- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Bảo hiểm xã hội (98)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Biển báo giao thông (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
Kích thước giới hạn chở hàng hóa phương tiện giao thông đường bộ mới nhất 2025
1. Kích thước giới hạn chở hàng hóa phương tiện giao thông đường bộ mới nhất 2025
1.1. Chiều rộng, chiều dài chở hàng cho phép mới nhất 2025
Căn cứ Điều 17 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT, chiều rộng, chiều dài chở hàng hóa cho phép được quy định như sau:
- Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe và không lớn hơn 20,0 mét.
- Xe ô tô chở người không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe và không được xếp hàng hóa, hành lý trên nóc xe (trừ trường hợp có thiết kế được cơ quan đăng kiểm chứng nhận) để đảm bảo an toàn giao thông.
- Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
- Đối với xe thô sơ, hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe.
1.2. Chiều cao chở hàng hóa cho phép mới nhất 2025
Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT, chiều cao chở hàng hóa cho phép được quy định như sau:
- Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe theo thiết kế được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế từ 5 tấn trở lên được ghi trong trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe: chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn được ghi trong trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe: chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế dưới 2,5 tấn được ghi trong trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe: chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
- Xe chở công te nơ: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.
- Khi vận chuyển hàng rời, vật liệu xây dựng, phế thải phải che đậy kín, không để rơi vãi xuống đường, gây ra tiếng ồn hoặc bụi bẩn trong suốt quá trình vận chuyển trên đường và chiều cao tối đa của hàng hóa phải thấp hơn mép trên thành thùng xe tối thiểu 10 cm
- Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
2. Mức phạt xe quá khổ mới nhất 2025 là bao nhiêu?
Lỗi chở hàng quá khổ có thể hiểu là lỗi chở hàng vượt quá chiều dài, chiều ngang và chiều cao cho phép của xe, có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
…
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
…
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;
b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
…
Như vậy, lỗi xe chở hàng quá khổ bị phạt như sau:
- Người điều khiển xe tải vi phạm chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe thì có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Chiều rộng xếp hàng hóa được phép là bao nhiêu?
Chiều rộng của hàng hóa xếp trên phương tiện giao thông cơ giới không được vượt quá chiều rộng của thùng xe theo thiết kế. Kích thước này được ghi rõ trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
3.2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép là bao nhiêu?
Chiều dài hàng hóa không được vượt quá 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định). Ngoài ra, chiều dài hàng hóa cũng không được vượt quá 20,0 mét.
3.3. Xe ô tô chở người có được xếp hàng ngoài xe không?
Xe ô tô chở người không được phép xếp hàng hóa nhô ra ngoài kích thước bao ngoài của xe, cũng như không được phép xếp hàng hóa lên nóc xe (trừ trường hợp có thiết kế được cơ quan đăng kiểm chứng nhận). Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và không gây nguy hiểm.
3.4. Xe mô tô có giới hạn gì khi chở hàng?
Xe mô tô, xe gắn máy không được phép xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng của giá đèo hàng về mỗi bên là 0,3 mét, và không được xếp hàng hóa nhô ra phía sau giá đèo hàng quá 0,5 mét. Bên cạnh đó, chiều cao của hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không được vượt quá 2 mét để đảm bảo không gây mất an toàn giao thông.
3.5. Xe thô sơ có giới hạn gì khi chở hàng?
Đối với xe thô sơ, hàng hóa không được vượt quá 1/3 chiều dài của thân xe, và không được vượt quá 1 mét phía trước hoặc phía sau xe. Bên cạnh đó, chiều rộng của hàng hóa cũng không được vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe để không gây cản trở giao thông và đảm bảo tầm nhìn của người điều khiển.
3.6. Xe tải thùng hở có mui có giới hạn chiều cao không?
Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa phải nằm trong giới hạn chiều cao của thùng xe theo thiết kế. Thông tin này được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Hàng hóa không được vượt quá chiều cao của thùng xe để đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông.
3.7. Xe tải thùng không mui có chiều cao xếp hàng không?
Nếu xe tải thùng không mui, hàng hóa xếp trên xe phải tuân thủ các quy định về chiều cao. Cụ thể, với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên, chiều cao không được vượt quá 4,2 mét. Với xe có khối lượng hàng hóa từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn, chiều cao không quá 3,5 mét, và với xe dưới 2,5 tấn, chiều cao xếp hàng không được vượt quá 2,8 mét. Điều này được ghi rõ trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật của xe.
3.8. Xe chở container có chiều cao xếp hàng ra sao?
Đối với xe chở container, chiều cao xếp hàng tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy không được vượt quá 4,35 mét. Điều này là để đảm bảo xe không vượt quá giới hạn an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3.9. Xe mô tô có giới hạn chiều cao khi chở hàng?
Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều cao 2 mét tính từ mặt đường xe chạy. Điều này là để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, tránh việc hàng hóa che khuất tầm nhìn hoặc gây mất thăng bằng cho xe.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Khổ giới hạn của đường bộ là gì? 05 lưu ý về khổ giới hạn đường bộ mới nhất 2025?
- Chiều rộng, chiều dài chở hàng cho phép mới nhất 2025
- Chiều cao chở hàng hóa cho phép mới nhất 2025
- Mức phạt xe quá khổ mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Quy định xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông mới nhất 2025
- Giới hạn tải trọng xe mới nhất 2025
- Lỗi chở hàng cồng kềnh năm 2025 phạt bao nhiêu?