Thanh tra giao thông là ai? Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt hay không mới nhất 2025?
Thanh tra giao thông là ai? Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt hay không mới nhất 2025?

1. Thanh tra giao thông là ai?

Căn cứ vào Điều 83 Luật đường bộ 2024 (có hiệu lực ngày 01/01/2025) thì Thanh tra đường bộ là người có những nhiệm vụ sau đây:

  • Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kết cấu hạ tầng đường bộ; vận tải đường bộ tại đơn vị vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đơn vị thực hiện dịch vụ hỗ trợ vận tải;
  • Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lối xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, trừ hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
  • Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, pháp luật quy định về nhiệm vụ của thanh tra đường bộ hay còn gọi là thanh tra giao thông cụ thể theo quy định tại Luật đường bộ 2024.

2. Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt hay không mới nhất 2025?

Theo quy định tại Điều 83 Luật Đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định về nhiệm vụ của thanh tra đường bộ (thanh tra giao thông) cụ thể như sau:

“Điều 83. Thanh tra đường bộ

Thanh tra đường bộ có nhiệm vụ sau đây:

1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kết cấu hạ tầng đường bộ; vận tải đường bộ tại đơn vị vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đơn vị thực hiện dịch vụ hỗ trợ vận tải;

2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lối xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, trừ hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

3. Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong đó, sẽ không còn quy định về thẩm quyền dừng phương tiện giao thông đối với Thanh tra đường bộ (Thanh gia giao thông). Như vậy, chính thức từ ngày 1/1/2025, Thanh tra giao thông sẽ không còn được phép dừng phương tiện như trước đây theo quy định của pháp luật.

3. Tiêu chuẩn làm thanh tra giao thông từ 20/9/2024

Theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải như sau:

  • Công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc tổ chức tham mưu giúp việc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ GTVT.
  • Đơn vị trực thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ GTVT.
  • Công chức thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra 2022 và các điều kiện, tiêu chuẩn bao gồm:
    • Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
    • Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.

Theo đó, kể từ 20/9/2024, thanh tra giao thông cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện như đã nêu trên.

Thanh tra giao thông là ai? Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt hay không mới nhất 2025?
Thanh tra giao thông là ai? Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt hay không mới nhất 2025?

4. Quy định về sử dụng trang phục của thanh tra giao thông từ 20/9/2024

Tại Điều 11 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT có quy định về quản lý, sử dụng trang phục như sau:

  • Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành được sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, tham dự các hội nghị, ngày truyền thống và các buổi lễ khác liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định.
  • Công chức thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm quản lý và sử dụng trang phục được cấp theo đúng quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ GTVT có trách nhiệm cấp trang phục theo đúng quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGTVT.

Theo đó, trang phục công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải được sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, tham dự các hội nghị, ngày truyền thống và các buổi lễ khác liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Luật giao thông đường bộ hiện nay hết hạn khi nào?

Luật Giao thông đường bộ 2008 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực trừ quy định tại Điều 86 Luật Đường bộ 2024.

5.2. Thanh tra giao thông khác gì cảnh sát giao thông?

Việc Cảnh sát giao thông làm chủ hoạt động trực tiếp trên đường bộ, còn Thanh tra giao thông tập trung vào giám sát và xử lý vi phạm hành chính từ xa, tạo nên sự cân bằng và hiệu quả trong công tác quản lý giao thông.

5.3. Thanh tra giao thông có những quyền hạn gì?

Theo quy định này, thanh tra giao thông có quyền thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ. Trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả thì được phép dừng phương tiện.

5.4. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ là gì?

Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ là quy hoạch lĩnh vực chuyên ngành, gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phương tiện giao thông và vận tải đường bộ.

5.5. Thế nào là giao lộ?

Nút giao thông hay còn gọi giao lộ là nơi các tuyến đường giao nhau. Tại các thành phố hay thị trấn thì tại các nút giao thông sẽ có các vòng xoay (bùng binh) để điều tiết luồng lưu thông xe cộ.

5.6. Đường cấp 4 là gì?

Cấp 4 là các tuyến đường giao thông nội bộ, kết nối các thôn, xã và làng mạc với nhau. Đường cấp 4 thường có quy mô nhỏ, mặt đường hẹp và khả năng chịu tải hạn chế.