổi ốm đau được hưởng chế độ ốm đau theo quy định về BHXH với điều kiện có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Mức hưởng chế độ ốm đau được xác định là mức hưởng tính theo tháng bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

3. Vi phạm chế độ nuôi con dưới 24 tháng tuổi bị xử phạt như thế nào mới nhất 2025?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới cụ thế như:

"Điều 28: Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới

.......

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

.......

b) Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;

c) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;

....

đ) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;

.....

g) Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

h) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

..."

Theo đó, đối với các hành vi vi phạm chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi, người lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nếu có.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Vi phạm chế độ nuôi con dưới 24 tháng tuổi bị xử phạt như thế nào mới nhất?
Vi phạm chế độ nuôi con dưới 24 tháng tuổi bị xử phạt như thế nào mới nhất?

4. Chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi mới nhất 2025?

Dưới đây là 11 quyền lợi mà lao động nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi cần biết:

(1): Tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao Động 2019 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(2): Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ đang trong thời gian mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Căn cứ tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao Động 2019).

(3): Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. (tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019).

(4): Lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn.

Giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019).

(5): Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Trừ trường hợp Tòa án tuyên bố đã chết hoặc mất tích - tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019).

(6): Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. (khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019).

(7): Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. (Tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao Động 2019).

(8): Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) cho mỗi con tối đa là 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. (khoản 1 Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).

(9): Nếu Viên chức nữ đến thời điểm chuyển đổi vị trí công việc định kỳ tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP cũng đã quy định đối với trường hợp Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì không phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.

(10): Không thực hiện biệt phái Viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. (Theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010).

(11): Viên chức nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức nữ trong trường hợp này. Trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động. (Tại khoản 3 Điều 29 Luật Viên chức 2010).

5. Phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có bị thi hành hình phạt tù không mới nhất 2025?

Căn cứ tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc hoãn chấp hành hình phạt tù cụ thể như sau:

Điều 67: Hoãn chấp hành hình phạt tù

1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Như vậy, đối với trường hợp phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi thì nếu phạm tội vẫn phải chấp hành án phạt tù như bình thường.

6. Hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi do cơ quan nào quyết định mới nhất 2025?

Theo Điều 21 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự như sau:

Điều 21: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự

1. Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.

2. Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Như vậy, đối với việc hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ do Tòa án xem xét khi đã xác minh đúng sự thật thì sẽ ra quyết định để người phụ nữ phạm tội nuôi con cho đến từ đủ 36 tháng tuổi rồi sẽ chấp hành hình phạt sau.

7. Chế độ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mới nhất 2025?

(1) Từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa

Tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định: lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quyền từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.

(2) Được chuyển việc hoặc giảm bớt giờ làm

Căn cứ khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày khi làm các công việc:

  • Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai;

Việc chuyển việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt giờ làm sẽ không bị cắt giảm tiền lương cũng như quyền và lợi ích của người lao động cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

(3) Không bị xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động không được thực hiện xử lý kỷ luật lao động. Các hình thức kỷ luật lao động sẽ được thực hiện sau khi người lao động hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(4) Được nghỉ mỗi ngày 60 phút hưởng đủ tiền lương

Tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc chung tại đơn vị, người lao động cần thỏa thuận trước với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ

(5) Có thời gian nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/con/năm

Căn cứ vào Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) cho mỗi con tối đa là 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

(6) Hưởng trợ cấp khi con ốm đau

Bên cạnh việc người lao động được nghỉ để chăm con ốm thì lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đủ điều kiện hưởng chế độ con ốm đau sẽ được hưởng mức trợ cấp ốm đau trong thời gian nghỉ việc chăm con căn cứ Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Chế độ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mới nhất?
Chế độ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mới nhất?

8. Các câu hỏi thường gặp.

8.1. Viên chức nuôi con dưới 36 tháng tuổi mới nhất?

Nếu Viên chức nữ đến thời điểm chuyển đổi vị trí công việc định kỳ tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP cũng đã quy định đối với trường hợp Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì không phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.

Không thực hiện biệt phái Viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. (Theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010).

Viên chức nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức nữ trong trường hợp này. Trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động. (Tại khoản 3 Điều 29 Luật Viên chức 2010).

8.2. Chế độ con nhỏ dưới 36 tháng của giáo viên mới nhất?

Tại khoản 2 Điều 10 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

“Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).”

Trong đó, theo khoản 1 Điều 6 Quy định hành kèm Thông tư 28, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15 năm 2017:

“Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.”

Như vậy, theo các quy định trên, giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được giảm định mức tiết dạy như sau:

  • Giáo viên tiểu học được giảm còn 19 tiết/tuần;
  • Giáo viên trung học cơ sở (THCS) được giảm còn 16 tiết/tuần;
  • Giáo viên trung học phổ thông (THPT) được giảm còn 14 tiết/tuần;
  • Giáo viên trường phổ thông dân nội trú ở cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần, cấp THPT được giảm còn 12 tiết/tuần;
  • Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú ở cấp tiểu học được giảm còn 17 tiết/tuần, cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần;
  • Giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật ở cấp tiểu học được giảm còn 17 tiết/tuần, cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần.

8.3. Chế độ nuôi con nhỏ dưới 7 tuổi mới nhất?

Nếu cha mẹ có con nhỏ dưới 7 tuổi sẽ được hưởng chế độ khi con ốm đau. Tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:

Điều 44. Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau

1. Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) cho mỗi con tối đa là 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau của mỗi người theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Như vậy, khi người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì thời gian nghỉ được xác định như sau:

  • Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.
  • Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.

Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.

8.4. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái mới nhất?

Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. (khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Sau khi ly hôn, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
  • Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Căn cứ theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

8.5. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ mới nhất?

Căn cứ theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.