Chương V: Quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ
Số hiệu: | 35/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ từ ngày 01/01/2025
Ngày 27/6/2024, Quốc hội thông qua Luật Đường bộ 2024 thay thế Luật Giao thông đường bộ 2008.
Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ từ ngày 01/01/2025
Theo đó, chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ được quy định cụ thể như sau:
- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
+ Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
+ Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
+ Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.
Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 81. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ
1. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về hoạt động đường bộ.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về hoạt động đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động đường bộ.
4. Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
5. Quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hoạt động đường bộ.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đường bộ.
8. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường bộ.
Điều 82. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
Thanh tra đường bộ có nhiệm vụ sau đây:
1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kết cấu hạ tầng đường bộ; vận tải đường bộ tại đơn vị vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đơn vị thực hiện dịch vụ hỗ trợ vận tải;
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lối xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, trừ hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
3. Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về hoạt động đường bộ.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về hoạt động đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động đường bộ.
4. Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
5. Quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hoạt động đường bộ.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đường bộ.
8. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường bộ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
Thanh tra đường bộ có nhiệm vụ sau đây:
1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kết cấu hạ tầng đường bộ; vận tải đường bộ tại đơn vị vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đơn vị thực hiện dịch vụ hỗ trợ vận tải;
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lối xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, trừ hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
3. Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.