Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Số hiệu: | 11/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/02/2010 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2010 |
Ngày công báo: | 01/03/2010 | Số công báo: | Từ số 109 đến số 110 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2010 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Giao thông đường bộ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: đặt tên hoặc số hiệu đường bộ; quy hoạch kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật; thẩm định an toàn giao thông; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Mỗi tuyến đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu.
2. Các tuyến đường bộ xây dựng mới được đặt tên hoặc số hiệu theo quy định của Nghị định này; việc đặt tên hoặc số hiệu đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và công tác quản lý đường bộ.
3. Điểm đầu, điểm cuối của quốc lộ, đường cao tốc được đặt theo hướng Bắc - Nam hoặc Đông - Tây hoặc từ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điểm đầu, điểm cuối của đường tỉnh, đường huyện được xác định theo hướng như quy định đối với quốc lộ hoặc từ trung tâm hành chính tỉnh đến thị xã, thị trấn hoặc từ quốc lộ đến trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm hành chính huyện, thị xã, thị trấn.
4. Các đường đã được đặt tên hoặc số hiệu đường bộ và xác định điểm đầu, điểm cuối trước khi Nghị định này có hiệu lực thì giữ nguyên như cũ.
1. Đặt tên hoặc số hiệu đường bộ ngoài đô thị
a) Tên đường bộ bao gồm chữ “Đường” kèm theo tên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 của Luật Giao thông đường bộ;
b) Số hiệu đường bộ gồm chữ viết tắt hệ thống đường bộ và số tự nhiên cách nhau bằng dấu chấm;
Chữ viết tắt của các hệ thống đường bộ như sau: quốc lộ (QL), đường cao tốc (CT), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH).
Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể các số tự nhiên cho từng địa phương để đặt số hiệu cho hệ thống đường tỉnh.
Trường hợp đặt một số hiệu cho nhiều đường cao tốc, nhiều quốc lộ hoặc nhiều đường tỉnh, đường huyện, đường trong cùng một địa phương thì kèm thêm một chữ cái lần lượt từ B đến Z, trừ đường bộ đầu tiên đặt số hiệu đó.
c) Trường hợp tách tỉnh, đường tỉnh đã có đi qua địa phận hai tỉnh mới hoặc trường hợp sát nhập tỉnh mà đường tỉnh đã có đi qua một tỉnh mới thì giữ nguyên tên hoặc số hiệu, điểm đầu, điểm cuối;
d) Đoạn tuyến có nhiều đường bộ đi trùng nhau thì việc đặt tên hoặc số hiệu như sau:
- Đoạn đường bộ trùng nhau thuộc một hệ thống đường bộ thì đặt tên hoặc số hiệu theo đường bộ có cấp kỹ thuật cao hơn;
- Đoạn đường bộ trùng nhau thuộc nhiều hệ thống đường bộ thì đặt tên hoặc số hiệu của đường bộ thuộc hệ thống đường bộ có cấp quản lý cao hơn.
đ) Tên, số hiệu đường bộ thuộc mạng lưới đường theo Điều ước quốc tế thì sử dụng đồng thời tên, số hiệu trong nước và tên, số hiệu theo Điều ước quốc tế liên quan;
e) Đối với đường xã chỉ đặt tên gồm chữ “Đường” kèm theo tên địa danh hoặc tên theo tập quán.
2. Đặt tên hoặc số hiệu đường đô thị
a) Số hiệu đường đô thị gồm chữ viết tắt hệ thống đường đô thị (ĐĐT) và số tự nhiên cách nhau bằng dấu chấm;
b) Đặt tên đường đô thị thực hiện theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
3. Trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ.
4. Thẩm quyền đặt tên hoặc số hiệu đường bộ
a) Bộ Giao thông vận tải đặt tên, số hiệu đường thuộc hệ thống quốc lộ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt số hiệu đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh; đặt tên hoặc số hiệu đường thuộc hệ thống đường huyện;
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đặt tên đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt tên, số hiệu đường bộ theo thẩm quyền có trách nhiệm công bố tên, số hiệu đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng
1. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông vận tải và các quy hoạch khác liên quan.
2. Được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo.
3. Quy hoạch quốc lộ, đường tỉnh đi qua đô thị phải theo đường vành đai ngoài đô thị hoặc xây dựng đường trên cao hoặc đường ngầm.
4. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị phải bảo đảm quỹ đất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này và phải có đường gom, cầu vượt, hầm chui tại các vị trí phù hợp để bảo đảm an toàn giao thông.
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: quy hoạch mạng đường bộ cao tốc, quốc lộ, đường bộ liên vùng, vùng, tỉnh và quy hoạch công trình đường bộ riêng biệt theo yêu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền.
2. Nội dung quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:
a) Phân tích đánh giá hiện trạng;
b) Vai trò, vị trí;
c) Quan điểm, mục tiêu;
d) Dự báo nhu cầu;
đ) Luận chứng các phương án quy hoạch;
e) Nhu cầu sử dụng đất;
g) Danh mục công trình ưu tiên, tiến độ thực hiện;
h) Đánh giá tác động môi trường;
i) Giải pháp và cơ chế, chính sách;
k) Tổ chức thực hiện.
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông quốc lộ, đường bộ cao tốc, mạng đường bộ tham gia vận chuyển với các nước liên quan đến các Hiệp định mà Việt Nam là thành viên, đường bộ liên vùng, vùng và các quy hoạch khác được giao; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định;
b) Có ý kiến bằng văn bản về nội dung quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền hoặc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;
d) Kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch giao thông vận tải liên quan, tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương và xin ý kiến thỏa thuận theo quy định dưới đây trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp:
a) Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đô thị loại đặc biệt phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải;
b) Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài quy định tại điểm a khoản này, phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
1. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quỹ đất dành cho xây dựng các công trình giao thông đường bộ được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Đối với đô thị xây dựng mới, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm theo loại đô thị như sau:
a) Đô thị loại đặc biệt: 24% đến 26%;
b) Đô thị loại I: 23% đến 25%;
c) Đô thị loại II: 21% đến 23%;
d) Đô thị loại III: 18% đến 20%;
đ) Đô thị loại IV, loại V: 16% đến 18%.
Quỹ đất dành cho giao thông đô thị là diện tích đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm diện tích sông, ngòi, ao, hồ và các công trình giao thông xây dựng ngầm.
1. Cấp kỹ thuật đường bộ là cấp thiết kế của đường, bao gồm đường cao tốc và đường từ cấp I đến cấp VI.
2. Xác định cấp kỹ thuật đường bộ căn cứ vào chức năng của tuyến đường trong mạng lưới giao thông, địa hình và lưu lượng thiết kế của đường.
1. Các tuyến đường bộ đang khai thác chưa đạt cấp kỹ thuật phải được cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường phù hợp.
2. Đường bộ xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường và các quy định liên quan đến tổ chức giao thông, an toàn khai thác công trình đường bộ.
3. Đối với đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ và đường chuyên dùng khác áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về đường bộ và tiêu chuẩn riêng của ngành đó.
4. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ của nước ngoài thì phải được chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
1. Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông
a) Đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định dự án phải thẩm định an toàn giao thông. Chủ đầu tư quyết định lựa chọn giai đoạn của dự án phải thẩm định an toàn giao thông; tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông. Đối với dự án thực hiện theo hình thức BOT (Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BT (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao), BTO (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh) thẩm quyền quyết định thẩm định an toàn giao thông theo quy định tại điểm b khoản này.
b) Đối với công trình đường bộ đang khai thác
Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với quốc lộ, đường cao tốc;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện.
2. Việc thẩm định an toàn giao thông của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông của tổ chức tư vấn thẩm tra an toàn giao thông.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án không bằng vốn nhà nước hoặc có đường chuyên dùng phải tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông theo quy định của Nghị định này. Báo cáo thẩm định an toàn giao thông phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều này chấp thuận.
4. Việc thẩm tra an toàn giao thông do một tổ chức có đủ năng lực theo quy định tại Điều 12 Nghị định này thực hiện; tổ chức thẩm tra an toàn giao thông hoạt động độc lập với tổ chức tư vấn thiết kế đã lập hồ sơ dự án, thiết kế công trình.
5. Tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, thiết kế công trình, kiểm tra hiện trường, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông; lập báo cáo thẩm tra đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục.
6. Tư vấn thiết kế có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đã được thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều này để chỉnh sửa hồ sơ dự án, thiết kế. Trường hợp không đồng ý với ý kiến của tổ chức thẩm tra an toàn giao thông thì tư vấn thiết kế báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định.
Đối với tuyến đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đã được thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều này và có phương án sửa chữa, khắc phục. Trường hợp không đồng ý với báo cáo thẩm tra an toàn giao thông thì trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều này xem xét, quyết định.
7. Chi phí thẩm tra, lệ phí thẩm định an toàn giao thông được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo; được sử dụng trong nguồn tài chính dành cho quản lý, bảo trì đường bộ đối với công trình đường bộ đang khai thác.
8. Chi phí thẩm tra, lệ phí thẩm định an toàn giao thông
a) Bộ Giao thông vận tải quy định chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;
b) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác;
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về lệ phí thẩm định an toàn giao thông.
9. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông từng giai đoạn; quy định nội dung chương trình đào tạo về thẩm tra an toàn giao thông, tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông.
1. Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đối với dự án nhóm A và nhóm B, tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải có ít nhất 10 người, trong đó ít nhất có 04 kỹ sư đường bộ; 01 kỹ sư vận tải đường bộ và có tối thiểu 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;
b) Đối với dự án nhóm C, tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải có ít nhất 05 người, trong đó có tối thiểu 01 kỹ sư đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và có 01 người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.
2. Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (gọi là Thẩm tra viên) phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ (đường bộ, cầu, giao thông công chính, vận tải đường bộ), có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 03 năm hoặc có trình độ từ đại học trở lên và đã trực tiếp quản lý giao thông đường bộ ít nhất 05 năm, trong đó đã tham gia thiết kế hoặc trực tiếp xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình trở lên;
b) Có chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 10 năm;
b) Có trình độ từ đại học trở lên và đã trực tiếp quản lý giao thông đường bộ ít nhất 12 năm, trong đó đã tham gia thiết kế hoặc trực tiếp xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình trở lên;
c) Đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 03 dự án có cấp công trình tương đương với cấp công trình cần thẩm tra an toàn giao thông (cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng).Bổ sung
1. Đối với đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
a) Thẩm định an toàn giao thông bắt buộc thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;
b) Ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư lựa chọn thẩm định an toàn giao thông ở một trong các giai đoạn sau:
- Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;
- Trước khi đưa đường vào khai thác.
2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác phải thực hiện thẩm định an toàn giao thông khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Công trình đường bộ đã được nâng cấp, cải tạo nếu xảy ra số vụ tai nạn giao thông tăng đột biến so với trước khi nâng cấp, cải tạo;
b) Lưu lượng xe thực tế tăng trên 30% so với lưu lượng xe thiết kế của kỳ tính toán;
c) Tình trạng đô thị hóa tăng trên 20% so với thời điểm đưa công trình vào khai thác.
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
a) 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;
b) 02 mét đối với đường cấp III;
c) 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
3. Đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, Chủ đầu tư phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Đối với công trình đường bộ đang khai thác thì cơ quan quản lý đường bộ cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và có kế hoạch thu hồi đất của người sử dụng đất để quản lý theo quy định, ưu tiên giải quyết thu hồi đất đối với các đường bộ từ cấp III trở lên.
Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
1. Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:
a) 47 mét đối với đường cao tốc;
b) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
c) 13 mét đối với đường cấp III;
d) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
đ) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét.
3. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.
4. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
1. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị
a) Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên:
- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên;
- 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét.
b) Theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía:
- 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét;
- 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;
- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;
- 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.
2. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị
a) Theo chiều dọc cầu được xác định như đối với cầu trên đường ngoài đô thị;
b) Theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra mỗi bên 07 mét; đối với phần cầu còn lại, quy định như điểm b khoản 1 Điều này;
c) Tại các nút giao thông đô thị, các cầu vượt, hầm chui và cầu dành cho người đi bộ qua đường theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hành lang an toàn đối với cống tương ứng với hành lang an toàn đường bộ nơi đặt cống.
1. Đối với hầm đường bộ ngoài đô thị là vùng đất, vùng nước xung quanh công trình được tính từ điểm ngoài cùng của công trình hầm trở ra là 100 mét.
2. Đối với hầm đường bộ trong đô thị do tư vấn thiết kế xác định trên cơ sở đảm bảo an toàn bền vững hầm trong hồ sơ thiết kế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Theo chiều dọc: bằng chiều dài đường xuống bến phà, cầu phao.
2. Theo chiều ngang: từ tim bến phà, cầu phao trở ra mỗi phía thượng lưu, hạ lưu là 150 mét.
1. Kè chống xói để bảo vệ nền đường
a) Từ đầu kè và từ cuối kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50 mét;
b) Từ chân kè trở ra sông 20 mét.
2. Kè chỉnh trị dòng nước
a) Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100 mét;
b) Từ gốc kè trở vào bờ 50 mét;
c) Từ chân đầu kè trở ra sông 20 mét.
3. Trường hợp hành lang an toàn của kè bảo vệ đường bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chồng lấn với hành lang an toàn của đê điều thì ranh giới là điểm giữa của khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của hai công trình.
Phạm vi bảo vệ đối với bến xe, bãi đỗ xe, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu đường, trạm dừng nghỉ và các công trình phục vụ quản lý đường bộ là phạm vi vùng đất, vùng nước thuộc diện tích của công trình; diện tích của công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần trên không được quy định như sau:
1. Đối với đường là 4,75 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường trở lên theo phương thẳng đứng. Đối với đường cao tốc theo tiêu chuẩn quốc gia.
2. Đối với cầu là bộ phận kết cấu cao nhất của cầu, nhưng không thấp hơn 4,75 mét tính từ điểm cao nhất của mặt cầu (phần xe chạy) trở lên theo phương thẳng đứng.
3. Chiều cao đường dây thông tin đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu từ điểm cao nhất của mặt đường đến đường dây thông tin theo phương thẳng đứng là 5,50 mét.
4. Chiều cao đường dây tải điện đi phía trên đường bộ hoặc gắn trực tiếp trên kết cấu của cầu phải bảo đảm an toàn cho hoạt động giao thông vận tải và an toàn lưới điện tùy theo điện áp của đường dây điện.
1. Các cơ sở sản xuất có vùng ảnh hưởng khói bụi, ô nhiễm không khí làm giảm tầm nhìn phải cách ranh giới ngoài của hành lang an toàn đường bộ một khoảng cách tương ứng vùng ảnh hưởng do cơ sở sản xuất gây ra.
2. Lò vôi, lò gạch hoặc các cơ sở sản xuất tương tự phải nằm ngoài và cách hành lang an toàn đường bộ 25 mét.
3. Chợ, điểm kinh doanh dịch vụ bố trí bãi dừng đỗ xe, nơi tập kết hàng hóa phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và tổ chức điểm đấu nối ra, vào đường bộ theo quy định.
4. Các kho chứa vật liệu nổ, vật liệu có nguy cơ cháy cao, hóa chất độc hại, các mỏ khai thác vật liệu có sử dụng mìn phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ một khoảng cách bảo đảm an toàn cho hoạt động giao thông vận tải do cháy, nổ và ô nhiễm theo quy định của pháp luật.
5. Các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác, trừ các công trình đã quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và cách hành lang an toàn đường bộ một khoảng cách theo không gian kiến trúc quy định về khoảng cách xây dựng công trình.
6. Các công trình khác ở ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ thì chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng phải khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Đối với công trình cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện, tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào đến chân cột tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột và không được nhỏ hơn 05 mét. Các trường hợp khác, do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước đối với công trình đường bộ do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quyết định đối với từng công trình cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình và không ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo trì đường bộ
1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) phải gửi văn bản đề nghị và phương án bảo đảm an toàn giao thông đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền trước ngày diễn ra hoạt động văn hóa ít nhất là 10 ngày làm việc. Nội dung văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung, chương trình, thời gian sử dụng đường bộ.
2. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông phân cấp như sau:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với hoạt động văn hóa trên quốc lộ hoặc trên nhiều hệ thống đường bộ trong đó có quốc lộ;
b) Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với hoạt động văn hóa trên đường tỉnh, đường đô thị trong địa bàn tỉnh hoặc trên nhiều hệ thống đường bộ trong đó có đường tỉnh, đường đô thị, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận đối với hoạt động văn hóa trên đường huyện trong địa bàn huyện hoặc đối với hoạt động văn hóa diễn ra đồng thời trên cả đường huyện và đường xã trong địa bàn huyện;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận đối với hoạt động văn hóa trên đường xã trong địa bàn quản lý.
3. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền xem xét, thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm an toàn giao thông trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị. Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để hoạt động văn hóa phải đăng tải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước 05 ngày diễn ra hoạt động văn hóa.
4. Cơ quan, tổ chức chủ trì hoạt động văn hóa chịu trách nhiệm thu dọn các phương tiện, thiết bị và hoàn trả hiện trạng đường bộ khi kết thúc hoạt động văn hóa; chịu trách nhiệm về việc mất an toàn giao thông do không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong phương án đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhấtBổ sung
1. Đất dành cho đường bộ chỉ dành để xây dựng công trình đường bộ, sử dụng và khai thác để phục vụ cho mục đích an toàn giao thông vận tải đường bộ, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ.
2. Việc xây dựng một số công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm khai thác an toàn công trình đường bộ và chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Công trình phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng;
b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ.
3. Dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác phải xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có hệ thống đường gom nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ. Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống đường gom, không được sử dụng đất dành cho đường bộ để làm công trình phụ trợ, đường đấu nối; trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào quốc lộ thì phải thực hiện đúng vị trí điểm đấu nối trong quy hoạch đấu nối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
4. Không được sử dụng đất dành cho đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; neo đậu tàu, thuyền và xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở mất an toàn công trình cầu, cầu phao, bến phà, kè chỉnh trị dòng nước và kè chống xói nền đường.
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Lập và duyệt dự án, thiết kế theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;
b) Có văn bản chấp thuận ngay từ khi lập dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau đây trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên các hệ thống đường bộ địa phương.
c) Có Giấy phép thi công bảo đảm an toàn giao thông của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
2. Bộ Giao thông vận tải quy định về việc cấp Giấy phép thi công công trình thiết yếu hoặc điểm đấu nối trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về việc cấp Giấy phép thi công công trình thiết yếu hoặc điểm đấu nối đối với đường địa phương.
Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ và tuân theo quy định sau đây:
1. Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ. Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường.
Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền đường đào.
2. Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 mét.
3. Các mương phải cách mép ngoài đất của đường bộ một khoảng cách tối thiểu bằng chiều sâu của mương và mức nước thiết kế an toàn trong mương không được cao hơn cao độ chân nền đường.
4. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ, đường có quy chế quản lý khai thác riêng) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị) về vị trí và thiết kế đoạn đường dẫn vào cửa hàng bán lẻ xăng dầu qua phần đất hành lang an toàn đường bộ, bao gồm thiết kế điểm đấu nối với đường hiện có, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn của đoạn đường đang khai thác.
5. Các biển quảng cáo lắp đặt tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ, không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận.
Không được lắp đặt biển quảng cáo trong hành lang an toàn đường cao tốc.
Biển quảng cáo lắp đặt ngoài hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
6. Việc sử dụng hành lang an toàn đường bộ liên quan đến công trình an ninh, quốc phòng liền kề phải có ý kiến thống nhất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng.
7. Các công trình xây dựng trên đất hành lang an toàn đường bộ chỉ được thi công khi đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp Giấy phép thi công và đã tổ chức bảo đảm giao thông theo quy định.
8. Chủ đầu tư công trình sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các thủ tục về thỏa thuận, chấp thuận thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công - tùy theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, sau đây gọi chung là thiết kế), thẩm định thiết kế (nếu cần thiết) và cấp Giấy phép thi công theo quy định của Nghị định này và quy định liên quan khác của pháp luật;
b) Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
c) Không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan.
9. Trường hợp công trình trên đất hành lang an toàn đường bộ có trước khi quy định về quản lý hành lang an toàn đường bộ có hiệu lực, đúng với mục đích sử dụng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền cấp, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì được tiếp tục sử dụng.
Khi có yêu cầu thu hồi đất để nâng cấp, cải tạo công trình giao thông thì Chủ đầu tư tiến hành việc nâng cấp, cải tạo công trình giao thông phải bồi thường, hỗ trợ cho chủ công trình bị dỡ bỏ theo quy định của pháp luật.
1. Các đường đấu nối vào quốc lộ bao gồm:
a) Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;
b) Đường chuyên dùng;
c) Đường gom.
2. Đường nhánh được nối vào quốc lộ phải thông qua điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thống kê các đường đã đấu nối và lập kế hoạch xử lý phù hợp với quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
Các đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh.
3. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào quốc lộ phải thực hiện theo Tiêu chuẩn Quốc gia về đường ô tô.
5. Đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh: ngay từ bước lập dự án, Chủ đầu tư dự án phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án đi qua để xác định vị trí và quy mô các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức).
6. Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đang khai thác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương để lập Quy hoạch các điểm đấu nối.
7. Chủ công trình, dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào quốc lộ.
1. Khi thi công công trình trên đường bộ đang khai thác hoặc công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm cho người và phương tiện qua lại an toàn, thông suốt; công trình đường bộ đang khai thác được bền vững và bảo vệ môi trường.
2. Việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải tuân theo quy định về bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về đường bộ trong phạm vi cả nước; chịu trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì hệ thống quốc lộ, các đường tham gia vận tải quốc tế, đường cao tốc (bao gồm cả quốc lộ, cao tốc đi qua đô thị).
2. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn thực hiện.
3. Chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình đường bộ do Trung ương quản lý; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình đường bộ do địa phương quản lý.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.Bổ sung
5. Tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Thanh tra đường bộ trong phạm vi cả nước.
6. Xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hư hại của công trình đường quốc lộ do sự cố thiên tai, địch họa gây ra; đôn đốc, kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hư hại của đường địa phương do sự cố thiên tai, địch họa gây ra.
7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
8. Phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, địch họa gây ra đối với hệ thống quốc lộ.
9. Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình an toàn giao thông quốc gia trình Chính phủ.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định danh mục, lập phương án bảo vệ các công trình đường bộ quan trọng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức bảo vệ công trình quốc phòng kết hợp với công trình đường bộ.
Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến công trình đường bộ; hướng dẫn việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ để canh tác nông nghiệp, bảo đảm kỹ thuật và an toàn công trình đường bộ.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc quy hoạch và sử dụng đất dành cho đường bộ; quy định về bảo vệ môi trường do tác động của giao thông đường bộ gây ra.
Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác lập và thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.
Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu dọc theo các tuyến quốc lộ và đường có quy chế khai thác riêng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để xác định vị trí điểm đấu nối từ cửa hàng bán lẻ xăng dầu vào quốc lộ bảo đảm khoảng cách theo quy định về đấu nối đường nhánh vào quốc lộ.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, phân bổ kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kể cả kinh phí giải tỏa hành lang an toàn đường bộ được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt quy hoạch, xây dựng các công trình, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu liên quan đến đất dành cho đường bộ phải thực hiện theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm giám sát thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
1. Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương.
2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương.Bổ sung
3. Chỉ đạo và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.
4. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối với Sở Giao thông vận tải trong các lĩnh vực sau đây:
a) Hoạt động của Thanh tra đường bộ;
b) Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của địa phương;
c) Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý và bảo trì hệ thống đường địa phương.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo vệ các công trình đường bộ trên địa bàn huyện;
b) Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ, đặc biệt là việc giao đất, cấp Giấy phép xây dựng dọc theo đường bộ;
c) Giải tỏa các công trình vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi của huyện.
6. Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khi bị thiên tai, địch họa.
7. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.
8. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch, xây dựng các công trình, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu liên quan đến đất dành cho đường bộ phải thực hiện theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm giám sát thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
9. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ được giao trên địa bàn huyện quản lý.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
4. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ.
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
6. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
7. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý, bảo trì đường bộ được giao trên địa bàn xã quản lý.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ bao gồm cả việc giữ gìn các cột mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của dự án.
4. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
5. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Trước ngày 21 tháng 12 năm 1982: thời điểm chưa có quy định về công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
2. Từ ngày 21 tháng 12 năm 1982 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2000: thời điểm áp dụng Nghị định số 203/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về Điều lệ bảo vệ đường bộ.
3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến trước ngày 30 tháng 11 năm 2004: thời điểm áp dụng Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ.
4. Từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực: thời điểm áp dụng Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
1. Dỡ bỏ ngay các công trình gây nguy hại đến sự ổn định của công trình đường bộ và an toàn hoạt động giao thông vận tải đường bộ.
2. Những công trình xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình đường bộ và an toàn giao thông đường bộ thì trước mắt cho phép giữ nguyên hiện trạng nhưng chủ công trình phải cam kết không cơi nới và thực hiện dỡ bỏ công trình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Việc bồi thường, hỗ trợ cho chủ công trình bị dỡ bỏ thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm ban hành hoặc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện sử dụng đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an có kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại các địa phương, đôn đốc các địa phương xử lý các tồn tại về vi phạm, xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ.
3. Các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Nghị định này thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Giao thông vận tải lập phương án và phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý các trường hợp vi phạm quy định sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ; chỉ đạo cơ quan chuyên môn theo dõi, tổng hợp việc sử dụng đất dành cho đường bộ và báo cáo về Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
5. Các Bộ, ngành khi quy hoạch hoặc thực hiện các dự án liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải có văn bản thống nhất của Bộ Giao thông vận tải ngay từ khi lập dự án và chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, thi công thực hiện việc sử dụng đất dành cho đường bộ và bảo đảm an toàn giao thông khi thi công theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010 và thay thế Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành các Điều 4, 11, 27, 28, 29, 30 và hướng dẫn các nội dung cần thiết khác của Nghị định.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.Bổ sung
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 11/2010/ND-CP |
Hanoi, February 24, 2010 |
PRESCRIBING THE MANAGEMENT AND PROTECTION OF ROAD INFRASTRUCTURE FACILITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on Road Traffic;
At the proposal of the Minister of Transport,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
This Decree details a number of articles of the Law on Road Traffic regarding management and protection of road infrastructure facilities, covering naming and numbering of roads; planning of road infrastructure facilities and technical standards; appraisal of traffic safety; protection of road infrastructure facilities; use and exploitation of land areas reserved for roads; and responsibilities for managing and protecting road infrastructure facilities.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to domestic and foreign agencies, organizations and individuals involved in managing and protecting road infrastructure facilities in Vietnamese territory.
Article 3. Principles on naming or numbering of roads
1. Every road shall be given a name or number.
2. Newly built roads shall be named or numbered under this Decree, which aims to create favorable conditions for road users and road administration.
3. A national highway or an expressway must have its starting point and ending point located in the North-South or East-West direction or run from Hanoi capital or Ho Chi Minh City to the administrative centers of provinces and/or centrally run cities.
A provincial or district road must have its starting point and ending point identified in the directions like national highways or run from the administrative center of a province to the towns and/or townships or from a national highway to the administrative center of a province, district, town or township.
4. No change shall be made to roads with their names or numbers and starting points and ending points determined before the effective date of this Decree.
Article 4. Naming or numbering of roads
1. Naming or numbering of roads outside urban centers
a/ A road name consists of "duong" (Vietnamese for road) followed by the name given under Point a. Clause 1, Article 40 of the Law on Road Traffic;
b/ A road number consists of a road system's abbreviations followed by a dot and ordinal numbers;
Abbreviations of road systems are as follows: QL for quoc lo (national highway), CT for duong cao toe (expressway), DT for duong tinh (provincial road) and DH for duong huyen (district road).
The Ministry of Transport shall prescribe ordinal numbers for different localities to be included in numbers given to their provincial road systems.
In case of giving numbers to many expressways, national highways or provincial or district roads or roads in the same locality, each number shall be added with a letter from B to Z, except for that of the first road given that number.
c/ In case of division of a province, if an existing provincial road runs through two new provinces, or in case of consolidation of two or more provinces, if an existing provincial road runs through the new province, the name or number, starting point and ending point of that road shall be kept unchanged;
d/ A section of several roads overlapping shall be given a name or number as follows:
- If it belongs to the same road system, it shall be given a name or number of the road of the highest technical grade;
- If it belongs to different road systems, it shall be given a name or a number of the road of the road system with the highest management level.
e/ Names and numbers of roads of road networks classified under treaties must consist of both domestic names and numbers and those given under relevant treaties.
f/ The name of a commune road must consist of only the word "Duong" (road) followed by the place name or an appellation according to local practice.
2. Naming or numbering of urban roads
a/ The number of an urban road consists of abbreviations of the system of "duong do thi" (DDT) followed by a dot and ordinal numbers;
b/ Urban roads shall be named under the Government's Decree No. 91/2005/ND-CP of July 11, 2005, promulgating the Regulation on naming and renaming of roads, streets and public works.
In case an urban road overlaps a section of a national highway, both the urban road name and the national highway name and number shall be used.
Competence to name or number roads
a/ The Ministry of Transport shall give names or numbers to national highways.
b/ Provincial-level People's Committees shall give numbers to urban roads and provincial roads; give names or numbers to district roads;
Provincial-level People's Councils shall give names to urban roads and provincial roads at the request of People's Committees of the same level;
c/ District-level People's Committees shall give names to commune roads.
5. Agencies, organizations and individuals that give names and numbers of roads according to their respective competence shall announce these names and numbers in the mass media.
ROAD INFRASTRUCTURE PLANNING AND ROAD TECHNICAL STANDARDS
Article 5. Principles for road infrastructure planning
1. Compliance with socio-economic development orientations, transport planning and other relevant plannings.
2. Planning for at least 10 years and setting forth development orientations for at least 10 subsequent years.
3. A planned national highway or provincial road running through an urban center shall be built as a belt road outside the urban center, an overhead road or an underground road.
4. A road infrastructure plan for an urban center must assure a land fund specified in Article 8 of this Decree and cover access roads, flyovers and road tunnels in appropriate positions in order to assure traffic safety.
Article 6. Contents of a road infrastructure plan
1. Road infrastructure planning covers plan of networks of expressways, national highways, inter-regional, regional and provincial roads and planning of separate road works to meet management requirements of competent authorities.
2. Contents of a road infrastructure plan include:
a/ Analysis and assessment of present conditions:
b/ Role and position:
c/ Viewpoints and objectives;
d/ Forecast demands;
e/ Grounds for planning options:
f/ Land use needs;
g/ List of prioritized works and implementation schedule;
h/ Environmental impact assessment;
i/ Solutions, mechanisms and policies;
j/ Organization of implementation.
Article 7. Responsibilities to elaborate and approve road infrastructure plans
1. The Ministry of Transport shall:
a/ Elaborate plans on infrastructure of national highways, expressways and road networks connected to transport networks of other countries under agreements to which Vietnam is a contracting party, inter-regional and regional roads, and other plans as assigned, then submit them to the Prime Minister for approval under regulations;
b/ Give its written opinions on road infrastructure plans of provinces and centrally run cities;
c/ Approve road infrastructure plans according to its competence or as authorized by the Prime Minister;
d/ Inspect and oversee the implementation of road infrastructure plans throughout the country.
2. Provincial-level People's Committees shall base themselves on socio-economic development, defense and security strategies and plans and relevant transport plans to organize elaboration of local road infrastructure plans and obtain approval of the following agencies before submitting those plans to competent agencies for approval:
a/ Road infrastructure plans of urban centers of special grade shall be approved in writing by the Ministry of Construction and the Ministry of Transport;
b/ Road infrastructure plans of provinces and centrally run cities other than those specified at Point a of this Clause shall be approved in writing by the Ministry of Transport.
Article 8. Land funds reserved for road infrastructure facilities
1. Land funds for road infrastructure facilities means land areas reserved for building road works identified in road infrastructure plans. Provincial-level People's Committees shall determine and manage land areas for building road infrastructure facilities under approved planning.
2. For new urban centers of the following grades, the proportion of land for urban traffic to urban construction land must be as follows:
a/ Urban centers of special grade: 24-26%;
b/ Urban centers of grade I: 23-25%;
c/ Urban centers of grade II: 21-23%;
d/ Urban centers of grade III: 18-20%;
e/ Urban centers of grade IV or V : 16-18%;
Land for urban traffic means land areas reserved for building urban traffic infrastructure facilities, excluding rivers, lakes, ponds and underground transport works.
Article 9. Technical grades of roads
1. Technical grades of roads means designed grades of roads, including expressways and roads of grades I thru VI.
2. Technical grade of a road shall be determined on the basis of its function in a transport network and its topography and designed traffic flow.
Article 10. Application of technical standards
1. Roads currently in use but not yet up to any technical grade must be renovated and upgraded to reach technical standards of an appropriate grade.
2. Newly built roads must be up to technical standards of its grade and satisfy relevant regulations on traffic organization and safe exploitation of road works.
3. Forestry roads, mining roads and other special-use roads are subject to national standards on roads and specific standards of relevant sectors.
4. In case of application of foreign road technical standards, approval of the Ministry of Transport is required.
Article 11. General provisions on traffic safety appraisal
1. Competence to decide on and organize traffic safety appraisal
a/ For roads under construction, upgrading or renovation
Persons competent to decide on investment in road projects shall conduct traffic safety appraisal. Investors shall decide to select a project phase subject to traffic safety appraisal and organize traffic safety appraisal. For projects implemented under build-operate-transfer (BOT). build-transfer (BT) or build-transfer-operate (BTO) contracts, the competence to decide on traffic safety appraisal is specified at Point b of this Clause.
b/ For roads currently in use
The Ministry of Transport shall decide on and organize traffic safety appraisal for national highways and expressways;
Provincial-level People's Committees shall decide on and organize traffic safety appraisal for urban roads, provincial roads and district roads.
2. Traffic safety appraisal conducted by competent agencies specified in Clause I of this Article shall be based on traffic safety inspection reports of traffic safety inspection consultants.
3. Organizations and individuals implementing projects not funded by state capital or having special-use roads shall organize traffic safety appraisal under this Decree. Their traffic safety appraisal reports must be approved by competent state agencies specified in Clause 1 of this Article.
4. Traffic safety inspection shall be conducted by capable organizations specified in Article 12 of this Decree. Traffic safety inspection organizations must be those operating independently from design consultancy organizations which have made project dossiers and work designs.
5. Traffic safety inspection organizations shall examine project dossiers and work designs, inspect construction sites to uncover possible risks of traffic accident, and make inspection reports to propose or recommend remedial measures.
6. Design consultants shall respond to proposals and recommendations made in traffic safety inspection reports already appraised under Clause 2 of this Article for adjustment of project dossiers and designs. If disagreeing with traffic safety inspection organizations, they shall report to investors for consideration and decision.
For roads currently in use. road administration agencies shall respond to proposals and recommendations made in traffic safety inspection reports already appraised under Clause 2 of this Article and work out repair or remedy plans. If disagreeing with traffic safety inspection reports, they shall submit those reports to competent agencies specified at Point b. Clause 1 of this Article for consideration and decision.
7. Traffic safety inspection expenses and appraisal fee shall be included into work construction total investment and cost estimates, for roads under construction, upgrading or renovation; or used as a financial source for road administration and maintenance, for roads currently in use.
8. Traffic safety inspection expenses and appraisal fee
a/ The Ministry of Transport shall prescribe traffic safety inspection expenses for roads under construction, upgrading or renovation;
b/ The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance in. prescribing traffic safety inspection expenses for roads currently in use;
c/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in. prescribing the traffic safety appraisal fee.
9. The Ministry of Transport shall specify traffic safety appraisal and inspection in each period and contents of training programs on traffic safety inspection, and organize training courses and issue traffic safety inspector certificates.
Article 12. Conditions on traffic safety inspection organizations and individuals
1. A traffic safety inspection organization must fully satisfy the following conditions:
a/ For group-A and group-B projects, a traffic safety inspection organization must have at least 10 employees, including at least 4 road engineers, 1 road transport engineer and 1 person qualified for acting as traffic safety chief inspector;
b/ For group-C projects, a traffic safety inspection organization must have at least 5 employees, including at least 1 road engineer, 1 road transport engineer and 1 person qualified for acting as traffic safety chief inspector.
2. Traffic safety inspection individual (referred to as inspector) must satisfy the following conditions:
a/ Possessing a university degree or postgraduate degree in road traffic (road, bridge, traffic and public works, road transport) and having worked as a road work designer for at least 3 years, or possessing a postgraduate degree and having been engaged in road traffic administration for at least 5 years, and taken part in designing or directly handled traffic safety of, at least 3 works;
b/ Having a traffic safety inspector certificate issued by a competent state agency.
3. Apart from the conditions specified in Clause 2 of this Article, an individual acting as traffic safety chief inspector must also satisfy any of the following conditions:
a/ Possessing a university degree or postgraduate degree in road traffic and having worked as a road work designer for at least 10 years;
b/ Possessing a university degree or postgraduate degree and having been engaged in road traffic administration for at least 12 years and taken part in designing or directly handled traffic safety of, at least 3 works;
c/ Having acted as project chief designer for at least 3 projects on road works of a grade equivalent to the grade of works subject to traffic safety inspection (work grades comply with the construction law).
Article 13. Stages of traffic safety appraisal
1. For roads under construction, upgrading or renovation
a/ Traffic safety appraisal is compulsory in the stage of technical design or construction drawing design;
b/ Apart from the provisions of Point a. Clause 1 of this Article, persons with investment-deciding competence may select traffic safety appraisal to be conducted in either of the following stages:
- Formulation of investment projects on work construction or elaboration of econo-technical reports on work construction;
- Before roads are put into use.
2. For roads currently in use, traffic safety appraisal must be conducted upon the occurrence of any of the following:
a/ Traffic accidents on a road surge in number after it is upgraded or renovated;
b/ The actual traffic flow increases over 30% compared to the level designed in the computing period;
c/ The urbanization rate increases over 20% compared to that at the time of putting the road into use.
PROTECTION OF ROAD TRAFFIC INFRASTRUCTURE FACILITIES
Article 14. Scope of land areas reserved for roads
1. The scope of land areas reserved for a road covers road land and road safety corridor land.
2. Road land means land areas on which road works are constructed and 2 land strips along both sides of roads for administration, maintenance and protection (below referred to as land strips for road protection and maintenance).
Land strips for road protection and maintenance shall be used for storing supplies to be used for road maintenance, moving or installing maintenance equipment, sweeping rubbish from road surface, and guarding against harms to road works.
The width of land strips for road protection and maintenance shall be determined based on the road grade and measured from the outer edge of the road base (the foot of embanked road taluses or the outer edge of longitudinal trenches in undug or unembanked locations or the top edge of dug road taluses) to both sides, which is:
a/ 3 meters for expressways and grade-I and grade-II roads;
b/ 2 meters for grade-Ill roads;
c/ 1 meter for roads of grade IV or lower grades.
3. For road works under construction, upgrading or renovation, investors shall determine boundaries of land areas reserved for roads and carry out procedures for requesting competent authorities to recover these land areas and pay compensations for current users under the land law.
4. For road works currently in use, road administration agencies shall coordinate with local land administration agencies in determining boundaries of land areas reserved for roads and working out plans to recover land from current users for management under regulations, prioritizing the recovery of land areas for roads of grade III or higher grades.
Article 15. Road safety corridor limits
The road safety corridor means land strips along both sides of road land used for assuring traffic safety and protecting road works. Road safety corridor limits are prescribed as follows:
1. For roads outside urban centers: Depending on their planned technical grades, the width of a road safety corridor measuring from the road land to both sides is:
a/ 47 meters for expressways;
b/ 17 meters for grade-I and grade-II roads;
c/ 13 meters for grade-Ill roads;
d/ 9 meters for grade-IV and grade-V roads;
e/ 4 meters for under grade-V roads.
2. For urban roads: The road safety corridor width shall be measured from the road edge to the road construction marking line under the planning approved by competent authorities. For an urban expressway, the width of its safety corridor is 40 meters.
3. For roads with safety corridors overlapping those of railways, the safety corridors of such roads and railways shall be demarcated on the principle that railway safety corridors will be prioritized, provided that they must not overlap road works.
In case a road and a railway are adjacent and share a longitudinal trench, the boundary between their safety corridors is the bottom edge of the trench on the higher roadside. If the heights of the two corridors are equal, the boundary between the safety corridors is the bottom edge of the trench on the railway side.
4. For roads with safety corridors overlapping protection corridors of inland waterways, the boundary of these corridors is the edge of the natural bank.
Article 16. Safety corridor limits for bridges and sluices
1. Safety corridors for bridges on roads outside urban centers
a/ In the direction of the length of the bridge, the safety corridor width measuring from the bridge abutment's end outward each side is:
- 50 meters for bridges with a length of 60 m or over;
- 30 meters for bridges with a length of under 60 m.
b/ In the direction of the width of the bridge, the corridor width measuring from the outer edge of the road land outward each side is:
- 150 meters for bridges with a length of over 300 m;
- 100 meters for bridges with a length of between 60 m and 300 m;
- 50 meters for bridges with a length of between 20 m and under 60 m;
- 20 meters for bridges with a length of under 20 m.
2. Safety corridors for bridges on urban roads
a/ In the direction of the length of the bridge, it is the same as prescribed for bridges on roads outside urban centers.
b/ In the direction of the width of the bridge, for bridge sections over land, including those over infrequently submerged land areas, the corridor width measuring from the outer edge of the road land outward each side is 7 meters. Other bridge sections comply with provisions of Point b, Clause 1 of this Article;
c/ At urban traffic junctions, flyovers, road tunnels and footbridges shall be built according to designs approved by competent authorities.
3. Safety corridors for sluices correspond to safety corridors of roads where sluices are located.
Article 17. Safety corridor limits for road tunnels
1. For a road tunnel outside urban centers, its safety corridor limit is the land and water area surrounding the tunnel within 100 meters measuring from the outermost point of the tunnel.
2. For an urban road tunnel, its safety corridor limit shall be determined by design consultants in the design dossier approved by a competent authority to assure the safety and solidity of the tunnel.
Article 18. Safety corridor limits for ferry landings and pontoon bridges
1. In the direction of the length of the ferry landing or pontoon bridge: The safety corridor width is equal to the length of the slope leading to the ferry landing or pontoon bridge
2. In the direction of the width of the ferry landing or pontoon bridge: 150 meters from the middle of the ferry landing or pontoon bridge to both side downstream and upstream.
Article 19. Safety corridor limits for road protection embankments
1. For anti-erosion embankments to protect road bases
a/ They are 50 meters from both ends of the embankment to the upper reach and lower reach;
b/ They are 20 meters from the foot of the embankment toward the river.
2. For water current-regulating embankments:
a/ They are 100 meters to the upper reach and lower reach from the embankment fool;
b/ They are 50 meters from the embankment foot to the bank;
c/ They are 20 meters from the embankment foot to the river.
3. In case the safety corridor of a road protection embankment specified in Clause 1 or 2 of this Article overlaps that of a dike, the boundary between the two corridors is the midpoint of the distance between two outermost points of the two works.
Article 20. Protection scopes of other works on roads
Protection scopes of car terminals, parking lots, traffic control stations, car-weighing stations, road and bridge toll booths, stopovers and road administration works are the land and water areas within the areas of these works, which are stated by competent state agencies in their land use right certificates and house and land-attached asset ownership certificates.
Article 21. Overhead protection clearance for newly built road works
The road safety clearance for overhead sections is prescribed as follows:
1. For a road, it is 4.75 meters measuring from the highest point of the road surface upward vertically. For an expressway, it complies with national standards.
2. For a bridge, it is the height of the highest structure of the bridge, but must not be lower than 4.75 meters from the highest point of the bridge floor surface (vehicle lane) upward vertically.
3. The height of a communications line hanging above a road must ensure the minimum vertical distance of 5.5 meters from the highest point of the road surface to such communication line.
4. The height of a power transmission line hanging above a road or directly attached to the structure of a bridge must ensure safety for transport activities and the safety of the power grid, depending on the voltage of the transmission line.
Article 22. Distances between road works and other works
1. Production establishments whose exhaust or dust emissions or air pollution impacts reduce visibility in affected areas must be located at a distance corresponding to these areas from the outer boundaries of road safety corridors.
2. Lime or brick kilns or similar production establishments must be located outside and at a distance of 25 meters from road safety corridors.
3. Markets and service places must have their parking lots or goods-storing places located outside road safety corridors and have junctions with roads under regulations.
4. Storehouses of explosives, highly flammable materials, toxic chemicals and mines where blasts are used must be located outside road safety corridors at a distance to prevent fire, explosion and pollution and assure safety for transport activities under law.
5. Urban centers, industrial parks, economic zones, residential areas, trade-service centers and other works, except for those specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, must be located outside road safety corridors at an appropriate distance under regulations on distances between architectural and construction works.
6. Investors or users of other works outside road safety corridors which affect road traffic and road traffic safety shall promptly take remedies or make repairs.
Article 23. Limit horizontal road safety distance
For telecommunications antenna poles, communication lines and power transmission lines, the limit distance measuring from the foot of embanked road taluses or the top edge of dug road taluses to the pole foot must be at least 1.3 times the poly height and must not be shorter than 5 meters. Other cases shall be prescribed by the Ministry of Transport.
Article 24. Limit road safety distance for underground or underwater sections
Limit road safety distance for underground or underwater sections of road works shall be decided by competent road administration agencies for each specific project, satisfying technical requirements, assuring traffic safety and work safety and causing no impact on road administration and maintenance.
USE AND EXPLOITATION WITHIN LAND AREAS RESERVED FOR ROADS
Article 25. Use of roads for cultural activities
1. Agencies and organizations wishing to use roads for cultural activities (sports events, parades, festivals) shall send their written requests and plans on traffic safety assurance to competent road administration agencies at least 10 working days before these cultural activities take place. Such a written request must clearly indicate cultural activities and program to be organized and road use duration.
2. Competent road administration agencies shall approve in writing plans on traffic safety assurance according to the following decentralization of powers:
a/ The Vietnam Road Administration shall approve cultural activities to be organized on national highways or various road systems including national highways;
b/ Provincial-level Transport Departments shall approve cultural activities to be organized on provincial roads or urban roads in their provinces or on various road systems including provincial roads and urban roads, except cases specified at Point a of this Clause;
c/ Specialized agencies of district-level People's Committees shall approve cultural activities on district roads in their districts or cultural activities to be organized concurrently on both district roads and commune roads in their districts;
d/ Commune-level People's Committees shall approve cultural activities on commune roads in their localities.
3. Competent road administration agencies shall examine and approve in writing traffic safety assurance plans within 5 working days after receiving written requests. In case of necessity to limit or ban traffic on a road, a road administration agency shall issue a notice on traffic flow division plans; agencies and organizations wishing to use roads for cultural activities shall publish notices in the mass media 5 days before cultural activities take place.
4. Upon completion of cultural activities, agencies and organizations assuming the prime responsibility for these activities shall tidy up their equipment and devices and restore roads to their original state and be held responsible for their failure to take measures to assure traffic safety set forth in approved plans.
Article 26. Use of land reserved for roads 1. Land reserved for roads shall be reserved only for construction of road works, used and exploited for road traffic and transport safety purposes, except for a number of essential works which cannot be located outside land areas reserved to roads.
2. Construction of a number of essential works within land areas reserved for roads must ensure safe exploitation of road works and shall be conducted in the following cases:
a/ Works to assure security and defense;
b/ Works subject to special technical requirements, which cannot be located outside land areas reserved for roads.
3. Projects on urban centers, industrial parks, economic zones, residential areas, trade-service centers and other works must be formulated according to approved planning and have their own systems of access roads outside land areas reserved for roads. Project investors shall build these access roads without using land areas reserved for auxiliary works and connecting roads. In case of necessity to use land reserved for roads for building connecting roads to national highways, connecting positions must be built as indicated in connection plans agreed upon between provincial-level People's Committees and the Ministry of Transport under Article 29 of this Decree.
4. It is prohibited to use land areas reserved for roads as residential land areas or for business or service purposes; for anchoring or mooring ships and boats or building works which might redirect water currents or cause erosion or washout of bridges, pontoon bridges, ferry landings, water current-regulating embankments and anti-road base washout embankments.
Article 27. Construction of essential works within land areas reserved for roads
1. Organizations and individuals building essential works within land areas reserved for roads shall comply with the following provisions:
a/ They shall formulate and approve projects and designs under the investment and construction laws.
b/ They shall obtain written consent of the following competent state management agencies upon formulation of investment projects, technical design dossiers or econo-technical reports before submitting them to competent authorities for approval:
- The Ministry of Transport, for essential works in the systems of national highways and expressways;
- Provincial-level People's Committees, for essential works in local road systems.
c/ They shall obtain traffic safety-assuring construction permits, issued by competent road administration agencies.
2. The Ministry of Transport shall specify the issuance of construction permits for essential works on or connections to national highways or expressways. Provincial-level People's Committees shall specify the issuance of construction permits for essential works on or connections to local roads.
Article 28. Land exploitation and use within land areas of road safety corridors
Land areas of road safety corridors may be temporarily used for agricultural or advertising purposes without affecting safety of road works and traffic in accordance with the following provisions:
1. Ponds and lakes for aquaculture must be away from the edge of the road foot at a distance at least equal to the height difference between the edge of the embanked road base and the pond or lake bed. The water level in ponds or lakes must not be higher than the road base foot.
It is prohibited to build ponds or lakes for aquaculture or reserve water on the taluses of the dug road base.
2. Food crops, vegetables, cash crops or fruit trees, which are allowed to be planted in embanked road base sections in road bends, crossroads, intersections with railways and in places with insufficient visibility, must not be over 0.9 meter in height (over the road surface). For dug roads, they must be planted at least 6 meters away from the outer edge of the road land strip.
3. Irrigation ditches must be away from the outer edge of the road land strip at a distance at least equal to their depth and their designed safe water level must not be higher than the road base foot.
4. Gas stations must be built outside road safety corridors under approved planning, and with written approval of the Ministry of Transport (for national highways and roads subject to separate management regulations) or provincial-level Peoples Committees (for provincial, district and urban roads) of locations and designs of gas station entry ways through the land of road safety corridors, including designs of junctions with existing roads, satisfying technical standards and safety requirements of road sections currently in use.
5. Billboards temporarily installed within road safety corridors must not affect traffic safety and must be approved by competent road administration agencies.
It is prohibited to install billboards within expressway safety corridors.
Billboards installed outside road safety corridors must not affect traffic safety.
6. Use of road safety corridors related to adjacent security or national defense works must be agreed by the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense.
7. Works may be built on road safety corridor land only after competent road administration agencies issue construction permits and traffic safety is assured under regulations.
8. Investors of works involving land use or exploitation within the protection scope of road infrastructure facilities shall:
a/ Complete all procedures for agreeing on or approving designs (basic designs, technical designs or working drawing designs, depending on the size and characteristics of construction works, below referred to as designs), appraise designs (when necessary) and issue construction permits under this Decree and other relevant regulations;
b/ Undertake to remove or renovate their works according to schedule as required by competent road administration agencies;
c/ Refrain from claiming for compensations and bear total responsibility and related expenses.
9. Works on road safety corridor land that are built before regulations on administration of road safety corridors take effect and used for proper purposes indicated in land use right certificates or house or land-attached asset ownership certificates issued by competent agencies and do not affect traffic safety may be further used.
Upon receiving requests for recovery of land for upgrading or renovation of traffic works, upgrading or renovation investors shall pay compensations or provide supports for owners of dismantled works under law.
Article 29. Connection to national highways
1. Roads to be connected to national highways include:
a/ Provincial, district, commune and urban roads;
b/ Special-use roads;
c/ Access roads.
2. Branch roads must be connected to national highways through junctions under junction plans approved by provincial-level People's Committees, after obtaining written consent of the Ministry of Transport. Road administration state agencies in charge of under provincial-level People's Committees shall make statistics of connected roads and work out handling plans in line with approved junction plans.
Passageways from houses may only be connected to national highways through branch roads.
3. The minimum distance between two junctions on national highways shall be prescribed by the Minister of Transport.
4. The designing of junctions of branch roads and national highways must comply with national standards on motorways.
5. For junctions of branch roads and national highways which are under construction, upgrading, renovation or route redirection, or building of detour sections: Right in the stage of project formulation, project investors shall base themselves on socio-economic development master plans of localities through which projected roads will run to determine locations and sizes of junctions (interchanges or level junctions).
6. For junctions of branch roads and national highways currently in use: Provincial-level People's Committees shall base themselves on local socio-economic development needs and transport development plans to elaborate junction plans.
7. Owners of works and projects that are assigned by provincial-level People's Committees to use junctions under approved junction plans shall base themselves on current standards and design requirements of motorways to make and send dossiers of junction designs and plans on organization of traffic at junctions on national highways to competent agencies for consideration and approval.
Article 30. Construction of works on roads currently in use
1. Construction of works on roads currently in use or essential works within land areas reserved for roads must assure safe and uninterrupted traffic by people and vehicles, durability of road works currently in use, and environmental protection.
2. Construction of works on roads currently in use must comply with the Minister of Transport's regulations on traffic safety assurance.
RESPONSIBILITIES TO MANAGE AND PROTECT ROAD INFRASTRUCTURE FACILITIES
Article 31. Responsibilities of the Ministry of Transport
1. To perform the unified state management of roads nationwide; to manage the construction and maintenance of the national highway system, roads partly used for international transport and expressways (including also national highways and expressways running through urban centers).
2. To submit to the Government for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on management and protection of road infrastructure facilities, and guide the implementation thereof;
3. To direct and organize the training and retraining of personnel in charge of administration and protection of centrally managed road works; to guide provincial-level People's Committees in organizing refresher courses for their cadres engaged in administration and protection of locally managed road works.
4. To examine and inspect the implementation of legal provisions on administration and protection of road infrastructure facilities.
5. To organize, direct and supervise activities of the Road Inspectorate nationwide.
6. To work out plans on the prevention, combat and overcoming of damage of national highway works caused by natural disasters or enemy sabotage, and organize and inspect the implementation thereof; to urge and inspect the prevention, combat and overcoming of damage of local roads caused by natural disasters or enemy sabotage.
7. To coordinate with provincial-level People's Committees and concerned ministries and branches in propagating, disseminating, educating and implementing laws and regulations on administration and protection of road infrastructure facilities.
8. To coordinate with the Ministry of Finance in balancing funds for road administration and maintenance, clearance of road safety corridors, prevention, combat and overcoming of consequences of natural disasters and enemy sabotage against the national highway system.
9. To coordinate with the National Traffic Safety Committee and concerned ministries and branches in formulating the national traffic safety program, then submitting it to the Government.
Article 32. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To direct and guide public security forces to inspect and handle violations of regulations on protection of road infrastructure facilities according to their competence.
2. To coordinate with the Ministry of Transport and provincial-level People's Committees in performing the state management of protection of road infrastructure facilities.
3. To coordinate with the Ministry of Transport in drawing up a list of important road works and plans for the protection thereof, then submit them to the Prime Minister for approval, and organize the implementation thereof.
Article 33. Responsibilities of the Ministry of National Defense
The Ministry of National Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in. organizing the protection of national defense works in combination with road works.
Article 34. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and guide the planning and construction of the system of irrigation works related to road works; guide the use of land within road safety corridors for cultivation purposes, ensuring road work technical requirements and safety.
Article 35. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People's Committees and the Ministry of Transport in. guiding the elaboration of plans on use of land reserved for roads and regulations on environmental protection against road traffic impacts.
Article 36. Responsibilities of the Ministry of Construction
The Ministry of Construction shall direct and guide the management of construction activities outside road safety corridors; and coordinate with the Ministry of Transport and provincial-level People's Committees in elaborating and implementing urban traffic infrastructure plans.
Article 37. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
The Ministry of Industry and Trade shall direct and guide the planning and construction of the system of gas stations along national highways and roads subject to separate use regulations; and coordinate with the Ministry of Transport in determining locations of these gas stations' entry ways to national highways, assuring the minimum distance under regulations on connection of branch roads to national highways.
Article 38. Responsibilities of the Ministry of Finance
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport and provincial-level People's Committees in, summing up and allocating funds for road administration and maintenance and road infrastructure protection, including funds for clearance of road safety corridors allocated from the state budget's nonbusiness expenditure source or originate from the state budget.
Article 39. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies
Ministries and ministerial-level agencies shall appraise and approve plans on construction of works, industrial parks, urban centers, residential areas, trade-service centers and gas stations related to land areas reserved for roads in accordance with this Decree; and supervise the implementation of these plans and handle violations under regulations.
Article 40. Responsibilities of provincial-level People's Committees
1. To organize and guide the propaganda and dissemination of and education about the law on protection of road infrastructure facilities in their localities.
2. To guide and organize the implementation of regulations on protection of road infrastructure facilities in their localities.
3. To direct and inspect district-level People's Committees and provincial-level Transport Departments in taking measures to prevent, stop and handle violations and remove works encroaching upon road safety corridors in their localities.
4. To organize, direct and inspect provincial-level Transport Departments in:
a/ Operations of the Road Inspectorate;
b/ Issuance and revocation of construction permits, termination of activities affecting the safety of traffic and road works within local road infrastructure protection limits;
c/ Management of the implementation of road infrastructure plans; administration and maintenance of local road systems.
5. To direct, guide and inspect district-level People's Committees in:
a/ Protection of road works in their districts;
b/ Management of the use of land inside and outside road safety corridors, especially land allocation and issuance of permits for roadside construction;
c/ Clearance of works encroaching upon protected road infrastructure facilities within their districts.
6. To mobilize forces, supplies and equipment for the prompt restoration of traffic disrupted by national disasters or enemy sabotage.
7. To plan and direct the application of measures to prevent, stop and handle violations and clear road safety corridors in their localities.
8. To appraise and approve plans on construction of works, industrial parks, urban centers, residential areas, trade-service centers and gas stations related to land areas reserved for roads in accordance with this Decree; and supervise the implementation of these plans and handle violations under regulations.
9. To settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of road infrastructure facilities in their localities under law.
Article 41. Responsibilities of district-level People's Committees
1. To manage and maintain local road systems assigned to them for management.
2. To organize the propagation, dissemination and education among local people of regulations on land areas reserved for roads and protection of road infrastructure facilities.
3. To manage the use of land inside and outside road safety corridors under law; to promptly handle cases of illegally encroaching upon, appropriating or using land of road safety corridors.
4. To coordinate with road administration units and concerned forces in applying measures to protect road works.
5. To organize the application of measures to protect road safety corridors, fight illegal encroachment, and compel the dismantlement of illegally built works for clearance of road safety corridors.
6. To mobilize all forces, supplies and equipment for protection of works or prompt restoration of traffic disrupted by natural disasters or enemy sabotage.
7. To settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of road infrastructure facilities in their districts under law.
Article 42. Responsibilities of commune-level People's Committees
1. To manage and maintain local roads assigned to them for management.
2. To organize the propagation, dissemination and education among local people of regulations on land areas reserved for roads and protection of road infrastructure facilities.
3. To coordinate with units directly managing road works and concerned forces in applying measures to protect road works, including preservation of road boundary markers and project ground clearance markers.
4. To manage the use of land inside and outside road safety corridors under law; detect and promptly handle cases of illegally encroaching upon, appropriating or using road safety corridors.
5. To mobilize all forces, supplies and equipment for protection of works or prompt restoration of traffic disrupted by natural disasters or enemy sabotage.
6. To settle disputes, complaints and denunciations related to the protection of road infrastructure facilities under their management according to law.
Article 43. Identification of periods of time for handling works existing within land areas reserved for roads
1. Before December 21, 1982: There was no regulation on works existing within land areas reserved for roads.
2. Between December 21, 1982, and before January 1, 2000, the effective period of Decree No. 203/HDBT of December 21, 1982, of the Council of Ministers, on the Regulation on road protection.
3. Between January 1, 2000, and before November 30, 2004, the effective period of the Governments Decree No.l72/1999/ND-CP of December 7, 1999, detailing the Ordinance on Protection of Traffic Works regarding road traffice works.
4. Between November 30. 2004, and before the effective date of this Decree: the effective period of the Government's Decree No. 186/2004/ND-CP of November 5, 2004, on management and protection of road infrastructure facilities.
Article 44. Handling of works existing within land areas reserved for roads
1. Works endangering the stability of road works and safety of road transport activities must be immediately dismantled.
2. Works which are considered not directly affecting the stability of road works and road traffic safety shall, for the immediate future, be permitted to exist in their original state, provided that their owners commit not to expand and develop them, and to dismantle them when so requested by competent state management agencies.
3. Compensations or supports for owners of dismantled works shall be paid or provided under law.
Article 45. Coordinated protection of road infrastructure facilities
1. The Ministry of Transport shall promulgate legal documents guiding the use of land areas reserved for roads and protection of road infrastructure facilities, or assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in. doing so.
2. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security in. working out plans on examination and inspection of the protection of road infrastructure facilities in localities, and urging localities to handle violations and illegal construction of works within road safety corridors.
3. Ministries and branches shall, within their respective functions, tasks and responsibilities defined in the Law on Road Traffic and this Decree, protect road infrastructure facilities.
4. Provincial-level People's Committees shall direct district-level and commune-level People's Committees and provincial-level Transport Departments in working out plans on and coordinating with road administration units in protecting road infrastructure facilities; handling violations of regulations on use of road safety corridor land; directing specialized agencies in overseeing and summarizing the use of land areas reserved for roads and reporting it to the Ministry of Transport and the Vietnam Road Administration.
5. When planning or implementing projects related to road infrastructure facilities, ministries and branches shall obtain written consent of the Ministry of Transport right in the stage of project formulation, and direct and guide investors, designing and construction contractors in using land areas reserved for roads and assuring traffic safety during construction under the Law on Road Traffic and this Decree.
Article 46. Effect and implementation guidance
1. This Decree takes effect on April 15, 2010, and replaces the Government's Decree No. 186/2004/ND-CP of November 5, 2004, on management and protection of road infrastructure facilities.
2. The Minister of Transport shall guide the implementation of Articles 4, 11, 27, 28, 29 and 30, and guide other necessary provisions, of this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree-On behalf of the Government
|
PRIME MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực