Chương III Nghị định 59/2019/NĐ-CP : Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
Số hiệu: | 59/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2019 | Số công báo: | Từ số 549 đến số 550 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
09 trường hợp xung đột lợi ích theo Luật phòng, chống tham nhũng
Đây là điểm mới nổi bật tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Theo đó, Nghị định 59 làm rõ các trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích tại Luật phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể là khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người có chức vụ, quyền hạn thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp tại Điều 29 Nghị định 59; đơn cử như:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc quản lý;
- Thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, CTCP,…trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,…của mình giữ chức vụ quản lý về kế toán, thủ quỹ, thủ kho,…trong cơ quan, đơn vị do mình là người đứng đầu;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Số lượng người có hành vi tham nhũng;
2. Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;
3. Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;
4. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;
5. Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;
6. Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
2. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
3. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;
b) Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
c) Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
d) Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;
đ) Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;
e) Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;
g) Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
h) Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.
2. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
b) Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
c) Kiểm soát xung đột lợi ích;
d) Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
1. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
b) Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;
c) Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
2. Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với tổ chức, cá nhân có vi phạm;
b) Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng;
c) Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;
d) Số lượng tiền, tài sản tham nhũng được kiến nghị thu hồi.
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi và kết quả thu hồi;
2. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp hành chính;
3. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp tư pháp.
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
2. Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp.
4. Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Điều 16 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
ASSESSMENT OF ANTI-CORRUPTION WORKS
Article 15. Principles for assessing anti-corruption works
1. The assessment for anti-corruption works must ensure accuracy, objectivity and compliance with regulations and law.
2. The implementation of assessing the anti-corruption works shall comply with regulations specified in Article 21 of this Decree.
Article 16. Criteria for assessing quantity, nature and seriousness of the violations
The criteria for assessing the quantity, nature and seriousness of the violations determined based on the conclusion of the competent authority consist of:
1. The number of offenders;
2. The positions and titles of the offenders
3. The fields in which corruption occurs;
4. The seriousness of the corruption;
5. The loss of money and/or property caused by the corruption;
6. The number of corruption cases concluded by the competent authority.
Article 17. Criteria for assessing the development and improvement of anti-corruption laws
The criteria for assessing the development and improvement of anti-corruption laws consist of:
1. The command, guidance and implementation of developing and improving anti-corruption laws;
2. The command, guidance and implementation of examining, inspecting, systematizing legislative documents on anti-corruption;
3. The command, guidance and implementation of popularizing, teaching law and of examining, inspecting the compliance with legislative documents, on anti-corruption.
Article 18. Criteria for assessing the implementation of precautions against corruption
1. The criteria for assessing the implementation of precautions against corruption in state agencies, organizations and units consist of:
a) The openness and transparency;
b) The results of management of conflict of interest;
c) The results of issuing and implementing thresholds, standards and policies;
d) The results of implementing the code of conduct;
dd) The results of implementing reassignment;
e) The results of implementing administrative reform, science technology in management and cashless payment;
g) The result of monitoring property and income;
h) The results of complying with the responsibilities of the leaders.
2. The criteria for assessing the implementation of precautions against corruption in non-state enterprises and organizations consist of:
a) The results of establishing and implementing the code of conduct and internal supervising solution;
b) The results of implementing openness and transparency;
c) The management of conflict of interest;
d) The responsibilities of the leaders.
Article 19. Criteria for assessing detection and actions against corruption
1. The criteria for assessing the corruption detection consist of:
a) The results of detecting corruption via supervision, inspection and audit;
b) The results of detecting corruption via reflection, denunciation and reports on the violations;
c) The results of detecting corruption via investigations, prosecution, adjudication.
2. The criteria for assessing the actions against corruption consist of:
a) The results of disciplining, imposing administrative sanctions against violating organizations and individuals;
b) The results of taking actions against the heads in case corruption is found in their organizations;
c) The results of bringing criminal prosecution against offenders;
d) The amount of corrupted money, property proposed to be confiscated.
Article 20. Criteria for assessing confiscation of corrupted property
The criteria for assessing the confiscation of corrupted property consist of:
1. The total amount of corrupted money and property that must be confiscated and the confiscation results;
2. The results of confiscating property via administrative measures;
3. The results of confiscating property via judicial measures.
Article 21. Preparing for the assessment of anti-corruption works
1. The Government Inspectorate must publish the “Manual on assessing anti-corruption works” to ensure the implementation to be unified, objective and able to meet the requirements of nationwide anti-corruption works. The manual contents should cover: the content, array, subjects, methods of assessment and procedures of implementing the assessment.
2. Based on the manual, annually, the Ministers, heads of ministerial agencies and provincial Chairmen of the People’s Committees must devise the Plans for assessing the anti-corruption works of the ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees.
The agency or unit taking charge assesses the anti-corruption works of the ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees based on the compilation of information, documents, files and reports from agencies, organizations, affiliated entities assessing the anti-corruption works.
3. The Ministers, heads of ministerial agencies, provincial Chairmen of the People’s Committees must be responsible to the Prime Minister for the assessment results of their fields, levels while send the results to the Government Inspectorate for compiling purpose.
4. The assessment results will be used to preparing reports on anti-corruption works specified in. Article 16 of the Law on Anti-Corruption.