Chương VI Nghị định 59/2019/NĐ-CP : Tạm đình chỉ công tác ,tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với người có chức vụ , quyền hạn
Số hiệu: | 59/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2019 | Số công báo: | Từ số 549 đến số 550 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
09 trường hợp xung đột lợi ích theo Luật phòng, chống tham nhũng
Đây là điểm mới nổi bật tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Theo đó, Nghị định 59 làm rõ các trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích tại Luật phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể là khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người có chức vụ, quyền hạn thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp tại Điều 29 Nghị định 59; đơn cử như:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc quản lý;
- Thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, CTCP,…trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,…của mình giữ chức vụ quản lý về kế toán, thủ quỹ, thủ kho,…trong cơ quan, đơn vị do mình là người đứng đầu;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý khi có căn cứ được quy định tại Điều 43 của Nghị định này.
Trường hợp pháp luật khác hoặc điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó hoặc theo điều lệ của tổ chức đó.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
7. Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với Thứ trưởng và các chức vụ tương đương, người có chức vụ, quyền hạn do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người giữ chức vụ quản lý do mình bổ nhiệm.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
1. Việc quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.
2. Căn cứ cho rằng người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bản yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân;
b) Qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
c) Qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
d) Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
3. Người có chức vụ, quyền hạn được coi là có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người đó có một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật;
b) Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
c) Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.
1. Người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn có quyền sau:
a) Yêu cầu Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cung cấp thông tin, tài liệu để làm rõ căn cứ cho việc ra quyết định tạm chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác;
b) Yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.
2. Người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ sau:
a) Gửi quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đến người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đang công tác và nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc;
b) Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không xác định được người đó có hành vi tham nhũng;
c) Thông báo công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn;
d) Khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không xác định được người đó có hành vi tham nhũng.
1. Người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có quyền sau:
a) Nhận quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác;
b) Nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận về việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
c) Đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác xem xét lại quyết định khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
d) Đề nghị người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có kết luận về hành vi tham nhũng hoặc sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng;
đ) Đề nghị người có thẩm quyền khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có nghĩa vụ sau:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác của người có thẩm quyền;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng;
c) Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị tiếp nhận trong thời gian tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ được quy định tại Điều 43 của Nghị định này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn.
2. Việc lựa chọn áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ của từng vụ việc cụ thể và yêu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
3. Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phải ghi rõ họ và tên của người có chức vụ, quyền hạn; thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; lý do tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; quyền và nghĩa vụ của người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; hiệu lực thi hành.
4. Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn phải được gửi cho người bị tạm đình chỉ, người bị tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó dang công tác và nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc.
5. Trong trường hợp pháp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thi áp dụng quy định của pháp luật đó.
Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người có chức vụ, quyền hạn không có hành vi tham nhũng hoặc kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không có kết luận về hành vi tham nhũng thì người đã ra quyết định phải hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn.
2. Quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được gửi cho người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đang công tác và nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, người ra quyết định có trách nhiệm công khai bằng một trong các hình thức sau đây:
1. Công bố tại cuộc họp toàn thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác làm việc;
2. Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đó làm việc trong thời hạn 15 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết.
Trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn là thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và theo điều lệ, quy định của tổ chức đó.
Người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được giữ nguyên chế độ, chính sách và các quyền, lợi ích hợp pháp khác như ở vị trí công tác trước khi tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
Người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác theo quy định của pháp luật.
SUSPENDING, TEMPORARILY REASSIGNING OFFICE HOLDERS WHOSE VIOLATIONS INVOLVE CORRUPTION
Section 1. AUTHORITY TO SUSPEND, TEMPORARILY REASSIGN OFFICE HOLDERS
Article 40. Principles for determining authorizations to suspend or temporarily reassign office holders
The heads of agencies, organizations or units in charge of appointing, employing or managing the office holders can decide to or propose that the competent individual suspend, temporarily reassign the office holders under their management when the basis specified in Article 43 of this Decree is provided.
If there are other regulations and law of political organizations, socio-political organizations specifying the authority to suspend or temporarily reassign, such regulations and law will be applied.
Article 41. Authority to suspend, temporarily reassign in regulatory agencies
1. The Chairmen of the People’s Committees of commune-level shall decide to or propose that the competent individuals suspend or temporarily reassign office holders under their management.
2. The Chairmen of the People’s Committees of district-level shall decide to suspend the Chairmen, Vice Chairmen of the People’s Committees of commune-level; decide to suspend or temporarily reassign the heads and/or the deputies of specialized agencies affiliated to the People’s Committees of district-level and office holders directly under their designation and supervision.
3. The heads of specialized agencies affiliated to the provincial People’s Committees shall decide to suspend or temporarily reassign the heads and/or the deputies of agencies, entities affiliated to their agencies and office holders directly under their designation and supervision.
4. The Chairmen of the provincial People’s Committees shall decide to suspend the Chairmen, Vice Chairmen of the People’s Committees of district-level; decide to suspend or temporarily reassign the heads and/or the deputies of specialized agencies affiliated to the provincial People’s Committees and office holders directly under their designation and supervision.
5. The Directors of departments, Directorate and similar ranking individuals appointed to supervise the office holders shall decide to or propose that the competent individuals suspend or temporarily reassign the heads and/or the deputies of agencies, units affiliated to the General Departments or Departments and similar ranking individuals and office holders directly under their designation and supervision .
6. The Ministers, heads of ministerial agencies or of Governmental agencies shall decide to or propose that the competent individuals suspend or temporarily reassign the heads and deputies of agencies, units affiliated to the ministries, of ministerial agencies or of Governmental agencies and office holders directly under their designation and supervision.
7. The Prime Minister shall decide to suspend the Chairmen, Vice Chairmen of the provincial People’s Committees; request the National Assembly to approve the decisions to suspend the Deputy Prime Minister, Ministers, heads of ministerial agencies or of Governmental agencies; if the National Assembly is in recess, request the President to suspend the Deputy Prime Minister, Ministers, heads of ministerial agencies or of Governmental agencies; decide to suspend or temporarily reassign the Deputy Ministers and similar ranking individuals, office holders designated by the Prime Minister himself.
Article 42. Authority to suspend, temporarily reassign in public service providers and state enterprises
1. The heads of agencies in charge of supervising the public service providers, state enterprises shall decide to suspend or reassign managerial ranking individuals under their designation.
2. The heads of public service providers, state enterprises shall decide to suspend or reassign public employees under their direct employment, designation and supervision.
Section 2. BASIS FOR SUSPENDING AND TEMPORARILY REASSIGNING; RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE DECIDERS AND THE OFFICE HOLDERS WHO ARE SUSPENDED OR TEMPORARILY REASSIGNED
Article 43. Basis for the decisions to suspend or temporarily reassign
1. The decisions to suspend or reassign the office holders are made only if there is evidence suggesting that the office holders whose violations involve corruption and the continuation in the positions can possibly hinder the sanctions.
2. The basis suggesting that the office holders commit violations involve corruption can be any of the followings:
a) The written notice of the Inspecting agencies, State Audit Office of Vietnam, investigating authorities, People’s Procuracies, People’s Courts;
b) The processes of verifying, clarifying the contents of the denunciation form reveal signs of corrupted acts of office holders;
c) The internal examinations of agencies, organizations or units reveal signs of corrupted acts of office holders;
d) The implementation of supervising, directing or operating reveals the office holders’ violations in carrying out assignments, managing and using public finance and property.
3. The office holder will be considered to be possible hindrance to the sanctions of competent authorities if he/she:
a) fails to provide or provide partial, false information, documents;
b) impede or evade the requests of competent individuals during the verification, clarification process of the violations deliberately;
c) breaks the seals of documents, destroy information, documents or evidence of their own free will; dispose of property involve in the violations;
d) abuses their or someone else’s title, authorization or influence to cover up the violations and hinder the verification, clarification.
Section 44. Rights and obligations of individuals making the decisions to suspend or temporarily reassign
1. The individual who makes the decisions to suspend or temporarily reassign office holders shall have the rights to:
a) request the Inspecting agencies, State Audit Office of Vietnam, investigating authorities, procuracies to provide information and/or documents to clarify the basis for the decision to suspend or temporarily reassign;
b) demand that the office holders who are suspended or temporarily reassigned cooperate with competent agencies or individuals to verify and clarify the corrupted acts.
2. The individual who makes the decisions to suspend or temporarily reassign office holders shall have the obligations to:
a) send the decisions to the office holders who are suspended or temporarily reassigned, to agencies, organizations or units where they are working and where they are temporarily reassigned to;
b) cancel the decisions to suspend or temporarily reassign the office holders after the competent authorities conclude that they do not involve in the corruption or after the suspension, temporary reassignment period comes to an end while their involvement in corruption remains unverifiable;
c) announce publicly to the officials, public officials and public employees in his/her agencies, organizations or units that the decisions to suspend or temporary reassign office holders are overruled;
d) restore the legal rights and privileges of the office holders after the competent authorities conclude that they do not involve in the corruption or after the suspension, temporary reassignment period comes to an end while their involvement in corruption remains unverifiable.
Article 45. Rights and obligations of office holders who are suspended or temporarily reassigned
1. The office holder who is suspended or temporarily reassigned shall have the rights to:
a) accept the decision to suspend or temporarily reassign;
b) accept the notice of the competent authorities concluding the verification and clarification processes of the corruption;
c) request the deciders to reconsider their decision when there is basis suggesting that the decisions are against the law and that the decisions violate his/her legal rights and benefits;
d) request the deciders to cancel the decisions before the suspension or temporary reassignment period ends if the competent state authorities have no conclusions regarding the corruption or after the competent authorities conclude he/she does not involve in corruption;
dd) request the competent individuals to restore his/her legal rights and privileges.
2. The office holder who is suspended or temporarily reassigned shall have the obligations to:
a) comply stringently with the competent individuals’ decisions to suspend or temporarily reassign;
b) provide related information and documents and collaborate with competent agencies in the verifications and clarification processes of the corruption;
c) comply with rules and regulations of the agencies or organizations where he/she is reassigned to during the reassignment period.
Section 3. PROCEDURES AND PERIOD FOR SUSPENDING AND TEMPORARILY REASSIGNING; CANCEL AND PUBLICIZE DECISIONS TO CANCEL SUSPENSION OR TEMPORARY REASSIGNMENT
Article 46. Making decisions to suspend and temporarily reassign
1. Within 05 working days from the day on which the basis specified in Article 43 of this Decree is provided, the heads of the agencies, organizations or units shall decide or require the supervisors of the office holders to suspend or temporarily reassign the office holder.
2. Based on the nature and seriousness of individual case and the need for appointing and using public officials and public employees in agencies, organizations or units, the heads of respective agencies, organizations or units or the supervisor of the office holders will decide to suspend or temporarily reassign the office holders.
3. The decision must state specifically full name of the office holders; the period of the suspension or temporary reassignment; the reason for suspension, temporary reassignment; the rights and obligations of the office holders who are suspended or temporarily reassigned; entry into force.
4. The decision to suspend or temporarily reassign the office holders must be sent to the persons who are suspended or temporarily reassigned, to agencies, organizations or units where they are working and where they are temporarily reassigned to.
5. If there are other regulations and law on the guidelines for suspending or temporarily reassigning, such regulations and law will be applied.
Article 47. Period of suspension or temporary reassignment
The period of suspension or temporary reassignment are 90 days from the day on which the decision to suspend or temporarily reassign is made.
Article 48. Cancelling decisions to suspend and temporarily reassign
1. If within 05 working days from the day on which competent agencies or organizations conclude that the office holders display no corrupted acts or from the end of the suspension period or temporary reassignment that no conclusion on the corruption is made, the decider must cancel the decision to suspend or temporarily reassign the office holders.
2. The decision to cancel the suspension or temporary reassignment must be sent to office holders who are suspended or temporarily reassigned, to agencies, organizations or units where they are working and where they are temporarily reassigned to.
Article 49. Publicizing decisions to suspension and temporary reassignment
Within 05 working days from the day on which the decision to cancel the suspension or temporary reassignment is made, the decider must publicize by either of the following methods:
1. Publicize at the meeting of the agencies, organizations or units where the individuals who are suspended or temporarily reassigned to work;
2. Listing a notice at the headquarters of the agencies, organizations or units where the individuals who are suspended or temporarily reassigned to work in 15 consecutive days from the day on which the notice is listed.
Article 50. Procedures and deadline for making decisions to suspend or temporarily reassign office holders who are members of political organizations or socio-political organizations
The procedures and deadline for making the decisions to suspend or temporarily reassign the office holders who are members of the political organizations or socio-political organizations shall follow the provisions of the Law on Anti-Corruption, this Decree and terms and regulations of the respective organizations.
Section 4. POLICIES; COMPENSATING AND RESTORING LEGAL RIGHTS AND PRIVILEGES OF INDIVIDUALS WHO ARE SUSPENDED OR TEMPORARILY REASSIGNED
Article 51. Benefits for office holders during their suspension or temporary reassignment periods
The office holders during their suspension or temporary reassignment period still retain their benefits and other legal rights, privileges that they had before the suspension or temporary reassignment.
Article 52. Restoring legal rights and privileges of office holders after competent agencies or organizations conclude that they are not involved in corruption or have no conclusion regarding the corruption
The suspended or temporarily reassigned individuals can return to their original positions after the competent agencies or organizations conclude that they are not involved in corruption or after they have been apologized to, publicly corrected and compensated for the unlawful manner in making the decision to suspend or temporarily reassign as per law when the suspension or temporary reassignment period ends.