Chương X Nghị định 59/2019/NĐ-CP : Xử lí trách nhiệm người đứng đầu , cấp phó của người đứng đầu cơ quan , tổ chức , đơn vị khi để xảy ra tham nhũng và xử lí vi phạm đối với hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng , chống tham nhũng
Số hiệu: | 59/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2019 | Số công báo: | Từ số 549 đến số 550 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
09 trường hợp xung đột lợi ích theo Luật phòng, chống tham nhũng
Đây là điểm mới nổi bật tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Theo đó, Nghị định 59 làm rõ các trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích tại Luật phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể là khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người có chức vụ, quyền hạn thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp tại Điều 29 Nghị định 59; đơn cử như:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc quản lý;
- Thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, CTCP,…trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,…của mình giữ chức vụ quản lý về kế toán, thủ quỹ, thủ kho,…trong cơ quan, đơn vị do mình là người đứng đầu;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.
2. Mức độ của vụ việc tham nhũng được xác định như sau:
a) Vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hình sự bằng hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm;
c) Vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm;
d) Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
1. Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng.
2. Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
3. Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, báo cáo chính thức của cơ quan hoặc người có thẩm quyền về vụ việc, vụ án tham nhũng hoặc từ ngày bản án về tham nhũng có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
1. Người thực hiện công vụ, nhiệm vụ vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người vi phạm quy định về nội dung, hình thức, thời hạn thực hiện việc công khai, cung cấp thông tin, thực hiện trách nhiệm giải trình và vi phạm chế độ báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng;
b) Cảnh cáo đối với người không thực hiện công khai, không tổ chức họp báo, không cung cấp thông tin, không thực hiện việc giải trình, không xây dựng, không công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có vi phạm trong việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công khai, minh bạch thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
1. Người cho phép sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; phải hoàn trả phần giá trị đã cho phép sử dụng trái quy định và bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
2. Người sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải liên đới bồi thường phần giá trị đã sử dụng vượt quá quy định và bị xử lý như sau:
a) Trường hợp không biết việc sử dụng đó là trái quy định thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) Trường hợp biết hoặc buộc phải biết việc sử dụng đó là trái quy định thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
3. Người tự ý sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; phải hoàn trả phần giá trị đã sử dụng trái quy định và bồi thường nếu gây thiệt hại.
1. Người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người lần đầu có hành vi nhũng nhiễu trong giải quyết công việc; sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Cảnh cáo đối với người có hành vi nhũng nhiễu, người sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đã bị xử lý bằng hình thức khiển trách; người tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài về công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
c) Cách chức hoặc buộc thôi việc đối với người tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc đối với người thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Cảnh cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lần đầu có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
3. Cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó mà đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
4. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước có hành vi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm.
5. Ngoài việc xử lý kỷ luật theo quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường khi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Người thực hiện công vụ, nhiệm vụ nếu biết hoặc buộc phải biết về tình huống xung đột lợi ích của mình mà không báo cáo thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Người có thẩm quyền nếu biết hoặc buộc phải biết có xung đột lợi ích mà không áp dụng các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng nhưng không xử lý thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng;
c) Cách chức đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đối với người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
3. Đối với người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp nhà nước.
4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên vi phạm thì ngoài việc bị Xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật còn phải bị xem xét, xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng.
5. Đối với người làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước khác thì thực hiện theo điều lệ, quy định của tổ chức đó.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội được thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
DISCIPLINING HEADS AND DEPUTIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS FOR ALLOWING CORRUPTION TO OCCUR AND SANCTIONS AGAINST OTHER VIOLATIONS RELATING ANTI-CORRUPTION LAWS
Section 1. DISCIPLINING HEADS AND DEPUTIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS WHEN CORRUPTION IS FOUND IN THEIR ORGANIZATIONS
Article 76. Basis for determining responsibilities
1. The responsibilities of the heads and deputies of agencies, organizations and units depend on the seriousness of the corruption.
2. The seriousness of the corruption shall be determined as follows:
a) Cases of first-degree corruption are those that are not serious enough for offenders to be criminally prosecuted or only to face financial punishment, non-custodial reform or imprisonment for no longer than 03 years.
b) Cases of second-degree corruption are those in which the offenders are sentenced with imprisonment from exceeding 03 years to no longer than 07 years;
c) Cases of third-degree corruption are those in which the offenders are sentenced with imprisonment from exceeding 07 years to no longer than 15 years;
d) Cases of fourth-degree corruption are those in which the offenders are sentenced with imprisonment from exceeding 05 years to no longer than 20 years, life imprisonment or death sentence.
Article 77. Discipline methods
If corruption is found in the organizations of the heads and deputies, depending on the nature and seriousness of the violations, they shall be disciplined as follows:
1. For the heads and deputies of agencies, organizations, units who are officials, public employees and managers of state enterprises, they will be disciplined with one of the followings:
a) Reprimands;
b) Warnings;
c) Dismissal.
2. The heads and deputies of the agencies, organizations and units affiliated to the socio-political-professional organizations, socio-professional organizations and social organizations will be disciplined according to current regulations and law and charter of the respective organizations.
3. The heads and deputies of the agencies, units who are officers, non-commissioned officers and professional servicemen in the people’s army and police forces will be disciplined according to the current regulations and law apply to officers, non-commissioned officers and professional servicemen in the people’s army and police forces
Article 78. Imposing discipline
1. The reprimands will be applied if first-degree corruption is found in the heads and deputies of the agencies, organizations, units.
2. The warnings will be applied if the heads and deputies of the agencies, organizations, units if second-degree corruption or multiple first-degree violations to occur within the agencies, organizations and units under their management.
3. The dismissal will be applied if the heads and deputies of the agencies, organizations and units allowing third and fourth-degree corruption or multiple second-degree violation to occur within the agencies, organizations and units under their management.
Article 79. Responsibilities to discipline
Within 30 working days from the day on which official conclusions, reports of the competent agencies or individuals on the case are produced or in which the sentence comes into force, the heads of direct superior agencies, organizations or units are responsible for disciplining or requesting the competent authorities to discipline the heads and deputies of agencies, organizations or units who are directly or jointly responsible for corruption in their organizations.
Article 80. Power and procedures to discipline the heads and deputies
The power and procedures to discipline the heads and deputies of agencies, organizations and units shall comply with regulations and law on disciplining officials and public employees.
Section 2. IMPOSING DISCIPLINE, ADMINISTRATIVE SANCTIONS FOR OTHER VIOLATIONS RELATING ANTI-CORRUPTION LAWS
Article 81. Sanctions against violations relating assurance of openness and transparency
1. If the individual violates regulations on openness and transparency while on an assignment, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the individual who violates regulations on the contents, methods, deadline of the implementation of publicizing, providing information, explaining and violates the reporting regime on anti-corruption laws;
b) Warnings shall be imposed on the individual who fails to implement openness, organize press conferences, provide information, explain, develop or publicize report on anti-corruption works.
2. The head of agency, organization or unit whose violation relates the directing, command, examining, expediting the assurance of openness and transparency will be disciplined in the form of warnings.
Article 82. Sanctions against violations relating policies, threshold and standards
1. The individual who allows usage in violation of threshold, standards or policies will be disciplined in the form of warnings if his/her violation is not serious enough for him/her to face criminal prosecution; will have to return the amount allowed to be used illegally and pay the damages (if any).
2. The individual whose usage is in violation of threshold, standards or policies and is not serious enough for him/her to face criminal prosecution will have to jointly pay for the excess usage and be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the individual who is not aware that the usage is illegal;
b) Warnings shall be imposed on the individual who is aware or supposed to be aware that the usage is illegal.
3. The individual whose deliberate usage is in violation of threshold, standards or policies and is not serious enough for him/her to face criminal prosecution will be disciplined in the form of warnings; will have to return the illegal usage and pay the damages (if any).
Article 83. Sanctions against violations relating code of conduct of office holders in agencies, organizations and units
1. The office holder whose violation includes any of the provisions specified in Clause 2 Article 20 of the Law on Anti-Corruption and is not serious enough for him/her to face criminal prosecution will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender of corruption in his/her affairs; of illegally using information of his/her agency, organization or unit;
b) Warnings shall be imposed on the individual who displays corrupted act, illegally uses information of his/her agency, organization or unit and has been disciplined in the form of reprimands; the individual who consults other domestic or foreign enterprises, organizations, individuals about the affairs directly or indirectly under his/her jurisdiction.
c) Dismissal shall be imposed on the individual who consults other domestic or foreign enterprises, organizations, individuals about the affairs relating the secrets of the State, secret affairs;
d) Dismissal shall be imposed on the individual who establishes, manages and operates sole proprietorship, limited liability companies, joint - stock companies, partnerships or cooperatives unless specified otherwise;
2. Warnings shall be imposed on the head and deputy of agency, organization or unit who, for the first time, assigns his/her spouses, biological parents, children, siblings to hold managerial ranks in positions such as human resources, accountants, treasurers, warehouse-keepers in the agencies, organizations, units or to trade goods, services, sign contracts with his/her agency, organization or unit.
3. Dismissal shall be imposed on the head and deputy of agency, organization or unit who assigns his/her spouses, biological parents, children, siblings to hold managerial ranks in positions such as human resources, accountants, treasurers, warehouse-keepers in the agencies, organizations, units or to trade goods, services, sign contracts with such agency, organization or unit and has been disciplined in the form of warnings; the head and deputy of regulatory agencies who makes capital contribution to enterprises within the fields, specialities directly under his/her state management or allows his/her spouses, parents or children to do business within the fields, specialities directly under his/her state management.
4. The members of the Board of Directors, members of the Board of Members, Chairman, General Director, Deputy General Director, Director, Deputy Director, Chief Accountant and other office holders of state enterprise whose violations include signing contracts with enterprises owned by their spouses, biological parents, children, siblings; allowing enterprises owned by their spouses, biological parents, children, siblings to sign contracts with their enterprise; assigning their spouses, biological parents, children, siblings to hold managerial ranks in positions such as human resources, accountants, treasurers, warehouse-keepers in the enterprise or to trade goods, services, sign contracts with the enterprise and are not serious enough for them to face criminal prosecution will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands.
5. Apart from disciplining as specified from Clause 1 to Clause 4 of this Article, relating agencies, organizations, units and individuals must take various measures to rectify and to pay the damages as per law.
Article 84. Sanctions against violations relating conflict of interest
1. If the individual currently on the assignment is aware of or supposed to be aware of his/her conflict of interest without reporting it, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands; on the first offender of second-degree corruption.
2. If the competent individual is aware of or supposed to be aware of the conflict of interest without taking necessary measures to manage the conflict of interest according to the Law on Anti-Corruption, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands; on the first offender of second-degree corruption.
Article 85. Sanctions against violations relating reporting, processing report on corrupted acts
1. If public official, employee or worker discovers corrupted acts in his/her agency, organization or unit without reporting to the head of respective agency, organization or unit, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands; on the first offender in case second-degree corruption is found in his/her organization.
2. If the head of agency, organization or unit fails to handle the case after receiving the report on the corruption, he/she will be disciplined as follows:
a) Reprimands shall be imposed on the first offender;
b) Warnings shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of reprimands; on first offender in case second-degree corruption is found in his/her organization.
c) Dismissal shall be imposed on the individual who repeats the violation after having been disciplined in the form of warnings; on first offender in case third or fourth-degree corruption is found in his/her organization.
Article 86. Power and procedures to impose discipline for violations relating anti-corruption laws
1. The public officials and employees shall comply with regulations and law on disciplining public officials and employees.
2. The individuals working in agencies, organizations and units affiliated to the People's Army, People’s Public Security shall comply with regulations and law on disciplining in the People’s Army, People’s Public Security.
3. The individuals working in state enterprises shall obey rules for disciplining in state enterprises.
4. If the public officials and employees who are members of the Communist Party commit violations, apart from being disciplined as per law soft, they must also be judged and disciplined according to the charter of the Communist Party.
5. The individuals working in other non-state socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, or organizations, enterprises shall comply with rules and regulations of the respective organizations.
Article 87. Imposing administrative sanctions for other violations relating anti-corruption in state enterprises, organizations and units
The imposing administrative sanctions for other violations relating anti-corruption in state enterprises and other organizations, units established, provided with facilities, fully or partially funded, directly or indirectly supervised by the Government so as to serve the common and necessary need of the Government and society to develop shall comply with regulations and law on administrative sanctions for managing, using state property and other relevant laws.