Chương 2 Nghị định 107/2006/NĐ-CP: Xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
Số hiệu: | 107/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 17/10/2006 |
Ngày công báo: | 02/10/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này, ngoài việc thực hiện theo các nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, còn thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1. Căn cứ vào sự phân công, phân cấp quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để xác định mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới.
2. Căn cứ vào mối quan hệ công tác giữa trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu với hành vi tham nhũng của người dưới quyền.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức (đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày 29 tháng 4 năm 2003, sau đây gọi chung là Pháp lệnh Cán bộ, công chức) và viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức quy định tại điểm a và g khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại điều lệ của tổ chức đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nếu trước đó đã tự nguyện xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì được miễn xử lý kỷ luật.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách được giảm nhẹ một mức kỷ luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đã có đơn xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
b) Đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; đã xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, nếu không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc nếu phát hiện hành vi tham nhũng mà không xử lý nghiêm minh, không báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì phải tăng nặng một mức kỷ luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý các hình thức kỷ luật theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Chapter II
DISCIPLINING OF HEADS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS
Article 6.- Principles of examination and disciplining
The disciplining of heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs and of heads or deputy heads of involved agencies, organizations or units defined in Clause 3, Article 4 of this Decree shall, apart from complying with the principles of disciplining cadres and civil servants specified in the Government's Decree No. 35/2005/ND-CP of March 17, 2005, on disciplining of cadres and civil servants, also comply with the following principles:
1. The task assignment and management decentralization within agencies, organizations or units shall serve as a basis for the determination of direct or joint responsibility.
2. The relations between the managing heads or deputy heads and persons under their management who commit acts of corruption shall serve as a basis for disciplining.
Article 7.- Disciplining forms
Heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs shall, depending on the nature and severity of the corruption cases, be disciplined as follows:
1. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units who are cadres or civil servants defined at Points b, c, d, e, f and h, Clause 1, Article 1 of the Ordinance on Cadres and Civil Servants (which was amended and supplemented on April 29, 2003, by the National Assembly Standing Committee, and is hereinafter referred to as the Ordinance on Cadres and Civil Servants) and managers of state enterprises shall be subject to one of the following disciplining forms:
a/ Reprimand;
b/ Caution;
c/ Dismissal.
2. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units who are cadres or civil servants defined at Points a and g, Clause 1, Article 1 of the Ordinance on Cadres and Civil Servants shall be disciplined according to the provisions of law and the charters of their political organizations or socio-political organizations.
3. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units belonging to socio-political-professional organizations, socio-professional organizations or social organizations shall be disciplined according to the charters of those organizations.
4. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units who are officers, non-commissioned officers or professional army men in the people's army or people's police shall be disciplined according to the provisions of law applicable to officers, non-commissioned officers and professional army men in the people's army or people's police.
Article 8.- Application of reprimand
Reprimand shall be applied to the head or deputy head of an agency, organization or unit where a serious corruption case occurs or many less serious corruption cases occur.
Article 9.- Application of caution
Caution shall be applied to the head or deputy head of an agency, organization or unit where a very serious corruption case occurs or many serious corruption cases occur.
Article 10.- Application of dismissal
Dismissal shall be applied to the head or deputy head of an agency, organization or unit where a particularly serious corruption case occurs or many very serious corruption cases occur.
Article 11.- Cases of exclusion of responsibility; exemption, extenuation or aggravation of discipline
1. The responsibility of heads or deputy heads of agencies, organizations or units shall be excluded in case they cannot know or have applied necessary measures to prevent or stop acts of corruption.
2. If heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs voluntarily apply for resignation before they are disciplined in the form of reprimand, and their resignation has been approved by competent authorities, they shall be exempt from disciplining.
3. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs shall be subject to an immediate lower discipline in one of the following cases:
a/ They have filed applications for resignation, which are approved by competent authorities;
b/ They have applied necessary measures to prevent or overcome the consequences of acts of corruption; or have strictly handled and promptly reported acts of corruption to competent agencies or organizations.
4. Heads or deputy heads of agencies, organizations or units where corruption occurs who fail to take necessary measures to prevent or overcome the consequences of acts of corruption, or who discover acts of corruption but fail to strictly handle them or to promptly report voluntarily apply for resignation them to competent agencies or organizations shall be subject to an immediate higher discipline.
Article 12.- Disciplining of ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies and persons holding equivalent positions, chairmen of provincial/municipal People's Councils and presidents of provincial/municipal People's Committees
Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies or persons holding equivalent positions, chairmen of provincial/municipal People's Councils or presidents of provincial/municipal People's Committees who let particularly serious corruption cases occur in their respective ministries, branches or localities, causing adverse political, economic or social impacts, shall bear responsibility therefor and be disciplined according to the provisions of Clause 1 or Clause 2, Article 7 of this Decree.