Chương I: Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Những quy định chung
Số hiệu: | 115/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/09/2020 | Ngày hiệu lực: | 29/09/2020 |
Ngày công báo: | 06/10/2020 | Số công báo: | Từ số 935 đến số 936 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm đối tượng được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức
Chính phủ ban hành Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo đó, xem xét tiếp nhận vào làm viên chức với các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng BHXH bắt buộc theo quy định gồm:
- Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (đối tượng mới);
- Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;
- Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật;
- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Người đang làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Nghị định 115/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 29/9/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
3. Đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được áp dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chế độ tập sự” là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc;
2. “Thay đổi chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm;
3. “Hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
4. “Thăng hạng chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp.
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Căn cứ tuyển dụng viên chức
Điều 6. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Điều 8. Hội đồng tuyển dụng viên chức
Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi
Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển viên chức
Điều 13. Tiếp nhận vào làm viên chức
Điều 14. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
Điều 15. Trình tự tổ chức tuyển dụng
Điều 17. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng
Điều 18. Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc
Điều 23. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
Điều 25. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự
Mục 2. CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Điều 31. Căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Điều 35. Cử viên chức tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Điều 36. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Điều 37. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Điều 38. Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Điều 39. Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Điều 40. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
Điều 46. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý
Điều 47. Bổ nhiệm trong trường hợp khác
Điều 53. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu
Điều 54. Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý
Điều 55. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
Điều 57. Giải quyết thôi việc đối với viên chức
Điều 62. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập