Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
Số hiệu: | 59/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2019 | Số công báo: | Từ số 549 đến số 550 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
09 trường hợp xung đột lợi ích theo Luật phòng, chống tham nhũng
Đây là điểm mới nổi bật tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Theo đó, Nghị định 59 làm rõ các trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích tại Luật phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể là khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người có chức vụ, quyền hạn thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp tại Điều 29 Nghị định 59; đơn cử như:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc quản lý;
- Thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, CTCP,…trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,…của mình giữ chức vụ quản lý về kế toán, thủ quỹ, thủ kho,…trong cơ quan, đơn vị do mình là người đứng đầu;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Số lượng người có hành vi tham nhũng;
2. Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;
3. Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;
4. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;
5. Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;
6. Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
2. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
3. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;
b) Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
c) Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
d) Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;
đ) Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;
e) Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;
g) Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
h) Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.
2. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
b) Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
c) Kiểm soát xung đột lợi ích;
d) Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
1. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
b) Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;
c) Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
2. Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với tổ chức, cá nhân có vi phạm;
b) Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng;
c) Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;
d) Số lượng tiền, tài sản tham nhũng được kiến nghị thu hồi.
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi và kết quả thu hồi;
2. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp hành chính;
3. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp tư pháp.
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
2. Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp.
4. Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Điều 16 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
1. Nhóm 1 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:
a) Bộ Công Thương;
b) Bộ Giao thông vận tải;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Bộ Tài nguyên và Môi trường;
h) Bộ Thông tin và Truyền thông;
k) Bộ Tư pháp;
l) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
m) Thanh tra Chính phủ;
n) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
o) Văn phòng Chính phủ.
2. Nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Bộ Y tế;
đ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
e) Ủy ban Dân tộc.
3. Nhóm 3 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:
a) Bộ Công an;
b) Bộ Quốc phòng;
c) Bộ Ngoại giao.
4. Nhóm 4 gồm chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định cụ .thể danh mục các lĩnh vực tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ được quy định như sau:
a) Từ 12 tháng đến 24 tháng đối với nhóm 1 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này;
b) Từ 06 tháng đến 12 tháng đối với nhóm 2 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này;
c) Đối với nhóm 3 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 22 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ;
d) Đối với nhóm 4 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 22 của Nghị định này là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ trong từng lĩnh vực thuộc các nhóm quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Việc tặng quà phải thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật; cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
2. Người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp và nộp lại quà tặng để xử lý theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.
Báo cáo được thể hiện bằng văn bản và có đầy đủ các nội dung: Họ, tên, chức vụ, cơ quan, địa chỉ của người tặng quà; loại và giá trị của quà tặng; thời gian, địa điểm và hoàn cảnh cụ thể khi nhận quà tặng; mối quan hệ với người tặng quà.
1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
3. Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
4. Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng cho Nhà nước. Cá nhân sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng thẩm quyền, không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về nhận quà tặng, xử lý quà tặng, người có chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về nhận quà tặng, báo cáo, nộp lại quà tặng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.
Người có chức vụ, quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
2. Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
3. Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
4. Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;
5. Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
6. Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
7. Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
8. Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
9. Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
1. Người có chức vụ, quyền hạn khi được phân công công việc hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét, xử lý theo quy định.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
3. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích với người được giao nhiệm vụ, công vụ. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thể hiện bằng văn bản và làm rõ các nội dung sau:
a) Tình huống có xung đột lợi ích;
b) Thời điểm diễn ra và biết được hoặc phát hiện được xung đột lợi ích;
c) Mức độ ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn;
d) Đề nghị hoặc kiến nghị biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin, báo cáo thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người đó áp dụng một trong các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích quy định tại các Điều 32, 33 và 34 của Nghị định này hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý thông tin, báo cáo xung đột lợi ích phải thông báo bằng văn bản tới người có xung đột lợi ích và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích.
1. Việc quyết định giám sát thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyên người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
2. Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có xung đột lợi ích căn cứ vào phạm vi, quy mô, tính chất và nội dung của nhiệm vụ, công vụ, quyết định tự giám sát hoặc giao cho công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình thực hiện việc giám sát.
3. Nội dung giám sát bao gồm:
a) Việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích bao gồm tiến độ và kết quả đã đạt được;
b) Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Các nội dung khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích.
4. Người được giao giám sát có trách nhiệm sau đây:
a) Yêu cầu người có xung đột lợi ích thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát;
b) Làm việc trực tiếp với người có xung đột lợi ích khi xét thấy cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích giám sát;
c) Báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản với người giao giám sát về khó khăn, vướng mắc hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có xung đột lợi ích để có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời;
d) Báo cáo với người giao giám sát khi có căn cứ cho rằng việc giám sát không phù hợp với xung đột lợi ích hoặc khi xung đột lợi ích không còn.
1. Việc tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích; việc tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác được thực hiện khi có căn cứ cho rằng nếu để người đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc tiếp tục giữ vị trí công tác đó sẽ không đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương VI của Nghị định này và những quy định khác của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
1. Việc đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn cứ rõ ràng về việc người đó có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có tác động không đúng đắn, gây khó khăn, cản trở đến hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định đình chỉ công tác thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn.
3. Quyết định đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải ghi rõ họ và tên của người có chức vụ, quyền hạn; thời gian đình chỉ; lý do đình chỉ; quyền và nghĩa vụ của người có chức vụ, quyền hạn bị đình chỉ; hiệu lực thi hành.
4. Quyết định đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải được gửi cho người bị đình chỉ và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích.
Trong trường hợp pháp luật khác có quy định về kiểm soát xung đột lợi ích thì ngoài việc áp dụng các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này thì còn áp dụng quy định của pháp luật đó.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định cụ thể danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực tại chính quyền địa phương.
2. Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý khi có căn cứ được quy định tại Điều 43 của Nghị định này.
Trường hợp pháp luật khác hoặc điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó hoặc theo điều lệ của tổ chức đó.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
7. Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với Thứ trưởng và các chức vụ tương đương, người có chức vụ, quyền hạn do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người giữ chức vụ quản lý do mình bổ nhiệm.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
1. Việc quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.
2. Căn cứ cho rằng người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bản yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân;
b) Qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
c) Qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
d) Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
3. Người có chức vụ, quyền hạn được coi là có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người đó có một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật;
b) Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
c) Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.
1. Người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn có quyền sau:
a) Yêu cầu Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cung cấp thông tin, tài liệu để làm rõ căn cứ cho việc ra quyết định tạm chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác;
b) Yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.
2. Người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ sau:
a) Gửi quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đến người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đang công tác và nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc;
b) Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không xác định được người đó có hành vi tham nhũng;
c) Thông báo công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn;
d) Khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không xác định được người đó có hành vi tham nhũng.
1. Người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có quyền sau:
a) Nhận quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác;
b) Nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận về việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
c) Đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác xem xét lại quyết định khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
d) Đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có kết luận về hành vi tham nhũng hoặc sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng;
đ) Đề nghị người có thẩm quyền khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có nghĩa vụ sau:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác của người có thẩm quyền;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
c) Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị tiếp nhận trong thời gian tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ được quy định tại Điều 43 của Nghị định này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn.
2. Việc lựa chọn áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ của từng vụ việc cụ thể và yêu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
3. Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phải ghi rõ họ và tên của người có chức vụ, quyền hạn; thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; lý do tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; quyền và nghĩa vụ của người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; hiệu lực thi hành.
4. Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn phải được gửi cho người bị tạm đình chỉ, người bị tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó dang công tác và nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc.
5. Trong trường hợp pháp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thi áp dụng quy định của pháp luật đó.
Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người có chức vụ, quyền hạn không có hành vi tham nhũng hoặc kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không có kết luận về hành vi tham nhũng thì người đã ra quyết định phải hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn.
2. Quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được gửi cho người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đang công tác và nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, người ra quyết định có trách nhiệm công khai bằng một trong các hình thức sau đây:
1. Công bố tại cuộc họp toàn thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác làm việc;
2. Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đó làm việc trong thời hạn 15 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết.
Trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn là thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và theo điều lệ, quy định của tổ chức đó.
Người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được giữ nguyên chế độ, chính sách và các quyền, lợi ích hợp pháp khác như ở vị trí công tác trước khi tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
Người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
2. Nội dung công khai, minh bạch bao gồm:
a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện còn phải công khai, minh bạch các nội dung sau: quy chế huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; quyền lợi và nghĩa vụ của người đóng góp, người được hưởng lợi; mục đích huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; đối tượng, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp; kết quả huy động, bao gồm: danh sách các đối tượng đóng góp, tài trợ, hình thức và mức đóng góp, tài trợ của từng đối tượng; kết quả quản lý, sử dụng các khoản huy động vào mục đích từ thiện.
Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích như sau:
1. Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp, tổ chức;
2. Quy định và thiết lập cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích;
3. Có biện pháp bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại;
4. Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu như sau:
1. Quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý;
2. Quy định hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng nặng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý;
3. Quy định trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý.
Đối tượng thanh tra bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức sau:
1. Công ty đại chúng;
2. Tổ chức tín dụng;
3. Tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.
1. Việc thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
2. Việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này.
3. Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này.
4. Các nội dung khác về thực hiện quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Có dấu hiệu thực hiện không đúng quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm: không ban hành quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp theo quy định; có thực hiện nhưng không kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định;
2. Yêu cầu của việc giải quyết phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
1. Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng đó trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Thanh tra Bộ Nội vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức sau đây:
a) Công ty đại chúng, tổ chức tín dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh khi có căn cứ quy định tại Điều 58 của Nghị định này mà Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng đó không tiến hành thanh tra. Quyết định thanh tra phải được gửi Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ có thẩm quyền.
Trước khi ra quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh phải trao đối với Chánh Thanh tra bộ có thẩm quyền. Trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ để xem xét, quyết định.
b) Tổ chức xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.
4. Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện; doanh nghiệp, tổ chức khi được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc khi có căn cứ quy định tại Điều 58 của Nghị định này mà các Cơ quan thanh tra quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không tiến hành thanh tra.
1. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau:
a) Kết luận về các nội dung được thanh tra;
b) Kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức được thanh tra trong tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo các mức độ: thiếu trách nhiệm trong quản lý; yếu kém về năng lực quản lý;
c) Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức được thanh tra thực hiện các biện pháp để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
d) Xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý doanh nghiệp, tổ chức đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Kết luận thanh tra phải được công khai theo quy định của pháp luật về thanh tra. Trường hợp kết luận doanh nghiệp, tổ chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì thực hiện như sau:
a) Danh sách doanh nghiệp có hành vi vi phạm phải được gửi về các Bộ, cơ quan quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để tổng hợp, theo dõi, quản lý và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử;
b) Danh sách tổ chức có hành vi vi phạm phải được gửi về Bộ Nội vụ hoặc Sở Nội vụ theo phân cấp quản lý để tổng hợp, theo dõi, quản lý và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử.
3. Trong trường hợp hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định thanh tra phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định của pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Khi phát hiện chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra các bộ, giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh thì các Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp, trao đổi, thống nhất hướng xử lý, cụ thể như sau:
a) Cuộc thanh tra chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra các bộ thì Thanh tra của bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động chính của đối tượng thanh tra tiến hành thanh tra;
b) Cuộc thanh tra chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh thì Thanh tra bộ tiến hành thanh tra.
2. Trường hợp các Cơ quan thanh tra không thống nhất được về việc xử lý chồng chéo hoặc doanh nghiệp, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra thì Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, kiến nghị, phản ánh, Tổng Thanh tra Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.
1. Cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối hoặc chưa cung cấp thông tin;
c) Khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật
2. Cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản có ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
c) Không được lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:
a) Được biết lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Từ chối cung cấp các thông tin thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ, thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai, thông tin không liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;
c) Yêu cầu người được cung cấp thông tin sử dụng thông tin đó hợp pháp và bảo đảm tính chính xác khi sử dụng thông tin đó.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
b) Trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin biết trong trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được;
c) Hướng dẫn tiếp cận thông tin được yêu cầu trong trường hợp thông tin đó đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin; chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu.
2. Văn bản hoặc thông điệp dữ liệu yêu cầu cung cấp thông tin được chuyển trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua giao dịch điện tử cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin phải tiến hành một trong các hoạt động sau:
1. Thực hiện việc cung cấp thông tin khi nội dung thông tin được yêu cầu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc phạm vi công khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
b) Thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;
c) Chưa được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai.
2. Trả lời bằng văn bản về việc không cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức yêu cầu trong trường hợp nội dung thông tin được yêu cầu không đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do.
3. Nếu thông tin được yêu cầu đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai thì trong văn bản trả lời phải có hướng dẫn cách thức tiếp cận thông tin đó.
1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại.
2. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành, địa phương mình và gửi cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ quy định về chế độ thông tin, báo cáo; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định chi tiết về chế độ thông tin, báo cáo; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử, kiểm toán.
2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động của các tổ chức đó.
2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí ở địa phương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
1. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai trên cổng thông tin điện tử chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 3 hằng năm.
2. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ công khai trên Cổng thông tin điện tử chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 3 hằng năm.
3. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 4 hằng năm.
1. Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.
2. Mức độ của vụ việc tham nhũng được xác định như sau:
a) Vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hình sự bằng hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm;
c) Vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm;
d) Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
1. Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng.
2. Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
3. Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, báo cáo chính thức của cơ quan hoặc người có thẩm quyền về vụ việc, vụ án tham nhũng hoặc từ ngày bản án về tham nhũng có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
1. Người thực hiện công vụ, nhiệm vụ vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người vi phạm quy định về nội dung, hình thức, thời hạn thực hiện việc công khai, cung cấp thông tin, thực hiện trách nhiệm giải trình và vi phạm chế độ báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng;
b) Cảnh cáo đối với người không thực hiện công khai, không tổ chức họp báo, không cung cấp thông tin, không thực hiện việc giải trình, không xây dựng, không công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có vi phạm trong việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công khai, minh bạch thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
1. Người cho phép sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; phải hoàn trả phần giá trị đã cho phép sử dụng trái quy định và bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
2. Người sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải liên đới bồi thường phần giá trị đã sử dụng vượt quá quy định và bị xử lý như sau:
a) Trường hợp không biết việc sử dụng đó là trái quy định thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) Trường hợp biết hoặc buộc phải biết việc sử dụng đó là trái quy định thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
3. Người tự ý sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; phải hoàn trả phần giá trị đã sử dụng trái quy định và bồi thường nếu gây thiệt hại.
1. Người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người lần đầu có hành vi nhũng nhiễu trong giải quyết công việc; sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Cảnh cáo đối với người có hành vi nhũng nhiễu, người sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đã bị xử lý bằng hình thức khiển trách; người tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài về công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
c) Cách chức hoặc buộc thôi việc đối với người tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc đối với người thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Cảnh cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lần đầu có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
3. Cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó mà đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
4. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước có hành vi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm.
5. Ngoài việc xử lý kỷ luật theo quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường khi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Người thực hiện công vụ, nhiệm vụ nếu biết hoặc buộc phải biết về tình huống xung đột lợi ích của mình mà không báo cáo thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Người có thẩm quyền nếu biết hoặc buộc phải biết có xung đột lợi ích mà không áp dụng các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng nhưng không xử lý thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng;
c) Cách chức đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đối với người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
3. Đối với người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp nhà nước.
4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên vi phạm thì ngoài việc bị Xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật còn phải bị xem xét, xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng.
5. Đối với người làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước khác thì thực hiện theo điều lệ, quy định của tổ chức đó.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội được thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2019.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật:
a) Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
b) Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng;
c) Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định thời hạn không kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ;
d) Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;
đ) Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
e) Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
g) Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
h) Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;
i) Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nghị định này quy định chi tiết:
1. Các điều, khoản sau đây của Luật Phòng, chống tham nhũng:
a) Khoản 1 Điều 15 về trách nhiệm giải trình;
b) Điều 17 về tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Điều 22 về tặng quà và nhận quà tặng;
d) Điều 23 về kiểm soát xung đột lợi ích;
đ) Khoản 4 Điều 25 về vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương;
e) Khoản 4 Điều 71 về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp phập khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng;
g) Điều 80 về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;
h) Điều 81 về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;
i) Điều 94 về xử lý hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Các biện pháp tổ chức thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
a) Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức;
c) Chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng;
d) Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng.
2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức này thực hiện các quy định tại Chương VII của Nghị định này.
1. Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
3. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
4. Nội dung của quyết định, hành vi.
1. Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
2. Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.
1. Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.
3. Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình.
4. Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.
1. Quy định cụ thể việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Phân công cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu giải trình.
3. Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
1. Người yêu cầu giải trình có các quyền sau đây:
a) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình;
b) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình;
c) Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình;
d) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu giải trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền;
b) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục yêu cầu giải trình quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.
1. Người thực hiện trách nhiệm giải trình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình;
b) Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Từ chối yêu cầu giải trình trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Người thực hiện trách nhiệm giải trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền;
b) Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đứng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình.
2. Yêu cầu giải trình bằng văn bản:
a) Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình.
b) Văn bản yêu cầu giải trình phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình.
3. Yêu cầu giải trình trực tiếp:
a) Người yêu cầu giải trình trình bày rõ ràng nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình.
Trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình;
b) Người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình phải thể hiện trung thực nội dung yêu cầu giải trình bằng văn bản; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình;
c) Người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản yêu cầu giải trình.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình lần lượt quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này. Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp văn bản yêu cầu giải trình không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu giải trình bổ sung thông tin, tài liệu.
3. Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cấu giải trình.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.
1. Trong trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
2. Trong những trường hợp còn lại thì việc giải trình được thực hiện như sau:
a) Thu thập, xác minh thông tin có liên quan;
b) Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên;
c) Ban hành văn bản giải trình;
d) Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.
3. Văn bản giải trình phải có các nội dung sau đây:
a) Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình;
b) Nội dung yêu cầu giải trình;
c) Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có);
d) Căn cứ pháp lý thực hiện việc giải trình;
đ) Nội dung giải trình cụ thể.
Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần; thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình.
Thời gian tạm đình chỉ việc giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này không được tính vào thời hạn thực hiện việc giải trình.
1. Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình.
2. Người thực hiện trách nhiệm giải trình tiếp tục thực hiện việc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.
3. Người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:
a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;
c) Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC VỊ TRÍ CÔNG TÁC PHẢI ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI
(Kèm theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)
A. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH, TÀI SẢN TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Phân bổ ngân sách.
2. Kế toán.
3. Mua sắm công.
B. TRỰC TIẾP TIẾP XÚC VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
I. TỔ CHỨC CÁN BỘ
1. Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
3. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế.
4. Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.
5. Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp.
6. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
7. Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo.
8. Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
II. TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
1. Quản lý các đối tượng nộp thuế.
2. Thu thuế, kiểm soát thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, quản lý và cấp phát ấn chỉ.
3. Kiểm hóa hàng hóa xuất nhập khẩu.
4. Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Cấp giấy phép hoạt động ngân hàng tổ chức tín dụng.
6. Thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng nhà nước; thẩm định và quyết định cấp tín dụng; thực hiện nghiệp vụ kế toán, kho quỹ.
7. Xử lý công nợ, các khoản nợ xấu; hoạt động mua và bán nợ; thẩm định, định giá trong đấu giá.
8. Cấp phát tiền, hàng thuộc Kho bạc nhà nước và dự trữ quốc gia.
9. Thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
10. Cấp phép hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
11. Thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng.
III. CÔNG THƯƠNG
1. Cấp các loại giấy phép liên quan đến xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại.
2. Cấp giấy phép liên quan đến việc bảo đảm tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
3. Kiểm soát thị trường.
IV. XÂY DỰNG
1. Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng.
2. Thẩm định dự án xây dựng.
3. Quản lý quy hoạch xây dựng.
4. Quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng.
5. Thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng.
V. GIAO THÔNG
1. Giám định kỹ thuật, quản lý các công trình giao thông.
2. Đăng kiểm các loại phương tiện giao thông.
3. Sát hạch, cấp phép cho người điều khiển phương tiện giao thông.
4. Thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng.
VI. Y TẾ
1. Cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2. Cấp giấy chứng nhận hành nghề y, dược.
3. Cấp phép, giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
4. Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc tân dược.
5. Cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất diệt côn trùng, khử trùng.
6. Cấp giấy chứng nhận nhập khẩu mỹ phẩm.
7. Kiểm định tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
8. Quản lý, giám sát, cung ứng các loại thuốc; dược liệu, dụng cụ, thiết bị vật tư y tế; các loại sản phẩm màu liên quan đến việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người và lợi ích xã hội.
9. Thẩm định và định giá các loại thuốc tân dược.
VII. VĂN HÓA – THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
2. Thẩm định hồ sơ và cấp bằng di tích cấp quốc gia.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
4. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài.
5. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu.
6. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.
7. Thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận hạng cơ sở di trú du lịch.
8. Thẩm định và cấp phép chương trình, tiết mục, vở diễn của các tổ chức cá nhân Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn tại Việt Nam.
9. Thẩm định, trình phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật.
10. Trình phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
VIII. THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1. Cấp giấy phép hoạt động về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí và xuất bản.
2. Cấp và phân bổ tài nguyên thông tin (kho số, tần số, tài nguyên Internet, quỹ đạo vệ tinh).
3. Quản lý các chương trình quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, trên Internet.
4. Phân bổ, thẩm định, quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
IX. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.
2. Cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
3. Cấp giấy phép xử lý, vận chuyển chất thải nguy hại.
4. Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
5. Cấp giấy phép về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
6. Xử lý hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.
7. Bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất; giao hạn mức đất; quản lý việc áp dụng đền bù, xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng bồi thường, được hỗ trợ; mức bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.
8. Xử lý vi phạm về môi trường.
X. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Cấp giấy cho thuê đất, giao đất; quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm.
2. Kiểm dịch động vật.
3. Kiểm lâm.
4. Kiểm soát thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh động vật, gia súc, gia cầm.
5. Theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh, thú y, thủy sản.
XI. ĐẦU TƯ VÀ NGOẠI GIAO
1. Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
2. Thẩm định dự án.
3. Đấu thầu và quản lý đấu thầu.
4. Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn.
5. Quản lý quy hoạch.
6. Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất.
7. Quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.
8. Quản lý ODA.
9. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ lãnh sự.
XII. TƯ PHÁP
1. Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự ở các cấp.
2. Thẩm tra viên thi hành án dân sự.
3. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký giao dịch bảo đảm.
4. Cải chính tư pháp, chứng nhận tư pháp.
XIII. LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Thẩm định hồ sơ thành lập các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; phân bổ chỉ tiêu, kinh phí dạy nghề.
3. Thẩm định hồ sơ người có công; phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công.
4. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn.
5. Thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
XIV. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Hợp tác, trao đổi khoa học và công nghệ có yếu tố nước ngoài.
2. Thẩm định hồ sơ cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
3. Thẩm định, giám định công nghệ đối với các dự án đầu tư.
4. Thẩm định, tư vấn cấp các văn bằng sở hữu trí tuệ.
5. Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.
XV. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
2. Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài.
3. Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
5. Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
6. Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.
7. Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.
XVI. QUỐC PHÒNG
1. Trợ lý chính sách Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
2. Trưởng ban thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương.
3. Giám đốc trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Trạm trưởng, Phó trạm trưởng thuộc đồn Biên phòng.
5. Trợ lý quân lực, Trợ lý cán bộ cấp Trung đoàn trở lên.
6. Trợ lý quản lý học viên, tuyển sinh, chính sách, bảo hiểm của các nhà trường.
XVII. CÔNG AN
1. Cấp hộ chiếu, quản lý xuất nhập cảnh, nhập cư, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam.
2. Kiểm soát cửa khẩu.
3. Đăng ký và cấp biển số các loại phương tiện giao thông; tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toài giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.
4. Đăng ký, quản lý hộ khẩu.
5. Đăng ký, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
6. Điều tra viên, trinh sát (các lĩnh vực: kinh tế, chống tham nhũng, buôn lậu, hình sự, ma túy, môi trường).
7. Thẩm định, phê duyệt thiết kế phòng cháy, kiểm tra an toàn phòng cháy.
8. Tuyển công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, tuyển sinh, tuyển dụng cán bộ, công chức.
9. Xử lý vi phạm về trật tự an toàn xã hội.
10. Giám thị, quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam.
11. Thủ kho, thủ quỹ, quản lý vốn, quản lý vật tư, tài sản, phương tiện, quản lý dự án, thẩm định dự án, quản lý công trình, kế hoạch đầu tư, mua sắm cấp phát, quản lý vũ khí, khí tài, quản lý trang cấp.
XVIII. THANH TRA VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 59/2019/ND-CP |
Hanoi, 01st of July, 2019 |
ELABORATING ON A NUMBER OF ARTICLES AND MEASURES FOR IMPLEMENTATION OF THE LAW ON ANTI-CORRUPTION
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Anti-Corruption dated November 20, 2018;
At the request of the Inspector-General;
The Government promulgates the Decree elaborating on a number of Articles and the measures for implementation of the Law on Anti-Corruption.
This Decree elaborates:
1. The following Articles, Clauses of the Law on Anti-Corruption:
a) Clause 1 Article 15 on accountability:
b) Article 17 on criteria for assessment of anti-corruption works;
c) Article 22 on giving and receiving gifts;
d) Article 23 on management of conflict of interest;
dd) Clause 4 Article 25 on the positions subject to periodical reassignment and reassignment periods in ministries, ministerial agencies, Government agencies and local governments.
e) Clause 4 Article 71 on the procedures for and duration of suspension or reassignment; payment of wages, benefits, the lawful rights and interests, compensation and restoration of the lawful rights and interests of office holders that are found not involved in corrupt activities;
g) Article 80 on the implementation of anti-corruption measures in enterprises and non-state organizations;
h) Article 81 on the inspection of implementation of the anti-corruption law by enterprises and non-state organizations;
Article 94 on actions against other violations against anti-corruption laws in state organizations.
2. The measures for implementation of the Law on Anti-Corruption include:
a) The duration in which the office holders are prohibited from establishing, holding managerial or executive positions in sole proprietorship, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and cooperatives in the field that was under their management as specified in Point d Clause 2 Article 20 of the Law on Anti-Corruption;
b) Provision of information at the request of authorities, organizations;
c) Information and report on anti-corruption;
d) Disciplining the heads if corruption is found in their agencies, organizations or units.
1. This Decree applies to state agencies, organizations and units including: regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, the people’s armed forces, public service providers, state enterprises and other organizations, units established, provided with facilities, fully or partially funded, directly or indirectly supervised by the Government; office holders working at state agencies, organizations or units and other related agencies, organizations or individuals.
2. Non-state enterprises, organizations and office holders of such enterprises, organizations shall comply with regulations specified in Chapter VII of this Decree.
Section 1. CONTENTS OF THE EXPLANATION, ELIGIBILITY TO ACCEPT EXPLANATION REQUEST, REASONS FOR REJECTING EXPLANATION REQUEST, CONTENTS BEYOND EXPLANATION AND RESPONSIBILITIES OF THE HEADS IN PROVIDING EXPLANATIONS
Article 3. Contents of explanations
1. The legal basis for the decision or the action.
2. The authority to make the decision or take the action.
3. The procedures for making the decision or taking the action.
4. The contents of the decision or the action.
Article 4. Conditions for accepting explanation requests
1. The requesting party must have full legal capacity or have a legal representative in accordance with regulations and law.
2. The decisions or action of the requested party must directly impact the legal rights and privileges of the requesting party.
Article 5. Reasons for rejecting explanation requests
1. Failure to satisfy the conditions specified in Article 4 of this Decree.
2. The contents of the explanation request are specified in Article 6 of this Decree, the contents have already been explained or have been taken over by the competent agencies, organizations, units or individuals except when the requesting party provides sound reasons.
3. The requesting party is unable to control their behaviors due to stimulants or acting in manners that disrupt public order, intimidate or offend pride, self-esteem of the requested party.
4. The authorized person or representative who lacks valid papers specified by law.
Article 6. Contents beyond explanations
1. Secrets of the state, private lives or enterprises as specified by law.
2. The directions, orders for the implementation of the tasks, civil services within the agencies, organizations or units that are not publicized, implemented or the directions and orders given by the superiors to the inferiors.
Article 7. Responsibilities of head of agencies, organizations, units in providing explanations
1. Elaborate the responsibility to provide explanations in the rules and regulations of the agencies, organizations or units.
2. Assign individuals or department to take explanation requests.
3. Organize, direct, expedite and supervise the implementation of providing explanation and the penalties for violations within their competence.
Section 2. RIGHTS AND RESPONSIBLITIES OF REQUESTING PARTY AND EXPLAINING PERSON
Article 8. Rights and responsibilities of requesting party
1. The requesting party has the rights to:
a) request for explanations by themselves or via a representative with full civil capacity;
b) withdraw the whole or partial explanation request;
c) receive the written representation of the explaining agencies, organizations, units or individuals;
d) complain and/or denounce as per law.
2. The requesting party has the obligations to:
a) state their full name, address or present personal papers or authorization paper;
b) follow the procedures specified in Section 3 Chapter II of this Decree and other related regulations and law;
c) make clear, truthful and supported statements regarding the contents of the explanation requests;
d) provide information and documents regarding the contents of the explanation requests.
Article 9. Rights and responsibilities of explaining person
1. The explaining person has the rights to:
a) demand information or documents of the requesting party regarding the explanation requests
b) instruct the requesting party to follow the procedures specified in Section 3 Chapter II of this Decree and other related regulations and law;
c) reject the explanation requests for reasons specified in Article 5 of this Decree.
2. The explaining person has the obligations to:
a) accept the explanation requests within his/her competence;
b) instruct the requesting party to follow the procedures specified in Section 3 Chapter II of this Decree and other related regulations and law;
b) respond to the requests in accordance with the procedures and deadline specified in this Decree and other related regulations and law.
Section 3. Procedures for providing an explanation
Article 10. Explanation requests
1. The explanation request must be made in written form or in person to the requested party.
2. The request in written form:
a) The request must state specifically the contents of the explanation; specify full name, address, phone number or email address of the requesting party.
b) The written request must bear the signature or fingerprints of the requesting party.
3. The request in person:
a) The requesting party must inform the explaining person of the request’s contents.
If multiple persons simultaneously request the same contents, a representative must be appointed to deliver the request. The appointment for the representative must be made in written form bearing the signatures or fingerprints of the requesting persons;
b) The explaining person must describe truthfully the contents of the request on paper; specify full name, address, phone number or email address of the requesting party.
c) The requesting party must sign or append fingerprints to the explanation request.
Article 11. Accepting explanation requests
1. The requested party will accept the request if the requesting conditions are met and reasons for rejection are avoided, both of which are specified respectively in Article 4 and Article 5 of this Decree. If the request is outside his competence, the recipient shall instruct the requesting party to contact the competent authority as per law.
2. If the written request fails to meet the requirements specified in Clause 2 Article 10 of this Decree, the recipient must instruct the requesting party to add more information and/or documents.
3. If the requested contents have already been explained, the requesting party will be provided with copies of the written representation.
4. Within 05 working days from the day on which the request is received, the explaining person must send a written notice to the requesting party about whether or not he/she will provide an explanation and if not, provide reasons.
Article 12. Implementation of providing explanations
1. If a request with simple contents is made in person, an explanation can be provided directly. The direct explanation must be documented and signed or fingerprinted by both parties.
2. For other cases, the explanation shall adopt the following procedure:
a) Collecting and verifying relevant information;
b) Contacting the requesting party directly to clarify the relevant information if necessary. The contents must be documented and signed or fingerprinted by both parties;
c) Issuing a written representation;
d) Sending the written representation to the requesting party.
3. The written representation must guarantee the following information:
a) The requesting party’s full name and address;
b) The content of the explanation;
c) The result after working with the requested party (if any);
d) The legal basis of the explanation;
dd) The detailed contents of explanation.
Article 13. Deadline for providing explanations
The explanation must be provided within 15 days from the day on which the explanation request is issued; provided complicated contents, the deadline can be extended once (01 time) only, for no more than another 15 days and must be notified to the requesting party on paper.
The suspension duration specified in Clause 1 Article 14 of this Decree will not count towards the deadline for an explanation.
Article 14. Suspension and cancellation of explanation provisions
1. During the provision of explanation, the explaining person will call for a suspension if:
The requesting person has deceased and his/her heir is not yet identified; the agency, organization involved in the case is split, merged or dissolved and there are replacement yet;
b) The requesting person is incapable of civil acts and his/her legal representative is not yet identified;
c) The requesting person is ill or because of any other objective reasons that the explaining person is unable to fulfill his/her duty.
2. The explaining person shall proceed to explain when the causes for suspension are corrected.
3. The explaining person will call for a cancellation if:
a) The requesting person has deceased without heir; the agency, organization involved in the case is split, merged or dissolved without any replacements;
b) The requesting person lacks legal capacity and does not have a legal representative;
c) The requesting person withdraws all explanation requests.
ASSESSMENT OF ANTI-CORRUPTION WORKS
Article 15. Principles for assessing anti-corruption works
1. The assessment for anti-corruption works must ensure accuracy, objectivity and compliance with regulations and law.
2. The implementation of assessing the anti-corruption works shall comply with regulations specified in Article 21 of this Decree.
Article 16. Criteria for assessing quantity, nature and seriousness of the violations
The criteria for assessing the quantity, nature and seriousness of the violations determined based on the conclusion of the competent authority consist of:
1. The number of offenders;
2. The positions and titles of the offenders
3. The fields in which corruption occurs;
4. The seriousness of the corruption;
5. The loss of money and/or property caused by the corruption;
6. The number of corruption cases concluded by the competent authority.
Article 17. Criteria for assessing the development and improvement of anti-corruption laws
The criteria for assessing the development and improvement of anti-corruption laws consist of:
1. The command, guidance and implementation of developing and improving anti-corruption laws;
2. The command, guidance and implementation of examining, inspecting, systematizing legislative documents on anti-corruption;
3. The command, guidance and implementation of popularizing, teaching law and of examining, inspecting the compliance with legislative documents, on anti-corruption.
Article 18. Criteria for assessing the implementation of precautions against corruption
1. The criteria for assessing the implementation of precautions against corruption in state agencies, organizations and units consist of:
a) The openness and transparency;
b) The results of management of conflict of interest;
c) The results of issuing and implementing thresholds, standards and policies;
d) The results of implementing the code of conduct;
dd) The results of implementing reassignment;
e) The results of implementing administrative reform, science technology in management and cashless payment;
g) The result of monitoring property and income;
h) The results of complying with the responsibilities of the leaders.
2. The criteria for assessing the implementation of precautions against corruption in non-state enterprises and organizations consist of:
a) The results of establishing and implementing the code of conduct and internal supervising solution;
b) The results of implementing openness and transparency;
c) The management of conflict of interest;
d) The responsibilities of the leaders.
Article 19. Criteria for assessing detection and actions against corruption
1. The criteria for assessing the corruption detection consist of:
a) The results of detecting corruption via supervision, inspection and audit;
b) The results of detecting corruption via reflection, denunciation and reports on the violations;
c) The results of detecting corruption via investigations, prosecution, adjudication.
2. The criteria for assessing the actions against corruption consist of:
a) The results of disciplining, imposing administrative sanctions against violating organizations and individuals;
b) The results of taking actions against the heads in case corruption is found in their organizations;
c) The results of bringing criminal prosecution against offenders;
d) The amount of corrupted money, property proposed to be confiscated.
Article 20. Criteria for assessing confiscation of corrupted property
The criteria for assessing the confiscation of corrupted property consist of:
1. The total amount of corrupted money and property that must be confiscated and the confiscation results;
2. The results of confiscating property via administrative measures;
3. The results of confiscating property via judicial measures.
Article 21. Preparing for the assessment of anti-corruption works
1. The Government Inspectorate must publish the “Manual on assessing anti-corruption works” to ensure the implementation to be unified, objective and able to meet the requirements of nationwide anti-corruption works. The manual contents should cover: the content, array, subjects, methods of assessment and procedures of implementing the assessment.
2. Based on the manual, annually, the Ministers, heads of ministerial agencies and provincial Chairmen of the People’s Committees must devise the Plans for assessing the anti-corruption works of the ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees.
The agency or unit taking charge assesses the anti-corruption works of the ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees based on the compilation of information, documents, files and reports from agencies, organizations, affiliated entities assessing the anti-corruption works.
3. The Ministers, heads of ministerial agencies, provincial Chairmen of the People’s Committees must be responsible to the Prime Minister for the assessment results of their fields, levels while send the results to the Government Inspectorate for compiling purpose.
4. The assessment results will be used to preparing reports on anti-corruption works specified in. Article 16 of the Law on Anti-Corruption.
IMPLEMENTATION OF CODE OF CONDUCT OF OFFICE HOLDERS IN AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS
Section 1. DURATION IN WHICH OFFICE HOLDERS ARE PROHIBITED FROM ESTABLISHING, HOLDING MANAGERIAL OR EXECUTIVE POSITIONS IN SOLE PROPRIETORSHIP, LIMITED LIABILITY COMPANIES, JOINT-STOCK COMPANIES, PARTNERSHIPS AND COOPERATIVES AFTER RESIGNING
Article 22. Fields in which office holders are prohibited from establishing, holding managerial or executive positions in sole proprietorship, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and cooperatives after resigning
1. Group 1 consists of fields under the management of the following ministries, departments and agencies:
a) The Ministry of Industry and Trade;
b) The Ministry of Transport;
c) The Ministry of Planning and Investment;
d) The Ministry of Labor—War Invalids and Social Affairs;
dd) The Ministry of Agriculture and Rural Development;
e) The Ministry of Finance;
g) The Ministry of Natural Resources and Environment;
h) The Ministry of Information and Communications;
The Ministry of Construction;
k) The Ministry of Justice;
l) The State bank of Vietnam;
m) The Government Inspectorate;
n) The Committee for managing State capital at enterprises;
o) The Office of the Government.
2. Group 2 consists of fields under the management of the following ministries, departments and agencies:
a) The Ministry of Education and Training;
b) The Ministry of Science and Technology;
c) The Ministry of Culture, Sports and Tourism;
d) The Ministry of Health;
dd) The Vietnam Social Security;
e) The Committee for Ethnic Affairs.
3. Group 3 consists of fields under the management of the following ministries, departments and agencies:
The Ministry of Public Security;
b) The Ministry of National Defense;
c) The Ministry of Foreign Affairs.
4. Group 4 consists of programmes, projects or proposals directly studied constructed or assessed, approved by former officials or public employees during their time in the positions.
5. The Ministers, heads of ministerial agencies specify the list of fields in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Decree.
Article 23. Duration in which office holders are prohibited from establishing, holding managerial or executive positions in sole proprietorship, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and cooperatives after resigning
1. Article 23. The duration in which office holders are prohibited from establishing, holding managerial or executive positions in sole proprietorship, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and cooperatives after resigning is as follows:
a) From 12 months to 24 months for group 1 specified in Clause 1 Article 22 of this Decree;
b) From 06 months to 12 months for group 2 specified in Clause 2 Article 22 of this Decree;
c) For group 3 specified in Clause 3 Article 22 of this Decree, the Minister of Public Security, Minister of National Defense and Minister of Foreign Affairs will determine the duration in which office holders are prohibited from establishing, holding managerial or executive positions in sole proprietorship, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and cooperatives after resigning;
d) For group 4 specified in Clause 4 Article 22 of this Decree, the prohibition lasts until the programmes, projects or proposals are completed.
2. The Ministers, heads of ministerial agencies will specify the duration of the prohibition against establishing, holding managerial or executive positions in sole proprietorship, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and cooperatives after resigning applied to groups specified in Points a, b and d Clause 1 of this Article.
Section 2. GUIDELINES ON GIVING AND RECEIVING GIFTS
Article 24. Regulations on giving gifts
1. The office holding agencies, organizations, units or individuals can only use public finance or property as gifts for charity, foreign affairs and provision of benefits as per law.
2. The act of giving gifts must serve the right policies, thresholds, standards and subjects as per law; the agencies, units giving gifts must record, account and publicize within the agency or unit as per law.
Article 25. Guidelines on receiving gifts
The office holding agencies, organizations, units or individuals must not by all means receive the gifts from the agencies, organizations, units or individuals involved in their work or under their management. If unable to reject, the agencies, organizations or units must follow Article 27 of this Decree.
Article 26. Reporting, returning gifts
1. The agencies, organizations or units must reject the inappropriate gifts; if unable to reject, the gifts must be handed over to the department in charge of managing gifts of that agencies or units for further handling specified in Article 27 of this Decree.
2. The office holders must reject the inappropriate gifts, if unable to reject, with 05 working days from the day on which they receive the gifts, the office holders must report to the head of their agencies, organizations, units or their direct superior and turn in the gifts for further handling specified in Article 27 of this Decree.
The report must be in written form and contain the following information: Full name, title, agency and address of the giver; type and cost of the gift; time, place and specific situation when receiving the gift; relations with the giver.
1. If the gifts are cash or financial instruments, the heads of agencies, organizations or units must take over, preserve and turn it in the government budget as per law.
2. If the gifts are goods or products, the heads of agencies, organizations or units must take over, preserve and proceed to:
a) Determine the price of the gifts based on the price provided by the giver (if any) or the price of similar products on the market. If the price of the gifts cannot be determined, the competent agencies may be required to evaluate the price;
b) Decide to sell and publicly sell the gifts as per law;
c) After taking into account the cost of disposal, the proceeds minus cost will be transferred to the government budget within 30 days from the day on which the gifts are sold.
3. If the gifts are services such as domestic or overseas sightseeing, travel, medical, education and training, internship, practice and other services, the heads of the agencies, organizations or units must inform the corresponding service providers of not using the gifted services.
4. If the gifts are animals, plants, raw or fresh food and other products difficult to preserve, the heads of the agencies, organizations or units based on the current situation and comply with regulations and law on handling confiscated material evidence in administrative sanctions to handle the gifts within their competence or report to the competent agencies for further consideration and solutions.
5. Within 05 working days from the day on which the gifts are disposed, the agencies, organizations or units in charge of disposing the gifts must submit reports to the superiors of the agencies, organizations, units or individuals who presented the gifts for further consideration and solutions within their competence.
Article 28. Taking actions against violations relating giving and receiving gifts
1. The agencies, organizations or units using public finance or property as gifts against regulations must return the value of the gifts to the State. The individuals using public finance or property as gifts beyond their competence, against regulations must return the value of the gifts and depending on the nature and severity of the violations will be taken actions against in accordance with regulations and law on administrative penalties in managing and using governmental property.
2. Depending on the nature and severity of the violations, the heads of the agencies, organizations or units violating regulations on receiving and disposing gifts, the office holders violating regulations on receiving, reporting and turning in gifts will be taken actions against in accordance with regulations and law on disciplining officials, public employees and administrative penalties in managing and using governmental property.
Section 3. REGULATION OF CONFLICT OF INTEREST
Article 29. Cases of conflict of interest
An office holder is considered to have conflict of interest when there is evidence indicating that he/she falls or will fall into any of the following cases:
1. Receiving money, property or other benefits of the agencies, organizations, units or individuals involved in their work or under their management;
2. Establishing, managing, operating sole proprietorship, limited liability companies, joint-stock companies, partnerships or cooperatives unless specified otherwise;
3. Consulting domestic or foreign enterprises, organizations or individuals about matters regarding secrets of the State, secrets of business within his/her competence to handle or collaborate;
4. Using information gained from his/her title, authority to exploit or to serve other organizations or individuals;
5. Assigning spouses, biological parents, children, siblings to hold managerial ranks in positions such as human resources, accountants, treasurers, warehouse-keepers in the agencies, organizations, units or to trade goods, services, sign contracts for the agencies, organizations, units in which he/she is the head or deputy;
6. Making capital contribution to enterprises within the fields, specialities directly under his/her state management or allowing spouses, parents or children to do business within the fields, specialities directly under his/her state management;
7. Signing contracts with enterprises owned by spouses, biological parents, children, siblings or allowing enterprises owned by spouses, biological parents, children, siblings to sign contracts with his/her agencies, organizations, units when he/she is assigned to trade, sell goods, services or sign contracts for the respective agencies, organizations or units;
8. Having spouses, biological parents, children, siblings directly benefiting from his/her assignment;
9. Interfering or negatively impacting the operation of competent agencies, organizations, units or individuals for personal gain.
Article 30. Noticing, reporting on conflict of interest
1. If the office holder learns or is supposed to learn about any of the conflicts of interest that will occur in the assignment upon receiving or during it, a written report must be submitted to his/her direct supervisor or employer for consideration and handling in compliance with regulations and law.
2. The agencies, organizations, units or individuals discovering the conflicts of interest of the office holder must submit a notice or report to his/her direct supervisor or employer for consideration and handling.
3. The notice, report on the conflict of interest must be submitted within 05 working days from the day on which the assignment is found to cause any of the conflicts of interest to the assign individual. The notice, report on the conflict of interest must be made on paper and must specify the following information:
a) The case of conflict of interest;
b) The time of conduct and discovery of conflict of interest;
c) The level of influence or negative influence on the assignment of the office holder;
d) Suggestions or propositions about solutions to the management of conflict of interest.
Article 31. Processing the notice, report on conflict of interest
1. The heads of agencies, organizations or units supervising, employing the office holder are authorized for the receiving and processing the notice, report on the conflict of interest. Within 05 working days from the day on which the notice, report is received, the heads of the agencies, organizations or units must decide to implement or request his/her supervisor to apply any of the solutions for the management of conflict of interest specified in Article 32, 33 and 34 of this Decree or take actions as per law.
2. Within 05 working days from the day on which the notice, report is processed, the agencies, organizations or units in charge of processing the notice, report must send a written report to the individual with conflict of interest and to the agencies, organizations, units or individuals who notice and report on the conflict of interest.
Article 32. Supervising the assignment implementation of the individual having conflict of interest
1. If there is evidence suggesting the individual having conflict of interest will fail to ensure the correctness, objectivity and honesty of the assignment, during the assignment implementation he/she will be supervised before he/she is cancelled, suspended or temporarily reassigned (if necessary).
2. The direct supervisor or employer of the individual having conflict of interest shall depend of the authority, scale, nature and contents of the assignment to decide whether he/she will supervise by himself/herself or authorize officials under his/her management to exercise the supervision.
3. The contents of the supervision include:
a) The implementation of assignment which includes the progress and the results causes conflict of interest;
b) Any difficulties arise during the implementation of the assignment;
c) Other details relating the assignment implementation of the individual having conflict of interest.
4. The individual authorized for supervision shall have the responsibilities to:
a) require the individual having conflict of interest to notice, report, explain and provide information and documents relating the contents of the supervision;
b) work directly with the individual having conflict of interest if necessary;
c) report directly or on paper to the authorizing individual on the difficulties or violations of the individuals having conflict of interest to promptly come up with remedial measures;
d) report to the authorizing individual when there is evidence suggesting that the supervision is no longer suitable for the conflict of interest or the conflict of interest is no more.
Article 33. Suspending the assignment implementation of individual having conflict of interest; temporarily reassigning the individual having conflict of interest
1. If there is evidence suggesting the individual having conflict of interest will not ensure objectivity and transparency in the operation of the agencies, organizations or units when doing the assignment or holding the position, he/she then must be suspended or reassigned.
2. The suspension or temporary reassignment of the individual having conflict of interest shall follow provisions specified in Section 3 Chapter VI of this Decree and other regulations and law on public officials, public employees and on labor.
Article 34. Cancelling assignment implementation of individual with conflict of interest
1. The decisions of cancelling the assignment implementation will be made if there is clear evidence indicating that the individual having conflict of interest violates the law or negatively impact, hinder or obstruct the operation of the competent authorities.
2. Within 05 days from the day on which the basis specified in Clause 1 of this Article is found, the heads of the agencies, organizations or units decide or require the supervisor of the office holder to cancel the assignment of the office holder.
3. The decisions to cancel the assignment must state specifically full name of the office holder; the duration; the reason; rights and obligations of the office holder; entry into force.
4. The decisions to cancel the assignment must be sent to the cancelled individual and to the agencies, organizations, units or individuals noticing and reporting the conflict of interest.
Article 35. Complying with other regulations and law on management of conflict of interest
If there are other regulations and law on the management of conflict of interest, they must also be complied with apart from regulations in the Law on Anti-Corruption and in this Decree.
POSITIONS SUBJECT TO PERIODICAL REASSIGNMENT AND REASSIGNMENT PERIODS
Article 36. Elaborating on lists of positions subject to periodical reassignment and reassignment periods
1. The Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies elaborates the list and the reassignment periods in agencies, organizations, units affiliated to ministries, ministerial agencies, agencies affiliated to the government and under field, speciality management in local governments.
2. The list of positions subject to periodical reassignment is specified in the Appendix issued together with this Decree.
Article 37. Reassignment methods
1. The reassignment is made within the same speciality, profession from one department to another in the agencies, organizations and units; between fields, regions assigned to be monitored, responsible for, administered or between agencies, organizations or units under the management of the ministries, ministerial agencies, agencies affiliated to the government, local governments.
2. The reassignment is made via assignment dispatching, appointing and allocating documents which apply to office holders as per law.
Article 38. Cases of delayed reassignment
1. Individuals who are waiting for judgement or being disciplined.
2. Individuals who are being examined, verified, inspected, investigated, prosecuted or adjudicated.
3. Individuals who are receiving treatment for fatal diseases approved by competent medical agencies; individuals who are taking courses in the regular form for 12 months or higher, or being seconded.
4. Women who are pregnant or raising children under 36 months old; men who are raising children under 36 months old due to loss of wife or in other objective cases.
Article 39. Reassignment in special cases
1. For agencies, organizations or units whose only position for reassignment requires speciality, profession different from other positions in those agencies, organizations or units, the general reassignment plan will be made directly by the heads of the respective superiors.
2. Individuals who have less than 18 months till retirement age are free from reassignment.
SUSPENDING, TEMPORARILY REASSIGNING OFFICE HOLDERS WHOSE VIOLATIONS INVOLVE CORRUPTION
Section 1. AUTHORITY TO SUSPEND, TEMPORARILY REASSIGN OFFICE HOLDERS
Article 40. Principles for determining authorizations to suspend or temporarily reassign office holders
The heads of agencies, organizations or units in charge of appointing, employing or managing the office holders can decide to or propose that the competent individual suspend, temporarily reassign the office holders under their management when the basis specified in Article 43 of this Decree is provided.
If there are other regulations and law of political organizations, socio-political organizations specifying the authority to suspend or temporarily reassign, such regulations and law will be applied.
Article 41. Authority to suspend, temporarily reassign in regulatory agencies
1. The Chairmen of the People’s Committees of commune-level shall decide to or propose that the competent individuals suspend or temporarily reassign office holders under their management.
2. The Chairmen of the People’s Committees of district-level shall decide to suspend the Chairmen, Vice Chairmen of the People’s Committees of commune-level; decide to suspend or temporarily reassign the heads and/or the deputies of specialized agencies affiliated to the People’s Committees of district-level and office holders directly under their designation and supervision.
3. The heads of specialized agencies affiliated to the provincial People’s Committees shall decide to suspend or temporarily reassign the heads and/or the deputies of agencies, entities affiliated to their agencies and office holders directly under their designation and supervision.
4. The Chairmen of the provincial People’s Committees shall decide to suspend the Chairmen, Vice Chairmen of the People’s Committees of district-level; decide to suspend or temporarily reassign the heads and/or the deputies of specialized agencies affiliated to the provincial People’s Committees and office holders directly under their designation and supervision.
5. The Directors of departments, Directorate and similar ranking individuals appointed to supervise the office holders shall decide to or propose that the competent individuals suspend or temporarily reassign the heads and/or the deputies of agencies, units affiliated to the General Departments or Departments and similar ranking individuals and office holders directly under their designation and supervision .
6. The Ministers, heads of ministerial agencies or of Governmental agencies shall decide to or propose that the competent individuals suspend or temporarily reassign the heads and deputies of agencies, units affiliated to the ministries, of ministerial agencies or of Governmental agencies and office holders directly under their designation and supervision.
7. The Prime Minister shall decide to suspend the Chairmen, Vice Chairmen of the provincial People’s Committees; request the National Assembly to approve the decisions to suspend the Deputy Prime Minister, Ministers, heads of ministerial agencies or of Governmental agencies; if the National Assembly is in recess, request the President to suspend the Deputy Prime Minister, Ministers, heads of ministerial agencies or of Governmental agencies; decide to suspend or temporarily reassign the Deputy Ministers and similar ranking individuals, office holders designated by the Prime Minister himself.
Article 42. Authority to suspend, temporarily reassign in public service providers and state enterprises
1. The heads of agencies in charge of supervising the public service providers, state enterprises shall decide to suspend or reassign managerial ranking individuals under their designation.
2. The heads of public service providers, state enterprises shall decide to suspend or reassign public employees under their direct employment, designation and supervision.
Section 2. BASIS FOR SUSPENDING AND TEMPORARILY REASSIGNING; RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE DECIDERS AND THE OFFICE HOLDERS WHO ARE SUSPENDED OR TEMPORARILY REASSIGNED
Article 43. Basis for the decisions to suspend or temporarily reassign
1. The decisions to suspend or reassign the office holders are made only if there is evidence suggesting that the office holders whose violations involve corruption and the continuation in the positions can possibly hinder the sanctions.
2. The basis suggesting that the office holders commit violations involve corruption can be any of the followings:
a) The written notice of the Inspecting agencies, State Audit Office of Vietnam, investigating authorities, People’s Procuracies, People’s Courts;
b) The processes of verifying, clarifying the contents of the denunciation form reveal signs of corrupted acts of office holders;
c) The internal examinations of agencies, organizations or units reveal signs of corrupted acts of office holders;
d) The implementation of supervising, directing or operating reveals the office holders’ violations in carrying out assignments, managing and using public finance and property.
3. The office holder will be considered to be possible hindrance to the sanctions of competent authorities if he/she:
a) fails to provide or provide partial, false information, documents;
b) impede or evade the requests of competent individuals during the verification, clarification process of the violations deliberately;
c) breaks the seals of documents, destroy information, documents or evidence of their own free will; dispose of property involve in the violations;
d) abuses their or someone else’s title, authorization or influence to cover up the violations and hinder the verification, clarification.
Section 44. Rights and obligations of individuals making the decisions to suspend or temporarily reassign
1. The individual who makes the decisions to suspend or temporarily reassign office holders shall have the rights to:
a) request the Inspecting agencies, State Audit Office of Vietnam, investigating authorities, procuracies to provide information and/or documents to clarify the basis for the decision to suspend or temporarily reassign;
b) demand that the office holders who are suspended or temporarily reassigned cooperate with competent agencies or individuals to verify and clarify the corrupted acts.
2. The individual who makes the decisions to suspend or temporarily reassign office holders shall have the obligations to:
a) send the decisions to the office holders who are suspended or temporarily reassigned, to agencies, organizations or units where they are working and where they are temporarily reassigned to;
b) cancel the decisions to suspend or temporarily reassign the office holders after the competent authorities conclude that they do not involve in the corruption or after the suspension, temporary reassignment period comes to an end while their involvement in corruption remains unverifiable;
c) announce publicly to the officials, public officials and public employees in his/her agencies, organizations or units that the decisions to suspend or temporary reassign office holders are overruled;
d) restore the legal rights and privileges of the office holders after the competent authorities conclude that they do not involve in the corruption or after the suspension, temporary reassignment period comes to an end while their involvement in corruption remains unverifiable.
Article 45. Rights and obligations of office holders who are suspended or temporarily reassigned
1. The office holder who is suspended or temporarily reassigned shall have the rights to:
a) accept the decision to suspend or temporarily reassign;
b) accept the notice of the competent authorities concluding the verification and clarification processes of the corruption;
c) request the deciders to reconsider their decision when there is basis suggesting that the decisions are against the law and that the decisions violate his/her legal rights and benefits;
d) request the deciders to cancel the decisions before the suspension or temporary reassignment period ends if the competent state authorities have no conclusions regarding the corruption or after the competent authorities conclude he/she does not involve in corruption;
dd) request the competent individuals to restore his/her legal rights and privileges.
2. The office holder who is suspended or temporarily reassigned shall have the obligations to:
a) comply stringently with the competent individuals’ decisions to suspend or temporarily reassign;
b) provide related information and documents and collaborate with competent agencies in the verifications and clarification processes of the corruption;
c) comply with rules and regulations of the agencies or organizations where he/she is reassigned to during the reassignment period.
Section 3. PROCEDURES AND PERIOD FOR SUSPENDING AND TEMPORARILY REASSIGNING; CANCEL AND PUBLICIZE DECISIONS TO CANCEL SUSPENSION OR TEMPORARY REASSIGNMENT
Article 46. Making decisions to suspend and temporarily reassign
1. Within 05 working days from the day on which the basis specified in Article 43 of this Decree is provided, the heads of the agencies, organizations or units shall decide or require the supervisors of the office holders to suspend or temporarily reassign the office holder.
2. Based on the nature and seriousness of individual case and the need for appointing and using public officials and public employees in agencies, organizations or units, the heads of respective agencies, organizations or units or the supervisor of the office holders will decide to suspend or temporarily reassign the office holders.
3. The decision must state specifically full name of the office holders; the period of the suspension or temporary reassignment; the reason for suspension, temporary reassignment; the rights and obligations of the office holders who are suspended or temporarily reassigned; entry into force.
4. The decision to suspend or temporarily reassign the office holders must be sent to the persons who are suspended or temporarily reassigned, to agencies, organizations or units where they are working and where they are temporarily reassigned to.
5. If there are other regulations and law on the guidelines for suspending or temporarily reassigning, such regulations and law will be applied.
Article 47. Period of suspension or temporary reassignment
The period of suspension or temporary reassignment are 90 days from the day on which the decision to suspend or temporarily reassign is made.
Article 48. Cancelling decisions to suspend and temporarily reassign
1. If within 05 working days from the day on which competent agencies or organizations conclude that the office holders display no corrupted acts or from the end of the suspension period or temporary reassignment that no conclusion on the corruption is made, the decider must cancel the decision to suspend or temporarily reassign the office holders.
2. The decision to cancel the suspension or temporary reassignment must be sent to office holders who are suspended or temporarily reassigned, to agencies, organizations or units where they are working and where they are temporarily reassigned to.
Article 49. Publicizing decisions to suspension and temporary reassignment
Within 05 working days from the day on which the decision to cancel the suspension or temporary reassignment is made, the decider must publicize by either of the following methods:
1. Publicize at the meeting of the agencies, organizations or units where the individuals who are suspended or temporarily reassigned to work;
2. Listing a notice at the headquarters of the agencies, organizations or units where the individuals who are suspended or temporarily reassigned to work in 15 consecutive days from the day on which the notice is listed.
Article 50. Procedures and deadline for making decisions to suspend or temporarily reassign office holders who are members of political organizations or socio-political organizations
The procedures and deadline for making the decisions to suspend or temporarily reassign the office holders who are members of the political organizations or socio-political organizations shall follow the provisions of the Law on Anti-Corruption, this Decree and terms and regulations of the respective organizations.
Section 4. POLICIES; COMPENSATING AND RESTORING LEGAL RIGHTS AND PRIVILEGES OF INDIVIDUALS WHO ARE SUSPENDED OR TEMPORARILY REASSIGNED
Article 51. Benefits for office holders during their suspension or temporary reassignment periods
The office holders during their suspension or temporary reassignment period still retain their benefits and other legal rights, privileges that they had before the suspension or temporary reassignment.
Article 52. Restoring legal rights and privileges of office holders after competent agencies or organizations conclude that they are not involved in corruption or have no conclusion regarding the corruption
The suspended or temporarily reassigned individuals can return to their original positions after the competent agencies or organizations conclude that they are not involved in corruption or after they have been apologized to, publicly corrected and compensated for the unlawful manner in making the decision to suspend or temporarily reassign as per law when the suspension or temporary reassignment period ends.
IMPLEMENTATION OF ANTI-CORRUPTION MEASURES IN ENTERPRISES AND NON-STATE ORGANIZATIONS
Section 1. IMPLEMENTATION OF ANTI-CORRUPTION MEASURES IN ENTERPRISES AND NON-STATE SOCIAL ORGANIZATIONS
Article 53. Assurance of openness and transparency in organization and operation of enterprises and non-state organizations
1. Pursuant to provisions of the Law on Anti-Corruption, this Decree and other related regulations and law, public companies, credit institutions and social organizations that mobilize people’s contribution for charity purposes (hereinafter referred to as “fundraising charities”) which are established by or have their charters approved by the Prime Minister, the Minister of home Affairs or the Chairmen of the provincial People’s Committees must issue regulations on methods of assurance of openness and transparency and responsibility for assurance of openness and transparency in their enterprises and organizations.
2. The contents that require openness and transparency are:
a) The implementation of policies, regulations and law on the legal rights and benefits of workers, members or partners; salaries and benefits; working hour, break time and other social welfare; code of conduct, enterprises and organizations charters; the organizations and assignment of personnel and other contents requiring openness and transparency in accordance with related regulations and law.
b) Apart from provisions specified in Point a Clause 2 of this Article, fundraising charities mentioned in Clause 1 Article 53 of this Decree must also ensure openness and transparency in contents such as: regulations on mobilizing, managing and using the contributions for charity purposes; the rights and obligations of the contributors and the beneficiaries; the purposes of mobilized charitable contributions; the subjects, methods and amount of contribution; the results of mobilization, which include: the list of contributors, sponsors, the methods and amount of contributions and sponsorship; the results of managing, using the contributions for charity purposes.
Article 54. Management of conflict of interest in enterprises, non-state organizations
Pursuant to provisions of the Law on Anti-Corruption, this Decree and other related regulations and law, public companies, credit institutions and fundraising charities mentioned in Clause 1 Article 53 of this Decree must manage the conflict of interest as follows:
1. Specify the cases of conflict of interest, notice and report on cases of conflict of interest and publicize, popularize, instruct the workers and members of the enterprises or organizations;
2. Regulate and establish the methods of receiving and processing information, reporting on conflict of interest in the enterprises or organizations which include supervision and application of other necessary measures within their competence to manage conflict of interest;
3. Come up with measures to promptly protect the legal rights and privileges of the workers who notice and report on the conflict of interest in the enterprises or organizations when they are harmed or possibly harmed;
4. Report to the competent authorities as per law if the conflict of interest leads to other violations that must be promptly intervened and dealt with.
Article 55. Responsibility and sanctions against heads and deputies of enterprises and non-state organizations for corruption in their organizations
Pursuant to provisions of the Law on Anti-Corruption, this Decree and other related regulations and law, public companies, credit institutions and fundraising charities mentioned in Clause 1 Article 53 of this Decree shall provide for the responsibility of their heads as follows:
1. Specify the responsibility of the heads and deputies in case corruption is found in their organizations;
2. Specify the methods of sanctions, situations in which the heads and deputies will be considered for exemption, reduction or even increased the sanctions against the responsibility of the heads and deputies in case corruption is found in their organizations;
3. Specify the procedures for sanctioning the heads and deputies in case corruption is found in their organizations.
Section 2. INSPECTION ON IMPLEMENTATION OF THE ANTI-CORRUPTION LAW BY ENTERPRISES AND NON-STATE ORGANIZATIONS
Article 56. Inspected entities
The inspected entities are:
1. Public companies;
2. Credit institutions;
3. Fundraising charities that are established by or have their charters approved by the Prime Minister, Minister of Home Affairs or Chairmen of the provincial People’s Committees.
Article 57. Inspection contents
1. The assurance of openness and transparency specified in Article 53 of this Decree.
2. The management of conflict of interest specified in Article 54 of this Decree.
3. The sanctions against the heads and deputies for allowing corruption to occur specified in Article 55 of this Decree.
4. Other contents relating the implementation of relevant law on anti-corruption in enterprises and non-state organizations.
Article 58. Basis for inspection decision
The decision on inspection must rely on one of the following basis:
1. Signs of failure to comply with regulations and law on corruption precautions, which include: failure to issue regulations; failure to implement or fully implement the precautions as regulated; implementation without inspecting or supervising the implementation as regulated;
2. The inspection is necessary for handling complains and reports on violations in the implementation of corruption precautions.
Article 59. Inspection competence
1. The Inspectorates of the Ministry responsible for the field or main business lines of a public company or credit institution have the authority to inspect its compliance with anti-corruption laws except for special cases specified in Point a Clause 3 and Clause 4 of this Article.
2. Inspectorate of the Ministry of Home Affairs shall inspect the compliance with anti-corruption laws fundraising charities that are established by or whose charters are approved by the Minister of Home Affairs except for special cases specified in Clause 4 of this Article.
3. The provincial inspectors shall inspect the compliance of anti-corruption laws of the following enterprises and organizations:
a) The public companies and credit institutions whose HQ situate within the province that are not inspected by the Ministry Inspectorates supervising the main business fields or business lines of the respective public companies and credit institutions when the basis specified in Article 58 of this decree is provided. The inspection decision must be sent to the competent Government Inspectorate and Ministry Inspectorates.
Before making the decisions to inspect, the provincial Chief Inspectors must contact the competent Ministry Chief Inspectorates. Report to the Inspector-General for consideration and decision if fail to reach a consensus.
b) Fundraising charities which are established or having the charters approved by the Chairmen of the provincial People’s Committees.
4. The Government Inspectorate shall inspect the compliance with anti-corruption laws of the fundraising charities which are established or having the approved by the Prime Minister; of the enterprises and organizations the inspection of which are authorized by the Prime Minister or not inspected by the inspecting authorities specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article in the cases specified in Article 58 of this Decree.
Article 60. Tasks and entitlements of inspection deciders, chief inspectors and inspectorate members; inspection procedures
1. During the inspection, the deciders, chief inspectors and members of the inspectorate shall have their tasks and powers specified in the law on inspection.
2. The procedures and deadline for the inspection on the compliance with anti-corruption laws shall comply with regulations and law on inspection.
Article 61. Inspection conclusion
1. The conclusion must guarantee the following contents:
a) Conclude the inspected contents;
b) Conclude the responsibilities of the heads of inspected enterprises, organizations for organizing and directing the compliance with anti-corruption laws on many levels; the lack of responsibilities for supervising; poor managerial capability;
c) Request the inspected enterprises and organizations to carry out measures to rectify the shortcomings and drawbacks in the compliance with anti-corruption laws;
d) Take actions against or propose that the competent individuals take actions against enterprises, organizations for violating anti-corruption laws as per law.
2. The inspection conclusion must be publicized in accordance with regulations and law on inspection. If it is concluded that the enterprises or organizations violate anti-corruption laws, then:
a) send the lists of violating enterprises to the ministries, the agencies supervising the main business fields or business lines of the enterprises for compiling, monitoring, managing and publicizing on the websites;
b) send the lists of violating organizations to the Ministry of Home Affairs or the corresponding Departments of Home Affairs for compiling, monitoring, managing and publicizing on the websites.
3. If the violations of anti-corruption laws show signs of criminals, the deciders must transfer the case file to the inspecting agencies while issue a written notice to the People’s Procuracies of the corresponding level as per law.
Article 62. Rights and obligations of inspected enterprises or organizations
The rights and obligations of inspected enterprises or organizations are specified in regulations and law on inspection.
Article 63. Handling overlaps in inspection on the compliance with the Law on Anti-Corruption of enterprises and organizations
1. If there are any overlaps relating the scope, subjects, contents or time of inspection between Inspectorates of different ministries, or between the inspectorate of a Ministry and the provincial inspectorate, the inspecting agencies must collaborate, discuss and reach the consensus on the solutions. To be specific:
a) If there are overlaps relating the inspected array, subjects, contents or time between the Inspectorates of different ministries, the Ministry Inspectorates in charge of state managing the main business fields or business lines of the inspected entities will conduct the inspection;
b) If there are overlaps relating the inspected array, subjects, contents or time between the Ministry Inspectorates or the provincial inspectors, the Ministry Inspectorates will conduct the inspections.
2. If inspecting agencies fail to reach a consensus on the solutions for the overlaps or the enterprises, organizations reflect, make proposals regarding the overlaps in the inspection, the Inspector-General shall consider and decide.
Within 10 days from the day on which the reflection, proposal papers are received, the Inspector-General shall issue a written notice on handling the overlaps relating the inspected array, subjects, contents and time.
PROVISION OF INFORMATION AT THE REQUEST OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS
Article 64. Rights and obligations of the information requesting agencies and organizations
1. The agencies and organizations which request information shall have the rights to:
a) request information relating the operation of the agencies, organizations or units as specified in Clause 1 Article 14 of the Law on Anti-Corruption;
b) receive the requested information or written notice about refusing to provide or delayed provision of information;
c) complain about the failure to provide information or fulfill the obligations to provide information as per law.
2. The agencies and organizations which request information shall have the obligations to:
a) request information via written notice specifying full name, address and reasons of the requests;
b) exercise the rights to request information specified in the Law on Anti-Corruption and in this Decree;
c) not exploit the rights to request information to disrupt or commit any violations that harm the agencies, organizations or individuals;
d) comply with the legitimate decision to handle complaints relating the implementation of requesting for information.
Article 65. Rights and obligations of the requested organizations and agencies
1. The agencies and organizations which are requested for information shall have the rights to:
a) be aware of the reasons for information request;
b) refuse to provide information that is secrets of the State and other information as per law, information that has been publicized on mass media, due for publication or openly posted, information relating the operation of requested agencies, organizations;
c) request the recipient to use the provided information legally and ensure the accuracy when publishing the information.
2. The agencies and organizations which are requested for information shall have the obligations to:
c) provide information on paper for the agencies, organization and guarantee the correct procedures and deadline specified in the Law on Anti-Corruption and in this Decree;
b) respond on paper to the requesting agencies, organizations and state the reasons for not providing or delayed provision of information;
c) provide guidelines on accessing the requested information if that information has been publicized on mass media, due for publication or openly posted;
d) comply with the legitimate decision to handle complaints relating the implementation of requesting for information.
Article 66. Responsibilities of heads of agencies, organizations and units in provision of information at the request of agencies, organizations
The heads of agencies, organizations and units must arrange, direct the provision of information; be responsible for the violation in the obligations to provide information of their agencies, organizations and units as specified in the Law on Anti-Corruption, in this Decree and other regulations and law.
Article 67. Methods of requesting for information of organizations and agencies
1. The request for information is made on paper or digitized notice.
2. The written or digitized request must be sent directly to, via postal mail to or via online communication with the requested agencies, organizations, units or individuals.
Article 68. Response to the information request
Within 10 days from the day the request is received, the requested agencies, organizations or units must perform one of the followings:
1. Provide the information when the contents guarantee these conditions:
a) within the range of information allowed to be publicized by the Law on Anti-Corruption and by this Decree;
b) within the operation range of the requested agencies, organizations or units;
c) not yet published on mass media, due for publication or openly posted.
2. Respond on paper to the requesting agencies, organizations with not providing the information if the contents of the information fail to meet the requirements specified in Clause 1 of this Article and state the reasons.
3. If the information has been publicized on mass media, due for publication or openly posted, the mentioned response must provide guidelines on accessing that information.
Article 69. Protecting rights and obligations to request information of organizations and agencies
1. If the requesting agencies, organizations have evidence suggesting that the provided information is incomplete, they shall have the rights to complain.
2. Complaining and handling complaints about the rights to request information shall comply with the law on complaints.
INFORMATION AND REPORT ON ANTI-CORRUPTION
Article 70. Reports of ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People’s Committees
1. The ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People’s Committees are responsible for reporting the implementation of anti-corruption at their respective ministries and provinces to the Government and sending the reports to the Government Inspectorate to develop the annual report on anti-corruption.
2. The Government Inspectorate is responsible for assisting the Government with informing and reporting; instructing, examining, encouraging the ministries and provinces to inform, report and compile annual nationwide report on anti-corruption.
Article 71. Responsibilities of Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Chairmen of the provincial People’s Committees
1. The Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Chairmen of the provincial People’s Committees are responsible for elaborating on informing and reporting; directing, expediting, examining the implementation of informing, reporting anti-corruption works within the respective ministries and provinces.
2. The Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairmen of the provincial People’s Committees must be responsible for the accuracy and objectivity of the reports on anti-corruption works.
Article 72. Information exchange between Government Inspectorate and Ministry of Public Security, People’s Supreme Procuracy, Supreme People’s Court, State Audit Office of Vietnam
1. The Government Inspectorate collaborates with the Ministry of Public Security, People’s Supreme Procuracy, Supreme People’s Court and State Audit Office of Vietnam in exchanging, providing information, documents and experience of anti-corruption works while inspecting, investigating, supervising or auditing.
2. The exchange and provision of information and documents relating anti-corruption works specified in Clause 1 of this Article must be swift, precise and timely.
Article 73. Information exchange between Government Inspectorate and other organizations relating anti-corruption works
1. The Government Inspectorate collaborates with the Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front and its members, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, enterprise associations, industry associations and press agencies in regular exchange and provision of information and documents relating anti-corruption through operations of the respective organizations.
2. The exchange and provision of information and documents relating anti-corruption specified in Clause 1 of this Article must be swift, precise and timely.
Article 74. Local information exchange relating anti-corruption works
The provincial People’s Committees are responsible for taking charge and cooperating with the People’s Procuracy, People’s Courts at the same level, Committees of the provincial Vietnamese Fatherland Front, the local enterprises associations, industry associations and press agencies in the exchange and provision of information and documents relating local anti-corruption works.
Article 75. Publicizing annual reports on anti-corruption works
1. The annual reports on anti-corruption works of the provincial People’s Committees are publicized by the Chairmen of the provincial People’s Committees on their websites. The deadline for publicizing the reports is the last working day of March each year.
2. The annual reports on anti-corruption works of ministries, ministerial agencies and Governmental agencies are publicized by the Ministers, heads of ministerial agencies and heads of Governmental agencies on their respective websites. The deadline for publicizing the reports is the last working day of March each year.
3. The annual report on anti-corruption works of the Government is publicized by the Prime Minister on the Government’s website. The deadline for publicizing the report is the last working day of April each year.
DISCIPLINING HEADS AND DEPUTIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS FOR ALLOWING CORRUPTION TO OCCUR AND SANCTIONS AGAINST OTHER VIOLATIONS RELATING ANTI-CORRUPTION LAWS
Section 1. DISCIPLINING HEADS AND DEPUTIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS WHEN CORRUPTION IS FOUND IN THEIR ORGANIZATIONS
Article 76. Basis for determining responsibilities
1. The responsibilities of the heads and deputies of agencies, organizations and units depend on the seriousness of the corruption.
2. The seriousness of the corruption shall be determined as follows:
a) Cases of first-degree corruption are those that are not serious enough for offenders to be criminally prosecuted or only to face financial punishment, non-custodial reform or imprisonment for no longer than 03 years.
b) Cases of second-degree corruption are those in which the offenders are sentenced with imprisonment from exceeding 03 years to no longer than 07 years;
c) Cases of third-degree corruption are those in which the offenders are sentenced with imprisonment from exceeding 07 years to no longer than 15 years;
d) Cases of fourth-degree corruption are those in which the offenders are sentenced with imprisonment from exceeding 05 years to no longer than 20 years, life imprisonment or death sentence.
Article 77. Discipline methods
If corruption is found in the organizations of the heads and deputies, depending on the nature and seriousness of the violations, they shall be disciplined as follows:
1. For the heads and deputies of agencies, organizations, units who are officials, public employees and managers of state enterprises, they will be disciplined with one of the followings:
a) Reprimands;
b) Warnings;
c) Dismissal.
2. The heads and deputies of the agencies, organizations and units affiliated to the socio-political-professional organizations, socio-professional organizations and social organizations will be disciplined according to current regulations and law and charter of the respective organizations.
3. The heads and deputies of the agencies, units who are officers, non-commissioned officers and professional servicemen in the people’s army and police forces will be disciplined according to the current regulations and law apply to officers, non-commissioned officers and professional servicemen in the people’s army and police forces
Article 78. Imposing discipline
1. The reprimands will be applied if first-degree corruption is found in the heads and deputies of the agencies, organizations, units.
2. The warnings will be applied if the heads and deputies of the agencies, organizations, units if second-degree corruption or multiple first-degree violations to occur within the agencies, organizations and units under their management.
3. The dismissal will be applied if the heads and deputies of the agencies, organizations and units allowing third and fourth-degree corruption or multiple second-degree violation to occur within the agencies, organizations and units under their management.
Article 79. Responsibilities to discipline
Within 30 working days from the day on which official conclusions, reports of the competent agencies or individuals on the case are produced or in which the sentence comes into force, the heads of direct superior agencies, organizations or units are responsible for disciplining or requesting the competent authorities to discipline the heads and deputies of agencies, organizations or units who are directly or jointly responsible for corruption in their organizations.
Article 80. Power and procedures to discipline the heads and deputies
The power and procedures to discipline the heads and deputies of agencies, organizations and units shall comply with regulations and law on disciplining officials and public employees.
Section 2. IMPOSING DISCIPLINE, ADMINISTRATIVE SANCTIONS FOR OTHER VIOLATIONS RELATING ANTI-CORRUPTION LAWS
Article 81. Sanctions against violations relating assurance of openness and transparency
1. If the individual violates regulations on openness and transparency while on an assignment, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the individual who violates regulations on the contents, methods, deadline of the implementation of publicizing, providing information, explaining and violates the reporting regime on anti-corruption laws;
b) Warnings shall be imposed on the individual who fails to implement openness, organize press conferences, provide information, explain, develop or publicize report on anti-corruption works.
2. The head of agency, organization or unit whose violation relates the directing, command, examining, expediting the assurance of openness and transparency will be disciplined in the form of warnings.
Article 82. Sanctions against violations relating policies, threshold and standards
1. The individual who allows usage in violation of threshold, standards or policies will be disciplined in the form of warnings if his/her violation is not serious enough for him/her to face criminal prosecution; will have to return the amount allowed to be used illegally and pay the damages (if any).
2. The individual whose usage is in violation of threshold, standards or policies and is not serious enough for him/her to face criminal prosecution will have to jointly pay for the excess usage and be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the individual who is not aware that the usage is illegal;
b) Warnings shall be imposed on the individual who is aware or supposed to be aware that the usage is illegal.
3. The individual whose deliberate usage is in violation of threshold, standards or policies and is not serious enough for him/her to face criminal prosecution will be disciplined in the form of warnings; will have to return the illegal usage and pay the damages (if any).
Article 83. Sanctions against violations relating code of conduct of office holders in agencies, organizations and units
1. The office holder whose violation includes any of the provisions specified in Clause 2 Article 20 of the Law on Anti-Corruption and is not serious enough for him/her to face criminal prosecution will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender of corruption in his/her affairs; of illegally using information of his/her agency, organization or unit;
b) Warnings shall be imposed on the individual who displays corrupted act, illegally uses information of his/her agency, organization or unit and has been disciplined in the form of reprimands; the individual who consults other domestic or foreign enterprises, organizations, individuals about the affairs directly or indirectly under his/her jurisdiction.
c) Dismissal shall be imposed on the individual who consults other domestic or foreign enterprises, organizations, individuals about the affairs relating the secrets of the State, secret affairs;
d) Dismissal shall be imposed on the individual who establishes, manages and operates sole proprietorship, limited liability companies, joint - stock companies, partnerships or cooperatives unless specified otherwise;
2. Warnings shall be imposed on the head and deputy of agency, organization or unit who, for the first time, assigns his/her spouses, biological parents, children, siblings to hold managerial ranks in positions such as human resources, accountants, treasurers, warehouse-keepers in the agencies, organizations, units or to trade goods, services, sign contracts with his/her agency, organization or unit.
3. Dismissal shall be imposed on the head and deputy of agency, organization or unit who assigns his/her spouses, biological parents, children, siblings to hold managerial ranks in positions such as human resources, accountants, treasurers, warehouse-keepers in the agencies, organizations, units or to trade goods, services, sign contracts with such agency, organization or unit and has been disciplined in the form of warnings; the head and deputy of regulatory agencies who makes capital contribution to enterprises within the fields, specialities directly under his/her state management or allows his/her spouses, parents or children to do business within the fields, specialities directly under his/her state management.
4. The members of the Board of Directors, members of the Board of Members, Chairman, General Director, Deputy General Director, Director, Deputy Director, Chief Accountant and other office holders of state enterprise whose violations include signing contracts with enterprises owned by their spouses, biological parents, children, siblings; allowing enterprises owned by their spouses, biological parents, children, siblings to sign contracts with their enterprise; assigning their spouses, biological parents, children, siblings to hold managerial ranks in positions such as human resources, accountants, treasurers, warehouse-keepers in the enterprise or to trade goods, services, sign contracts with the enterprise and are not serious enough for them to face criminal prosecution will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands.
5. Apart from disciplining as specified from Clause 1 to Clause 4 of this Article, relating agencies, organizations, units and individuals must take various measures to rectify and to pay the damages as per law.
Article 84. Sanctions against violations relating conflict of interest
1. If the individual currently on the assignment is aware of or supposed to be aware of his/her conflict of interest without reporting it, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands; on the first offender of second-degree corruption.
2. If the competent individual is aware of or supposed to be aware of the conflict of interest without taking necessary measures to manage the conflict of interest according to the Law on Anti-Corruption, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands; on the first offender of second-degree corruption.
Article 85. Sanctions against violations relating reporting, processing report on corrupted acts
1. If public official, employee or worker discovers corrupted acts in his/her agency, organization or unit without reporting to the head of respective agency, organization or unit, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands; on the first offender in case second-degree corruption is found in his/her organization.
2. If the head of agency, organization or unit fails to handle the case after receiving the report on the corruption, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands; on first offender in case second-degree corruption is found in his/her organization.
c) Dismissal shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of warnings; on first offender in case third or fourth-degree corruption is found in his/her organization.
Article 86. Power and procedures to impose discipline for violations relating anti-corruption laws
1. The public officials and employees shall comply with regulations and law on disciplining public officials and employees.
2. The individuals working in agencies, organizations and units affiliated to the People's Army, People’s Public Security shall comply with regulations and law on disciplining in the People’s Army, People’s Public Security.
3. The individuals working in state enterprises shall obey rules for disciplining in state enterprises.
4. If the public officials and employees who are members of the Communist Party commit violations, apart from being disciplined as per law soft, they must also be judged and disciplined according to the charter of the Communist Party.
5. The individuals working in other non-state socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, or organizations, enterprises shall comply with rules and regulations of the respective organizations.
Article 87. Imposing administrative sanctions for other violations relating anti-corruption in state enterprises, organizations and units
The imposing administrative sanctions for other violations relating anti-corruption in state enterprises and other organizations, units established, provided with facilities, fully or partially funded, directly or indirectly supervised by the Government so as to serve the common and necessary need of the Government and society to develop shall comply with regulations and law on administrative sanctions for managing, using state property and other relevant laws.
1. This Decree comes into force from August 15, 2019.
2. The following legislative documents will expire from the day this Decree comes into force:
a) Decree No. 107/2006/ND-CP dated September 22, 2006 of the Government of disciplining the head of agencies, organizations or units in case corruption is found in their agencies, organizations or units;
b) Decree No. 47/2007/ND-CP dated March 27, 2007 of the Government on elaborating on a number of articles in the Law on Anti-Corruption relating society’s role and responsibility in anti-corruption;
c) Decree No. 102/2007/ND-CP dated June 14, 2007 of the Government on the periods during which cadres, civil servants and employees may not do business in the domain under their previous management;
d) Decree No. 158/2007/ND-CP dated October 27, 2007 of the Government on the list of positions subject to and periods of reassignment for cadres, public employees and servants;
dd) Decree No. 59/2013/ND-CP dated June 17, 2003 of the Government on elaborating on a number of articles of the Law on Anti-Corruption;
e) Decree No. 90/2013/ND-CP dated August 08, 2013 of the Government specifying the accountability of regulatory agencies in the implementation of assigned tasks and powers;
g) Decree No. 211/2013/ND-CP dated December 19, 2013 of the Government on amendments to a number of articles of Decree No. 107/2006/ND-CP dated September 22, 2006 of the Government on disciplining the heads of agencies, organizations or units in case corruption is found in their organizations;
h) Decree No. 150/2013/ND-CP dated November 01, 2013 of the Government on amendments to a number of articles of Decree No. 158/2007/ND-CP dated October 27, 2007 of the Government on the list of positions subject to and periods of reassignment for cadres, public employees and servants ;
Decision No. 64/2007/QD-TTg dated May 10, 2007 of the Prime Minister promulgating the regulation on giving, receipt and hand-over of gifts by state budget-funded agencies, organizations and units and cadres, public employees and servants.
Article 89. Responsibility for implementation
Related ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairman of the Provincial People’s Committee, agencies, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |
The list of positions subject to periodical reassignment
(Issued together with Decree No. 59/2019/ND-CP dated July 01, 2019 of the Government)
a. Managing budget, property of agencies, units
1. Persons whose task is allocating the budget.
2. Accountants.
3. Persons whose task is public procuring.
B. Responding and handling affairs directly
I. Assessing officials
1. Persons whose tasks are assessing personnel to request the competent authorities to appoint, allocate, reassign, train and improve public officials and employees.
2. Persons whose tasks are employing public officials and employees; setting examinations to increase titles of public officials and employees; setting examinations to increase rank of public employees.
3. Persons whose tasks are assessing files relating the organizational structures and payroll to request approval from the competent authorities.
4. Persons whose tasks are assessing projects on the establishment, rearrangement of various agencies, organizations, units and state enterprises, NGOs, industry associations.
5. Persons whose tasks are assessing the application to establish, merge, divide or modify administrative subdivisions.
6. Persons whose tasks are assessing files relating various methods of competing, awarding and disciplining to request approval from the competent authorities.
7. Persons whose tasks are allocating education quota and budget.
8. Persons whose tasks are managing, implementing salary policies for public officials, employees and workers.
II. Finance, banking
1. Persons whose task is managing entities subject to paying tax.
2. Persons whose tasks are collecting, controlling, refunding, making statements on tax, managing and dispensing prints.
3. Persons whose tasks are inspecting export and import goods.
4. Persons whose tasks are assessing, examining and making statements on expenses in accordance with the Law on state budget.
5. Persons whose task is licensing the operation of bank credit institutions.
6. Persons whose tasks are implementing the extension of credit at state credit institutions; assessing and extending credit; implementing the accounting and checking safety management of vaults operations.
7. Persons whose tasks are collecting public debt, bad debt; buying and selling debt; assessing and evaluating price in auctions.
8. Persons whose tasks are dispensing money, goods belong to the State Treasury and state reserves.
9. Persons whose tasks are paying social insurance and health insurance.
10. Persons whose tasks are licensing the operation of foreign exchange, trading gold, silver, jewels.
11. Persons whose tasks are inspecting, supervising banking operations.
III. Industry and trade
1. Persons whose tasks are licensing various operations relating exporting importing, commerce services.
2. Persons whose tasks are licensing operations relating guaranteeing safety standards in business operations.
3. Persons whose tasks are controlling the markets.
IV. Construction
1. Persons whose task is licensing the operations relating construction.
2. Persons whose task is assessing the construction projects.
3. Persons whose task is managing the planning for construction.
4. Persons whose tasks are managing, supervising the quality of constructions.
5. Persons whose tasks are assessing, making plans, controlling, supervising, allocating, compensating, clearing land.
V. Traffic
1. Persons whose tasks are assessing the technical features, managing traffic works.
2. Persons whose task is registering the means of transportation.
3. Persons whose tasks are testing, licensing the persons controlling vehicles.
4. Persons whose tasks are assessing, making plans, controlling, supervising, allocating, compensating, clearing land.
VI. Medical
1. Persons whose task is providing the food safety and hygiene permit.
2. Persons whose tasks are licensing the medical, medicine operations.
3. Persons whose tasks are licensing, certifying the facilities qualified for manufacturing cattle, poultry feeds
4. Persons whose task is licensing the import of modern medicines.
5. Persons whose tasks are licensing the import of insecticides, sterilizing chemicals.
6. Persons whose task is licensing the import of cosmetics.
7. Persons whose tasks are inspecting the standards and quality of products.
8. Persons whose tasks are managing, supervising, providing various medication; herbal ingredients, medical equipments, supplies; colored products relating healthcare and social benefits.
9. Persons whose tasks are assessing and evaluating various kinds of modern medicines.
VII. Culture - Sports and Tourism
1. Persons whose tasks are assessing the application and licensing the provision of international travel services.
2. Persons whose tasks are assessing the application and providing the national heritage certificate.
3. Persons whose tasks are assessing the application and licensing the permit for the exploration, excavation relating archaeology.
4. Persons whose tasks are assessing the application and providing the permit for bringing the antiques that do not belong to the state, political organizations, socio-political organizations overseas.
5. Persons whose tasks are assessing the application and licensing art shows, fashion shows, beauty and model contests.
6. Persons whose tasks are assessing the application and licensing the import of cultural products for non-commercial purposes.
7. Persons whose tasks are assessing the application, requesting the competent authorities to recognize the rating of tourist accommodation establishments.
8. Persons whose tasks are assessing and licensing the shows, performances, acts of Vietnamese organizations and individuals perform overseas and of foreign organizations and individuals perform in Vietnam.
9. Persons whose tasks are assessing, requesting to approve projects relating preserving and restoring national historical heritage and special national site as per law.
10. Persons whose tasks are requesting approval or entering an agreement on constructions in protected areas II of national heritage and special national site.
VIII. Information and Communications
1. Persons whose tasks are licensing the operation of post. telecommunication, information technology, press and publishing.
2. Persons whose tasks are providing and allocating information resources (digital databases, frequency, Internet resources, satellite orbit).
3. Persons whose task is managing advertisements on radio devices, televisions and Internet.
4. Persons whose tasks are allocating, assessing and managing various projects relating information technology and communication.
IX. Natural Resources and Environment
1. Persons whose tasks are licensing the land use rights, land-attached asset ownership and use rights.
2. Persons whose tasks are licensing the scouting, exploration, extraction and processing minerals.
3. Persons whose tasks are licensing the processing and transportation of toxic waste.
4. Persons whose tasks are providing the certificate of conformity with environment standards.
5. Persons whose tasks are licensing the exploration, extraction and use of water resources and releasing wastewater into the water sources.
6. Persons whose tasks are processing the application for land allocation, lease, expropriation, repurposing, use rights registration, land-attached asset ownership and use rights.
7. Persons whose tasks are selling, leasing the land-attached assets; allocating quota; managing the application of compensation, determining land users belong to compensated, aided subjects; level of compensation, aid during land clearance.
8. Persons whose task is sanctioning violations relating environment.
X. Agriculture and Rural Development
1. Persons whose tasks are providing land lease, allocated land permit; managing species on the precious and rare lists.
2. Persons whose task is quarantining animals.
3. Persons whose task is managing forest.
4. Persons whose tasks are managing the veterinary drugs, agrochemical, animal, cattle, poultry diseases.
5. Persons whose tasks are monitoring, managing the protection of aquatic resources, controlling quality of safety and hygiene, veterinary, fishery.
XI. Investing and foreign affairs
1. Persons whose tasks are assessing, certifying the investment into Vietnam and out of Vietnam.
2. Persons whose task is assessing the projects.
3. Persons whose tasks are bidding and managing the bidding.
4. Persons whose tasks are establishing, allocating and managing capital plans.
5. Persons whose task is managing the planning.
6. Persons whose tasks are managing the industrial parks - export-processing zones.
7. Persons whose tasks are managing enterprises and registrations of business.
8. Persons whose task is managing the ODA.
9. Persons whose tasks are receiving and processing the consular files.
XII. Justice
1. Enforcement officers of civil judgement enforcement authorities of all levels.
2. Civil judgement assessment officer.
3. Persons whose tasks are registering for marriage involving foreigners, registering security interest.
4. Persons whose tasks are correcting and certifying the judicial documents.
XIII. Labor—War Invalids and Social Affairs
1. Persons whose task is assessing the application for bringing Vietnamese laborers overseas for contract works.
2. Persons whose tasks are assessing the application for establishing vocational college, professional intermediate school; licensing the operation of vocational training for vocation facilities; allocating the quota and expenses of providing vocational education.
3. Persons whose tasks are assessing the dossier of persons having rendered meritorious services; Approving, dispensing benefits to the persons having rendered meritorious services.
4. Persons whose tasks are assessing and providing the certificate of eligibility to inspect technical safety.
5. Persons whose tasks are assessing and issuing work permits for foreign workers in Vietnam.
XIV. Science and Technology
1. Persons whose tasks are collaborating, exchanging foreign science and technology.
2. Persons whose tasks are assessing the application for issuance, amendment, suspension, extension of various permits, certifications, registration relating the state management in science and technology.
3. Persons whose tasks are assessing, evaluating the use of technology for investment projects.
4. Persons whose tasks are assessing, consulting the provision of Intellectual property certificates.
5. Persons whose tasks are allocating, assessing various scientific research relating Science and Technology.
XV. Education and training
1. Persons whose tasks are enrolling, training in public schools.
2. Persons whose tasks are allocating the enrollment and training quota to various schools in the national education system; allocating training quota for post-graduate and overseas education.
3. Persons whose tasks are assessing, approving education and improvement programmes of schools in the national education system.
4. Persons whose tasks are assessing textbooks, teaching equipments, other technical supplies support the teaching and research.
5. Persons whose tasks are assessing the application for establishing schools in national education system.
6. Persons whose tasks are managing various projects relating Education and Training.
7. Persons whose tasks are allocating, assessing various scientific research relating Education and Training.
XVI. National defense
1. Policy assistants of Military commands of districts.
2. Military Commanders of the Military Commands of districts and similar levels.
3. Directors of employment services Centers of provinces.
4. heads, vices of Border guard posts.
5. Personnel assistants, Officer assistants of Regiment or higher.
6. Assistant managers of cadets, enrolment, policies and insurance of various schools.
XVII. Public security
1. Persons whose tasks are providing visa, managing the entry and exit, migrating, residing of foreigners in Vietnam.
2. Persons whose task is supervising border checkpoints.
3. Persons whose tasks are registering and providing license plate for various vehicles; patrolling, inspecting and taking administrative sanctions for road, waterway or railway traffic violations.
4. Persons whose tasks are registering and managing registration books.
5. Persons whose tasks are registering, managing conditional business lines.
6. Investigators, scouts (for various fields such as: economic, anti-corruption, smuggling, crime, drugs, environment).
7. Persons whose tasks are assessing and approving the fire prevention design, examining the fire prevention safety.
8. Persons whose task is conscripting the citizens to join the People’s Public Security for specific term, employing officials.
9. Persons whose task is taking actions against the violations relating public safety and order.
10. Supervisors and wardens in the prisons, detention centers.
11. Warehouse-keepers, treasures, capital managers, property, asset, vehicle managers, managing and assessing projects, managing constructions and investment plans, purchasing, dispensing and managing weapons, resources, managing supplies.
XVIII. Inspection and anti-corruption
1. Persons whose tasks are inspecting, meeting citizens, handling complaints, denunciation and anti-corruption works of agencies, organizations and units.
2. Officials who are assigned to carry out specialized inspections.