Chương VIII Nghị định 59/2019/NĐ-CP : Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức
Số hiệu: | 59/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2019 | Số công báo: | Từ số 549 đến số 550 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
09 trường hợp xung đột lợi ích theo Luật phòng, chống tham nhũng
Đây là điểm mới nổi bật tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Theo đó, Nghị định 59 làm rõ các trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích tại Luật phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể là khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người có chức vụ, quyền hạn thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp tại Điều 29 Nghị định 59; đơn cử như:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc quản lý;
- Thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, CTCP,…trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,…của mình giữ chức vụ quản lý về kế toán, thủ quỹ, thủ kho,…trong cơ quan, đơn vị do mình là người đứng đầu;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối hoặc chưa cung cấp thông tin;
c) Khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật
2. Cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản có ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
c) Không được lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc để thực hiện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin có các quyền sau đây:
a) Được biết lý do của việc yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Từ chối cung cấp các thông tin thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ, thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai, thông tin không liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;
c) Yêu cầu người được cung cấp thông tin sử dụng thông tin đó hợp pháp và bảo đảm tính chính xác khi sử dụng thông tin đó.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
b) Trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin biết trong trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được;
c) Hướng dẫn tiếp cận thông tin được yêu cầu trong trường hợp thông tin đó đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai;
d) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin; chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản hoặc thông điệp dữ liệu.
2. Văn bản hoặc thông điệp dữ liệu yêu cầu cung cấp thông tin được chuyển trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua giao dịch điện tử cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu cung cấp thông tin phải tiến hành một trong các hoạt động sau:
1. Thực hiện việc cung cấp thông tin khi nội dung thông tin được yêu cầu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc phạm vi công khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này;
b) Thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu;
c) Chưa được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai.
2. Trả lời bằng văn bản về việc không cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức yêu cầu trong trường hợp nội dung thông tin được yêu cầu không đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do.
3. Nếu thông tin được yêu cầu đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai thì trong văn bản trả lời phải có hướng dẫn cách thức tiếp cận thông tin đó.
1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại.
2. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
PROVISION OF INFORMATION AT THE REQUEST OF AUTHORITIES AND ORGANIZATIONS
Article 64. Rights and obligations of the information requesting agencies and organizations
1. The agencies and organizations which request information shall have the rights to:
a) request information relating the operation of the agencies, organizations or units as specified in Clause 1 Article 14 of the Law on Anti-Corruption;
b) receive the requested information or written notice about refusing to provide or delayed provision of information;
c) complain about the failure to provide information or fulfill the obligations to provide information as per law.
2. The agencies and organizations which request information shall have the obligations to:
a) request information via written notice specifying full name, address and reasons of the requests;
b) exercise the rights to request information specified in the Law on Anti-Corruption and in this Decree;
c) not exploit the rights to request information to disrupt or commit any violations that harm the agencies, organizations or individuals;
d) comply with the legitimate decision to handle complaints relating the implementation of requesting for information.
Article 65. Rights and obligations of the requested organizations and agencies
1. The agencies and organizations which are requested for information shall have the rights to:
a) be aware of the reasons for information request;
b) refuse to provide information that is secrets of the State and other information as per law, information that has been publicized on mass media, due for publication or openly posted, information relating the operation of requested agencies, organizations;
c) request the recipient to use the provided information legally and ensure the accuracy when publishing the information.
2. The agencies and organizations which are requested for information shall have the obligations to:
c) provide information on paper for the agencies, organization and guarantee the correct procedures and deadline specified in the Law on Anti-Corruption and in this Decree;
b) respond on paper to the requesting agencies, organizations and state the reasons for not providing or delayed provision of information;
c) provide guidelines on accessing the requested information if that information has been publicized on mass media, due for publication or openly posted;
d) comply with the legitimate decision to handle complaints relating the implementation of requesting for information.
Article 66. Responsibilities of heads of agencies, organizations and units in provision of information at the request of agencies, organizations
The heads of agencies, organizations and units must arrange, direct the provision of information; be responsible for the violation in the obligations to provide information of their agencies, organizations and units as specified in the Law on Anti-Corruption, in this Decree and other regulations and law.
Article 67. Methods of requesting for information of organizations and agencies
1. The request for information is made on paper or digitized notice.
2. The written or digitized request must be sent directly to, via postal mail to or via online communication with the requested agencies, organizations, units or individuals.
Article 68. Response to the information request
Within 10 days from the day the request is received, the requested agencies, organizations or units must perform one of the followings:
1. Provide the information when the contents guarantee these conditions:
a) within the range of information allowed to be publicized by the Law on Anti-Corruption and by this Decree;
b) within the operation range of the requested agencies, organizations or units;
c) not yet published on mass media, due for publication or openly posted.
2. Respond on paper to the requesting agencies, organizations with not providing the information if the contents of the information fail to meet the requirements specified in Clause 1 of this Article and state the reasons.
3. If the information has been publicized on mass media, due for publication or openly posted, the mentioned response must provide guidelines on accessing that information.
Article 69. Protecting rights and obligations to request information of organizations and agencies
1. If the requesting agencies, organizations have evidence suggesting that the provided information is incomplete, they shall have the rights to complain.
2. Complaining and handling complaints about the rights to request information shall comply with the law on complaints.