Chương VII Nghị định 59/2019/NĐ-CP : Áp dụng biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp , tổ chức khu vực ngoài nhà nước
Số hiệu: | 59/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2019 | Số công báo: | Từ số 549 đến số 550 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
09 trường hợp xung đột lợi ích theo Luật phòng, chống tham nhũng
Đây là điểm mới nổi bật tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Theo đó, Nghị định 59 làm rõ các trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích tại Luật phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể là khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người có chức vụ, quyền hạn thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp tại Điều 29 Nghị định 59; đơn cử như:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc quản lý;
- Thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, CTCP,…trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,…của mình giữ chức vụ quản lý về kế toán, thủ quỹ, thủ kho,…trong cơ quan, đơn vị do mình là người đứng đầu;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
2. Nội dung công khai, minh bạch bao gồm:
a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện còn phải công khai, minh bạch các nội dung sau: quy chế huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; quyền lợi và nghĩa vụ của người đóng góp, người được hưởng lợi; mục đích huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; đối tượng, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp; kết quả huy động, bao gồm: danh sách các đối tượng đóng góp, tài trợ, hình thức và mức đóng góp, tài trợ của từng đối tượng; kết quả quản lý, sử dụng các khoản huy động vào mục đích từ thiện.
Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích như sau:
1. Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp, tổ chức;
2. Quy định và thiết lập cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích;
3. Có biện pháp bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại;
4. Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu như sau:
1. Quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý;
2. Quy định hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng nặng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý;
3. Quy định trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý.
Đối tượng thanh tra bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức sau:
1. Công ty đại chúng;
2. Tổ chức tín dụng;
3. Tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.
1. Việc thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
2. Việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này.
3. Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này.
4. Các nội dung khác về thực hiện quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Có dấu hiệu thực hiện không đúng quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm: không ban hành quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp theo quy định; có thực hiện nhưng không kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định;
2. Yêu cầu của việc giải quyết phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
1. Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng đó trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Thanh tra Bộ Nội vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức sau đây:
a) Công ty đại chúng, tổ chức tín dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh khi có căn cứ quy định tại Điều 58 của Nghị định này mà Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng đó không tiến hành thanh tra. Quyết định thanh tra phải được gửi Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ có thẩm quyền.
Trước khi ra quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh phải trao đối với Chánh Thanh tra bộ có thẩm quyền. Trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ để xem xét, quyết định.
b) Tổ chức xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.
4. Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện; doanh nghiệp, tổ chức khi được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc khi có căn cứ quy định tại Điều 58 của Nghị định này mà các Cơ quan thanh tra quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không tiến hành thanh tra.
1. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau:
a) Kết luận về các nội dung được thanh tra;
b) Kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức được thanh tra trong tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo các mức độ: thiếu trách nhiệm trong quản lý; yếu kém về năng lực quản lý;
c) Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức được thanh tra thực hiện các biện pháp để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
d) Xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý doanh nghiệp, tổ chức đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Kết luận thanh tra phải được công khai theo quy định của pháp luật về thanh tra. Trường hợp kết luận doanh nghiệp, tổ chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì thực hiện như sau:
a) Danh sách doanh nghiệp có hành vi vi phạm phải được gửi về các Bộ, cơ quan quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để tổng hợp, theo dõi, quản lý và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử;
b) Danh sách tổ chức có hành vi vi phạm phải được gửi về Bộ Nội vụ hoặc Sở Nội vụ theo phân cấp quản lý để tổng hợp, theo dõi, quản lý và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử.
3. Trong trường hợp hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định thanh tra phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định của pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Khi phát hiện chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra các bộ, giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh thì các Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp, trao đổi, thống nhất hướng xử lý, cụ thể như sau:
a) Cuộc thanh tra chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra các bộ thì Thanh tra của bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động chính của đối tượng thanh tra tiến hành thanh tra;
b) Cuộc thanh tra chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh thì Thanh tra bộ tiến hành thanh tra.
2. Trường hợp các Cơ quan thanh tra không thống nhất được về việc xử lý chồng chéo hoặc doanh nghiệp, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra thì Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, kiến nghị, phản ánh, Tổng Thanh tra Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.
IMPLEMENTATION OF ANTI-CORRUPTION MEASURES IN ENTERPRISES AND NON-STATE ORGANIZATIONS
Section 1. IMPLEMENTATION OF ANTI-CORRUPTION MEASURES IN ENTERPRISES AND NON-STATE SOCIAL ORGANIZATIONS
Article 53. Assurance of openness and transparency in organization and operation of enterprises and non-state organizations
1. Pursuant to provisions of the Law on Anti-Corruption, this Decree and other related regulations and law, public companies, credit institutions and social organizations that mobilize people’s contribution for charity purposes (hereinafter referred to as “fundraising charities”) which are established by or have their charters approved by the Prime Minister, the Minister of home Affairs or the Chairmen of the provincial People’s Committees must issue regulations on methods of assurance of openness and transparency and responsibility for assurance of openness and transparency in their enterprises and organizations.
2. The contents that require openness and transparency are:
a) The implementation of policies, regulations and law on the legal rights and benefits of workers, members or partners; salaries and benefits; working hour, break time and other social welfare; code of conduct, enterprises and organizations charters; the organizations and assignment of personnel and other contents requiring openness and transparency in accordance with related regulations and law.
b) Apart from provisions specified in Point a Clause 2 of this Article, fundraising charities mentioned in Clause 1 Article 53 of this Decree must also ensure openness and transparency in contents such as: regulations on mobilizing, managing and using the contributions for charity purposes; the rights and obligations of the contributors and the beneficiaries; the purposes of mobilized charitable contributions; the subjects, methods and amount of contribution; the results of mobilization, which include: the list of contributors, sponsors, the methods and amount of contributions and sponsorship; the results of managing, using the contributions for charity purposes.
Article 54. Management of conflict of interest in enterprises, non-state organizations
Pursuant to provisions of the Law on Anti-Corruption, this Decree and other related regulations and law, public companies, credit institutions and fundraising charities mentioned in Clause 1 Article 53 of this Decree must manage the conflict of interest as follows:
1. Specify the cases of conflict of interest, notice and report on cases of conflict of interest and publicize, popularize, instruct the workers and members of the enterprises or organizations;
2. Regulate and establish the methods of receiving and processing information, reporting on conflict of interest in the enterprises or organizations which include supervision and application of other necessary measures within their competence to manage conflict of interest;
3. Come up with measures to promptly protect the legal rights and privileges of the workers who notice and report on the conflict of interest in the enterprises or organizations when they are harmed or possibly harmed;
4. Report to the competent authorities as per law if the conflict of interest leads to other violations that must be promptly intervened and dealt with.
Article 55. Responsibility and sanctions against heads and deputies of enterprises and non-state organizations for corruption in their organizations
Pursuant to provisions of the Law on Anti-Corruption, this Decree and other related regulations and law, public companies, credit institutions and fundraising charities mentioned in Clause 1 Article 53 of this Decree shall provide for the responsibility of their heads as follows:
1. Specify the responsibility of the heads and deputies in case corruption is found in their organizations;
2. Specify the methods of sanctions, situations in which the heads and deputies will be considered for exemption, reduction or even increased the sanctions against the responsibility of the heads and deputies in case corruption is found in their organizations;
3. Specify the procedures for sanctioning the heads and deputies in case corruption is found in their organizations.
Section 2. INSPECTION ON IMPLEMENTATION OF THE ANTI-CORRUPTION LAW BY ENTERPRISES AND NON-STATE ORGANIZATIONS
Article 56. Inspected entities
The inspected entities are:
1. Public companies;
2. Credit institutions;
3. Fundraising charities that are established by or have their charters approved by the Prime Minister, Minister of Home Affairs or Chairmen of the provincial People’s Committees.
Article 57. Inspection contents
1. The assurance of openness and transparency specified in Article 53 of this Decree.
2. The management of conflict of interest specified in Article 54 of this Decree.
3. The sanctions against the heads and deputies for allowing corruption to occur specified in Article 55 of this Decree.
4. Other contents relating the implementation of relevant law on anti-corruption in enterprises and non-state organizations.
Article 58. Basis for inspection decision
The decision on inspection must rely on one of the following basis:
1. Signs of failure to comply with regulations and law on corruption precautions, which include: failure to issue regulations; failure to implement or fully implement the precautions as regulated; implementation without inspecting or supervising the implementation as regulated;
2. The inspection is necessary for handling complains and reports on violations in the implementation of corruption precautions.
Article 59. Inspection competence
1. The Inspectorates of the Ministry responsible for the field or main business lines of a public company or credit institution have the authority to inspect its compliance with anti-corruption laws except for special cases specified in Point a Clause 3 and Clause 4 of this Article.
2. Inspectorate of the Ministry of Home Affairs shall inspect the compliance with anti-corruption laws fundraising charities that are established by or whose charters are approved by the Minister of Home Affairs except for special cases specified in Clause 4 of this Article.
3. The provincial inspectors shall inspect the compliance of anti-corruption laws of the following enterprises and organizations:
a) The public companies and credit institutions whose HQ situate within the province that are not inspected by the Ministry Inspectorates supervising the main business fields or business lines of the respective public companies and credit institutions when the basis specified in Article 58 of this decree is provided. The inspection decision must be sent to the competent Government Inspectorate and Ministry Inspectorates.
Before making the decisions to inspect, the provincial Chief Inspectors must contact the competent Ministry Chief Inspectorates. Report to the Inspector-General for consideration and decision if fail to reach a consensus.
b) Fundraising charities which are established or having the charters approved by the Chairmen of the provincial People’s Committees.
4. The Government Inspectorate shall inspect the compliance with anti-corruption laws of the fundraising charities which are established or having the approved by the Prime Minister; of the enterprises and organizations the inspection of which are authorized by the Prime Minister or not inspected by the inspecting authorities specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article in the cases specified in Article 58 of this Decree.
Article 60. Tasks and entitlements of inspection deciders, chief inspectors and inspectorate members; inspection procedures
1. During the inspection, the deciders, chief inspectors and members of the inspectorate shall have their tasks and powers specified in the law on inspection.
2. The procedures and deadline for the inspection on the compliance with anti-corruption laws shall comply with regulations and law on inspection.
Article 61. Inspection conclusion
1. The conclusion must guarantee the following contents:
a) Conclude the inspected contents;
b) Conclude the responsibilities of the heads of inspected enterprises, organizations for organizing and directing the compliance with anti-corruption laws on many levels; the lack of responsibilities for supervising; poor managerial capability;
c) Request the inspected enterprises and organizations to carry out measures to rectify the shortcomings and drawbacks in the compliance with anti-corruption laws;
d) Take actions against or propose that the competent individuals take actions against enterprises, organizations for violating anti-corruption laws as per law.
2. The inspection conclusion must be publicized in accordance with regulations and law on inspection. If it is concluded that the enterprises or organizations violate anti-corruption laws, then:
a) send the lists of violating enterprises to the ministries, the agencies supervising the main business fields or business lines of the enterprises for compiling, monitoring, managing and publicizing on the websites;
b) send the lists of violating organizations to the Ministry of Home Affairs or the corresponding Departments of Home Affairs for compiling, monitoring, managing and publicizing on the websites.
3. If the violations of anti-corruption laws show signs of criminals, the deciders must transfer the case file to the inspecting agencies while issue a written notice to the People’s Procuracies of the corresponding level as per law.
Article 62. Rights and obligations of inspected enterprises or organizations
The rights and obligations of inspected enterprises or organizations are specified in regulations and law on inspection.
Article 63. Handling overlaps in inspection on the compliance with the Law on Anti-Corruption of enterprises and organizations
1. If there are any overlaps relating the scope, subjects, contents or time of inspection between Inspectorates of different ministries, or between the inspectorate of a Ministry and the provincial inspectorate, the inspecting agencies must collaborate, discuss and reach the consensus on the solutions. To be specific:
a) If there are overlaps relating the inspected array, subjects, contents or time between the Inspectorates of different ministries, the Ministry Inspectorates in charge of state managing the main business fields or business lines of the inspected entities will conduct the inspection;
b) If there are overlaps relating the inspected array, subjects, contents or time between the Ministry Inspectorates or the provincial inspectors, the Ministry Inspectorates will conduct the inspections.
2. If inspecting agencies fail to reach a consensus on the solutions for the overlaps or the enterprises, organizations reflect, make proposals regarding the overlaps in the inspection, the Inspector-General shall consider and decide.
Within 10 days from the day on which the reflection, proposal papers are received, the Inspector-General shall issue a written notice on handling the overlaps relating the inspected array, subjects, contents and time.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực