Quy định xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông mới nhất 2025
Quy định xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông mới nhất 2025

1. Quy định xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông mới nhất 2025

1.1. Kích thước giới hạn chở hàng hóa phương tiện giao thông đường bộ mới nhất 2025

1.1.1. Chiều rộng, chiều dài chở hàng cho phép mới nhất 2025

Căn cứ Điều 17 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT, chiều rộng, chiều dài chở hàng hóa cho phép được quy định như sau:

  • Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
  • Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe và không lớn hơn 20,0 mét.
  • Xe ô tô chở người không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe và không được xếp hàng hóa, hành lý trên nóc xe (trừ trường hợp có thiết kế được cơ quan đăng kiểm chứng nhận) để đảm bảo an toàn giao thông.
  • Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
  • Đối với xe thô sơ, hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe.

1.1.2. Chiều cao chở hàng hóa cho phép mới nhất 2025

Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT, chiều cao chở hàng hóa cho phép được quy định như sau:

  • Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
  • Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
    • Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế từ 5 tấn trở lên được ghi trong trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe: chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
    • Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn được ghi trong trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe: chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
    • Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế dưới 2,5 tấn được ghi trong trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe: chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
  • Xe chở công te nơ: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.
  • Khi vận chuyển hàng rời, vật liệu xây dựng, phế thải phải che đậy kín, không để rơi vãi xuống đường, gây ra tiếng ồn hoặc bụi bẩn trong suốt quá trình vận chuyển trên đường và chiều cao tối đa của hàng hóa phải thấp hơn mép trên thành thùng xe tối thiểu 10 cm
  • Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
Kích thước giới hạn chở hàng hóa phương tiện giao thông đường bộ mới nhất 2025
Kích thước giới hạn chở hàng hóa phương tiện giao thông đường bộ mới nhất 2025

1.2. Giới hạn tải trọng xe mới nhất 2025

1.2.1 Giới hạn tải trọng trục xe, cụm trục xe

Căn cứ Điều 14 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT, giới hạn tải trọng xe được quy định như sau:

Điều 14. Giới hạn tải trọng trục xe, cụm trục xe

1. Trục đơn: tải trọng trục xe ≤ 10 tấn.

2. Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:

a) Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;

b) Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;

c) Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.

3. Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:

a) Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;

b) Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.

1.2.2. Giới hạn khối lượng toàn bộ của xe, tổ hợp xe

Căn cứ Điều 15 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT, giới hạn tải trọng xe được quy định như sau:

Điều 15. Giới hạn khối lượng toàn bộ của xe, tổ hợp xe

1. Đối với xe ô tô có tổng số trục:

a) Bằng hai, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 16 tấn;

b) Bằng ba, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 24 tấn;

c) Bằng bốn, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 30 tấn;

d) Bằng năm hoặc lớn hơn và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng nhỏ hơn hoặc bằng 7 mét, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 32 tấn;

đ) Bằng năm hoặc lớn hơn và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng lớn hơn 7 mét, khối lượng toàn bộ của xe ≤ 34 tấn.

2. Đối với tổ hợp xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc có tổng số trục:

a) Bằng ba, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 26 tấn;

b) Bằng bốn, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 34 tấn;

c) Bằng năm và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơ mi rơ moóc từ 3,2 mét đến 4,5 mét, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 38 tấn;

d) Bằng năm và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơ mi rơ moóc lớn hơn 4,5 mét, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 42 tấn;

đ) Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơ mi rơ moóc từ 3,2 mét đến 4,5 mét, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 40 tấn; trường hợp chở một công te nơ, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 42 tấn;

e) Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơ mi rơ moóc lớn hơn 4,5 mét đến 6,5 mét, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 44 tấn;

g) Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơ mi rơ moóc lớn hơn 6,5 mét, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 48 tấn.

3. Đối với tổ hợp xe ô tô kéo rơ moóc: khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe gồm khối lượng toàn bộ của xe ô tô (tương ứng với khối lượng toàn bộ của xe được quy định tại khoản 1 Điều này) và tổng tải trọng các trục xe, cụm trục xe của rơ moóc được kéo theo (tương ứng với tải trọng trục xe, cụm trục xe được quy định tại Điều 14 của Thông tư này), cụ thể như sau:

a) Trường hợp xe ô tô kéo rơ moóc một cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc đo trên mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7 mét, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 45 tấn;

b) Trường hợp xe ô tô kéo rơ moóc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc đo theo mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,0 mét, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe ≤ 45 tấn.

4. Đối với trường hợp tổ hợp xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều này nhưng có khoảng cách tính từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơ mi rơ moóc < 3,2 mét hoặc tổ hợp xe ô tô kéo rơ moóc một cụm trục quy định tại điểm a khoản 3 Điều này nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa cụm trục của rơ moóc nhỏ hơn 3,7 mét hoặc tổ hợp xe ô tô kéo rơ moóc nhiều cụm trục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc nhỏ hơn 3,0 mét, khối lượng toàn bộ của tổ hợp xe phải giảm 2 tấn trên 1 mét dài ngắn đi của các khoảng cách nêu tại khoản này tương ứng với từng trường hợp.

2. Mức phạt xe quá khổ mới nhất 2025 là bao nhiêu?

Lỗi chở hàng quá khổ có thể hiểu là lỗi chở hàng vượt quá chiều dài, chiều ngang và chiều cao cho phép của xe, có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;

b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

Như vậy, lỗi xe chở hàng quá khổ bị phạt như sau:

  • Người điều khiển xe tải vi phạm chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe thì có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Mức phạt xe quá khổ mới nhất 2025 là bao nhiêu?
Mức phạt xe quá khổ mới nhất 2025 là bao nhiêu?

3. Lỗi chở hàng cồng kềnh năm 2025 phạt bao nhiêu?

Người nào đi xe máy chở hàng cồng kềnh vượt quá giới hạn quy định thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Căn cứ Điểm k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Điểm a, Điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

...

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

...

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

...

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

...

Như vậy, người nào đi xe máy chở hàng cồng kềnh vượt quá giới hạn quy định thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Chiều rộng xếp hàng hóa được phép là bao nhiêu?

Chiều rộng của hàng hóa xếp trên phương tiện giao thông cơ giới không được vượt quá chiều rộng của thùng xe theo thiết kế. Kích thước này được ghi rõ trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

4.2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép là bao nhiêu?

Chiều dài hàng hóa không được vượt quá 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định). Ngoài ra, chiều dài hàng hóa cũng không được vượt quá 20,0 mét.

4.3. Xe ô tô chở người có được xếp hàng ngoài xe không?

Xe ô tô chở người không được phép xếp hàng hóa nhô ra ngoài kích thước bao ngoài của xe, cũng như không được phép xếp hàng hóa lên nóc xe (trừ trường hợp có thiết kế được cơ quan đăng kiểm chứng nhận). Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và không gây nguy hiểm.

4.4. Xe mô tô có giới hạn gì khi chở hàng?

Xe mô tô, xe gắn máy không được phép xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng của giá đèo hàng về mỗi bên là 0,3 mét, và không được xếp hàng hóa nhô ra phía sau giá đèo hàng quá 0,5 mét. Bên cạnh đó, chiều cao của hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không được vượt quá 2 mét để đảm bảo không gây mất an toàn giao thông.

4.5. Xe thô sơ có giới hạn gì khi chở hàng?

Đối với xe thô sơ, hàng hóa không được vượt quá 1/3 chiều dài của thân xe, và không được vượt quá 1 mét phía trước hoặc phía sau xe. Bên cạnh đó, chiều rộng của hàng hóa cũng không được vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe để không gây cản trở giao thông và đảm bảo tầm nhìn của người điều khiển.

4.6. Xe tải thùng hở có mui có giới hạn chiều cao không?

Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa phải nằm trong giới hạn chiều cao của thùng xe theo thiết kế. Thông tin này được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Hàng hóa không được vượt quá chiều cao của thùng xe để đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông.

4.7. Xe tải thùng không mui có chiều cao xếp hàng không?

Nếu xe tải thùng không mui, hàng hóa xếp trên xe phải tuân thủ các quy định về chiều cao. Cụ thể, với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên, chiều cao không được vượt quá 4,2 mét. Với xe có khối lượng hàng hóa từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn, chiều cao không quá 3,5 mét, và với xe dưới 2,5 tấn, chiều cao xếp hàng không được vượt quá 2,8 mét. Điều này được ghi rõ trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật của xe.

4.8. Xe chở container có chiều cao xếp hàng ra sao?

Đối với xe chở container, chiều cao xếp hàng tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy không được vượt quá 4,35 mét. Điều này là để đảm bảo xe không vượt quá giới hạn an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

4.9. Xe mô tô có giới hạn chiều cao khi chở hàng?

Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều cao 2 mét tính từ mặt đường xe chạy. Điều này là để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, tránh việc hàng hóa che khuất tầm nhìn hoặc gây mất thăng bằng cho xe.