- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Bảo hiểm xã hội (102)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Định danh (67)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Biển báo giao thông (35)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Phương tiện giao thông (34)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
Hành lang an toàn đường bộ có được xây nhà không?
1. Hành lang an toàn đường bộ có được xây nhà không?
Hành lang an toàn đường bộ không được phép xây nhà.
Cụ thể, Khoản 1 Điều 19 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau về xây dựng trên hành lang an toàn đường bộ:
“Điều 19. Xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
1. Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, không được xây dựng công trình khác, trừ trường hợp sau đây:
a) Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Công trình thông tin, viễn thông, đường dây tải điện, dây dẫn điện, cột viễn thông, trạm thu phát sóng di động, cột điện;
c) Công trình cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước, trừ nhà máy nước, nhà máy sản xuất năng lượng;
d) Công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, thủy điện;
đ) Băng tải phục vụ sản xuất, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình đặc biệt khác;
e) Tuyến đường khác giao cắt hoặc đi song song với đường hiện hữu”.
Có thể thấy, nhà ở không thuộc các trường hợp công trình được xây dựng trên hành lang an toàn đường bộ.
2. Hành lang an toàn đường bộ là gì? Hành lang an toàn đường bộ tính từ đâu?
Theo Khoản 5 Điều 2 Luật Đường bộ 2024:
5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm tầm nhìn xe chạy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Như vậy, hành lang an toàn đường bộ tính từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm tầm nhìn xe chạy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Việc xác định hành lang an toàn đường bộ tính từ đâu được cụ thể tại Khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ 2024 như sau:
“1. Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với đường ngoài đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ, theo quy mô, cấp kỹ thuật của đường; trường hợp đường hiện hữu chưa xác định cấp kỹ thuật, thì căn cứ chiều rộng mặt đường và tiêu chuẩn thiết kế đường để xác định cấp kỹ thuật tương ứng làm căn cứ xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ;
b) Đối với đường đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị đến chỉ giới đường đỏ nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang của đường ngoài đô thị cùng cấp;
c) Đối với cầu, bến phà, cầu phao đường bộ, xác định theo chiều dọc, chiều ngang công trình và phụ thuộc cấp sông, quy mô công trình; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, xác định từ mép ngoài của phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu;
d) Đối với hầm đường bộ, xác định từ mép ngoài của phần đất bảo vệ công trình hầm ra xung quanh;
đ) Đường bộ có kè, tường chắn bảo vệ nằm trong phạm vi đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, xác định từ mép ngoài của kè, tường chắn bảo vệ trở ra nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang an toàn đường bộ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Đối với đường thôn, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị và đường khác không cho xe ô tô di chuyển thì không bắt buộc bố trí hành lang an toàn đường bộ”.
3. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được xác định như thế nào?
Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định tại Điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ
…
1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
b) 13 mét đối với đường cấp III;
c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.
4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:
a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;
b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt”.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Đối với đường ngoài đô thị, chiều rộng hành lang an toàn được tính như thế nào?
Chiều rộng được xác định từ mép ngoài phần đất bảo vệ, tùy thuộc vào cấp kỹ thuật của đường hoặc tiêu chuẩn thiết kế trong trường hợp đường chưa xác định cấp kỹ thuật.
4.2. Đối với đường đô thị, chiều rộng hành lang an toàn được xác định ra sao?
Chiều rộng được tính từ mép ngoài phần đất bảo vệ đến chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch, nhưng không lớn hơn hành lang của đường ngoài đô thị cùng cấp.
4.3. Chiều rộng hành lang an toàn của đường cao tốc ngoài đô thị là bao nhiêu?
Đối với đường cao tốc ngoài đô thị, chiều rộng hành lang là 17 mét tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên. Với cầu cạn và hầm, chiều rộng là 20 mét tính từ mép ngoài kết cấu ra mỗi bên.
4.4. Đường cao tốc trong đô thị có quy định hành lang an toàn như thế nào?
Đối với đường cao tốc trong đô thị, hành lang không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài kết cấu ra mỗi bên. Nếu có đường bên, chỉ giới hành lang là chỉ giới đường đỏ.
4.5. Đường bộ và đường sắt liền kề có ranh giới hành lang an toàn được phân định như thế nào?
Ranh giới ưu tiên cho hành lang đường sắt. Nếu rãnh dọc chung nhau, ranh giới hành lang là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, hoặc mép đáy rãnh phía đường sắt nếu cao độ bằng nhau.
4.6. Trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, những công trình nào được phép xây dựng?
Chỉ được xây dựng các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, viễn thông, điện, cấp thoát nước, thủy lợi, đê điều, băng tải sản xuất, hoặc tuyến đường khác giao cắt với đường bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hành lang an toàn đường bộ là gì? 03 điều cần biết về hành lang an toàn đường bộ mới nhất 2025
- Hành lang an toàn đường bộ tính từ đâu?
- Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được xác định như thế nào?
- Khổ giới hạn của đường bộ là gì? 05 lưu ý về khổ giới hạn đường bộ mới nhất 2025?
- Kích thước giới hạn chở hàng hóa phương tiện giao thông đường bộ mới nhất 2025
- Chiều rộng, chiều dài chở hàng cho phép mới nhất 2025
- Chiều cao chở hàng hóa cho phép mới nhất 2025
- Mức phạt xe quá khổ mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Quy định xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông mới nhất 2025
- Giới hạn tải trọng xe mới nhất 2025
- Lỗi chở hàng cồng kềnh năm 2025 phạt bao nhiêu?