Nghị định 107/2006/NĐ-CP xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong tổ chức do mình quản lý phụ trách
Số hiệu: | 107/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 17/10/2006 |
Ngày công báo: | 02/10/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
1. Nghị định này áp dụng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này cũng phải bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.
1. Mức độ của vụ, việc tham nhũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Vụ, việc tham nhũng được chia theo các mức độ sau đây:
a) Tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm;
b) Tham nhũng nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm;
c) Tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;
d) Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định này hoặc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp vụ, việc tham nhũng xảy ra liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra vụ, việc tham nhũng, người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có người vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại Nghị định này.
1. "Cấp phó của người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định này là người được phân công giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, phụ trách một lĩnh vực công tác nhất định trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc một số đơn vị trực thuộc của cơ quan, tổ chức.
2. "Trách nhiệm trực tiếp" là trách nhiệm của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc xảy ra trong lĩnh vực công tác, trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách.
3. "Trách nhiệm liên đới" là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với hành vi tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực công tác, trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách; của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có người vi phạm trong trường hợp vụ, việc tham nhũng xảy ra liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này, ngoài việc thực hiện theo các nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, còn thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1. Căn cứ vào sự phân công, phân cấp quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để xác định mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới.
2. Căn cứ vào mối quan hệ công tác giữa trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu với hành vi tham nhũng của người dưới quyền.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức (đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày 29 tháng 4 năm 2003, sau đây gọi chung là Pháp lệnh Cán bộ, công chức) và viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức quy định tại điểm a và g khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại điều lệ của tổ chức đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nếu trước đó đã tự nguyện xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì được miễn xử lý kỷ luật.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách được giảm nhẹ một mức kỷ luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đã có đơn xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
b) Đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; đã xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, nếu không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc nếu phát hiện hành vi tham nhũng mà không xử lý nghiêm minh, không báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì phải tăng nặng một mức kỷ luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý các hình thức kỷ luật theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền về vụ, việc tham nhũng hoặc từ ngày bản án về vụ tham nhũng có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng.
Thẩm quyền quyết định kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng phải thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
2. Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng;
b) Một ủy viên là đại diện đảng uỷ cấp trên trực tiếp của đảng ủy cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng;
c) Một ủy viên là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
3. Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số bằng phiếu kín. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.
4. Việc thành lập Hội đồng kỷ luật đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
2. Lãnh đạo cấp trên trực tiếp tổ chức và chủ trì cuộc họp kiểm điểm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu quy định tại khoản 1 Điều này. Thành phần mời tham dự cuộc họp kiểm điểm là cán bộ, công chức giữ các vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc xác định thành phần mời dự họp do lãnh đạo cấp trên trực tiếp quyết định. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, biểu quyết hình thức kỷ luật bằng phiếu kín, kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật.
Các quy định khác liên quan đến quy trình xem xét xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị như thời hiệu xử lý kỷ luật; tạm đình chỉ công tác; quản lý hồ sơ kỷ luật; chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật và các quy định liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật được thực hiện theo Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này trong đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
2. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ các quy định tại Nghị định này hướng dẫn áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 107/2006/ND-CP |
Hanoi, September 22, 2006 |
DECREE
DEFINING RESPONSIBILITIES OF HEADS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS FOR CORRUPTION OCCURRING IN THEIR AGENCIES, ORGANIZATIONS OR UNITS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Anti-Corruption Law;
Pursuant to the December 21, 1999 Penal Code;
Pursuant to the February 26, 1998 Ordinance on Cadres and Civil Servants; the April 28, 2000 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Cadres and Civil Servants; and the April 29, 2003 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Cadres and Civil Servants;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Decree defines responsibilities of heads of agencies, organizations and units for corruption occurring in their agencies, organizations or units.
Article 2.- Subjects of application
1. This Decree applies to heads of agencies, organizations and units within state bodies, political organizations, socio-political organizations, people's armed forces units, non-business units, state enterprises, and other agencies, organizations and units that use state budget and property.
2. Deputy heads of agencies, organizations and units defined in Clause 1 of this Article shall also be responsible for corruption occurring in the working domains or units under their assigned management.
Article 3.- Severity of corruption cases
1. The severity of corruption cases shall serve as a basis for defining responsibilities of heads and deputy heads of agencies, organizations and units.
2. Corruption cases shall be classified based on the extent of their severity as follows:
a/ Less serious corruption case means a case in which a person commits an act of corruption which is not serious enough for examination of penal liability or is subject to penal liability examination and a penalty in the form of non-custody re-education of up to 3 years or imprisonment of up to 3 years;
b/ Serious corruption case means a case in which a person committing an act of corruption is subject to imprisonment of between 3 and 7 years;
c/ Very serious corruption case means a case in which a person committing an act of corruption is subject to imprisonment of between 7 and 15 years;
d/ Particularly serious corruption case means a case in which a person committing an act of corruption is subject to imprisonment of at least 15 years, life imprisonment or death penalty.
Article 4.- Principles for handling heads and deputy heads of agencies, organizations and units
1. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units who are directly responsible for acts of corruption committed in their agencies, organizations or units shall be disciplined under the provisions of this Decree or shall, if there exist full elements of a crime, be examined for penal liability according to the provisions of law.
2. Heads of agencies, organizations or units who are jointly responsible for acts of corruption committed in their agencies, organizations or units shall be disciplined according to the provisions of this Decree.
3. Where a corruption case involves many agencies, organizations or units, apart from agencies, organizations or units where the corruption case occurs, heads or deputy heads of the involved agencies, organizations or units having violators shall also be jointly responsible therefor according to the provisions of this Decree.
Article 5.- Interpretation of terms
1. "Deputy head" of an agency, organization or unit defined in this Decree means a person assigned to assist the head of such agency, organization or unit in managing or taking charge of a certain working domain in the agency, organization or unit or of several attached units of the agency or organization.
2. "Direct responsibility" means responsibility of the head or deputy head of an agency, organization or unit for acts of corruption committed by persons whom he/she directly manage or assign tasks to, or committed in the working domain, agency, organization or unit under his/her management.
3. "Joint responsibility" means responsibility of the head of an agency, organization or unit for acts of corruption committed in the working domains or units under his/her deputy's management; or of the head or deputy head of the involved agency, organization or unit having violators, if the corruption case involves many agencies, organizations or units.
DISCIPLINING OF HEADS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS
Article 6.- Principles of examination and disciplining
The disciplining of heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs and of heads or deputy heads of involved agencies, organizations or units defined in Clause 3, Article 4 of this Decree shall, apart from complying with the principles of disciplining cadres and civil servants specified in the Government's Decree No. 35/2005/ND-CP of March 17, 2005, on disciplining of cadres and civil servants, also comply with the following principles:
1. The task assignment and management decentralization within agencies, organizations or units shall serve as a basis for the determination of direct or joint responsibility.
2. The relations between the managing heads or deputy heads and persons under their management who commit acts of corruption shall serve as a basis for disciplining.
Article 7.- Disciplining forms
Heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs shall, depending on the nature and severity of the corruption cases, be disciplined as follows:
1. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units who are cadres or civil servants defined at Points b, c, d, e, f and h, Clause 1, Article 1 of the Ordinance on Cadres and Civil Servants (which was amended and supplemented on April 29, 2003, by the National Assembly Standing Committee, and is hereinafter referred to as the Ordinance on Cadres and Civil Servants) and managers of state enterprises shall be subject to one of the following disciplining forms:
a/ Reprimand;
b/ Caution;
c/ Dismissal.
2. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units who are cadres or civil servants defined at Points a and g, Clause 1, Article 1 of the Ordinance on Cadres and Civil Servants shall be disciplined according to the provisions of law and the charters of their political organizations or socio-political organizations.
3. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units belonging to socio-political-professional organizations, socio-professional organizations or social organizations shall be disciplined according to the charters of those organizations.
4. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units who are officers, non-commissioned officers or professional army men in the people's army or people's police shall be disciplined according to the provisions of law applicable to officers, non-commissioned officers and professional army men in the people's army or people's police.
Article 8.- Application of reprimand
Reprimand shall be applied to the head or deputy head of an agency, organization or unit where a serious corruption case occurs or many less serious corruption cases occur.
Article 9.- Application of caution
Caution shall be applied to the head or deputy head of an agency, organization or unit where a very serious corruption case occurs or many serious corruption cases occur.
Article 10.- Application of dismissal
Dismissal shall be applied to the head or deputy head of an agency, organization or unit where a particularly serious corruption case occurs or many very serious corruption cases occur.
Article 11.- Cases of exclusion of responsibility; exemption, extenuation or aggravation of discipline
1. The responsibility of heads or deputy heads of agencies, organizations or units shall be excluded in case they cannot know or have applied necessary measures to prevent or stop acts of corruption.
2. If heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs voluntarily apply for resignation before they are disciplined in the form of reprimand, and their resignation has been approved by competent authorities, they shall be exempt from disciplining.
3. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs shall be subject to an immediate lower discipline in one of the following cases:
a/ They have filed applications for resignation, which are approved by competent authorities;
b/ They have applied necessary measures to prevent or overcome the consequences of acts of corruption; or have strictly handled and promptly reported acts of corruption to competent agencies or organizations.
4. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs who fail to take necessary measures to prevent or overcome the consequences of acts of corruption, or who discover acts of corruption but fail to strictly handle them or to promptly report voluntarily apply for resignation them to competent agencies or organizations shall be subject to an immediate higher discipline.
Article 12.- Disciplining of ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies and persons holding equivalent positions, chairmen of provincial/municipal People's Councils and presidents of provincial/municipal People's Committees
Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies or persons holding equivalent positions, chairmen of provincial/municipal People's Councils or presidents of provincial/municipal People's Committees who let particularly serious corruption cases occur in their respective ministries, branches or localities, causing adverse political, economic or social impacts, shall bear responsibility therefor and be disciplined according to the provisions of Clause 1 or Clause 2, Article 7 of this Decree.
DISCIPLINING COMPETENCE, PROCESS AND PROCEDURES
Article 13.- Responsibility to consider discipline
Within 30 days after obtaining competent bodies' official conclusions on corruption cases or after the judgments on corruption cases take legal effect, heads of immediate superior agencies, organizations or units shall consider the discipline or report the cases to competent authorities to consider the disciplining of heads or deputy heads of agencies, organizations or units who are directly or jointly responsible for the corruption cases.
Article 14.- Competence to decide on discipline
The competence to decide on disciplining heads of agencies, organizations or units where corruption occurs shall comply with the current regulations on decentralization of management of cadres and civil servants.
Article 15.- Disciplinary councils
1. Heads of immediate superior agencies, organizations or units of agencies, organizations or units where corruption occurs must set up disciplinary councils to consider the disciplining of heads or deputy heads of the agencies, organizations or units where corruption occurs.
2. Members of a disciplinary council include:
a/ The council chairman being the head or deputy head of the immediate superior agency, organization or unit of the agency, organization or unit where corruption occurs;
b/ A member being a representative of the immediate superior Party committee of the Party committee of the agency, organization or unit where corruption occurs;
c/ A member being a representative of the trade union executive board of the agency, organization or unit where corruption occurs.
3. The disciplinary council shall work under the collective regime and make decisions based on majority vote by secret ballot. Its meeting shall only be held when it is attended by all their members.
4. The setting up of councils for disciplining ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairmen of provincial/municipal People's Councils, presidents of provincial/municipal People's Committees or persons holding equivalent positions shall be considered and decided by competent agencies or organizations according to the provisions of law.
Article 16.- Process of consideration of disciplining
1. The head or deputy head of the agency, organization or unit where corruption occurs shall make a self-criticism report and acknowledge a disciplining form.
2. The immediate superior leader shall convene and preside a meeting to criticize the head or deputy head defined in Clause 1 of this Article. Participants in the meeting shall include holders of leading positions in the agency, organization or unit. The immediate superior leader shall decide on the meeting's participants. The meeting's minutes must state the disciplining form proposed by the agency, organization or unit.
3. The disciplinary council of the immediate superior agency, organization or unit shall consider and vote on the disciplining form by secret ballot and propose the head of its agency, organization or unit or competent authorities to decide on the discipline.
Article 17.- Other regulations on the process of consideration of disciplining
Other regulations on the process of considering the disciplining of heads and deputy heads of agencies, organizations and units such as those on the statute of limitations for disciplining; suspension of working; management of disciplinary dossiers; termination of the validity of disciplinary decisions; complaints and settlement of complaints about disciplinary decisions, and regulations related to disciplined cadres and civil servants shall comply with the Government's Decree No. 35/2005/ND-CP of March 17, 2005, on disciplining of cadres and civil servants.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 18.- Implementation effect
This Decree shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 19.- Implementation guidance
1. The Minister of Home Affairs shall provide guidance on the implementation of this Decree in state non-business units and enterprises, social organizations and socio-professional organizations which use state budget and property.
2. Competent agencies shall guide the application of the provisions of this Decree to agencies, organizations and units belonging to political organizations, socio-political organizations or socio-political-professional organizations.
Article 20.- Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.