Chương I Luật Phòng, chống rửa tiền 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 14/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 15/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
2. Việc phòng, chống hành vi rửa tiền của tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
1. Tổ chức tài chính.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
2. Tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.
3. Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.
4. Người khởi tạo là chủ tài khoản hoặc người yêu cầu tổ chức tài chính thực hiện chuyển tiền điện tử trong trường hợp không qua tài khoản.
5. Chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.
6. Khách hàng là tổ chức, cá nhân đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng dịch vụ, sản phẩm do tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan cung cấp.
7. Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý.
8. Quan hệ ngân hàng đại lý là quan hệ được hình thành từ việc một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho một ngân hàng đối tác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
9. Danh sách đen bao gồm danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập và danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Bộ Quốc phòng chủ trì lập theo quy định của pháp luật.
10. Danh sách cảnh báo là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo về tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.
11. Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực, thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.
12. Thỏa thuận pháp lý là thỏa thuận dưới hình thức ủy thác hoặc hình thức khác có bản chất tương tự được xác lập theo pháp luật nước ngoài, cho phép bên nhận ủy thác được nhận chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp tài sản từ bên ủy thác để thực hiện điều hành, quản lý, giám sát tài sản vì lợi ích của người thụ hưởng hoặc vì mục đích được xác định trong thỏa thuận.
13. Ngân hàng vỏ bọc là ngân hàng không có sự hiện diện thực tế tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó ngân hàng phải được thành lập và cấp phép, đồng thời không có sự liên kết hoặc kiểm soát của bất kỳ định chế tài chính nào đã được quản lý và giám sát.
14. Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
15. Cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế.
1. Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cho vay;
c) Cho thuê tài chính;
d) Dịch vụ thanh toán;
đ) Dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;
g) Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;
h) Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
i) Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
k) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
l) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
m) Đổi tiền.
2. Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;
b) Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;
c) Kinh doanh kim khí quý, đá quý;
d) Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
đ) Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
3. Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1. Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.
1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:
a) Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;
b) Thực hiện tương trợ tư pháp;
c) Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
d) Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;
đ) Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, có thể từ chối trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao có thể gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;
b) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao không phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài hoặc quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không cam kết hoặc không thực hiện bảo mật thông tin được trao đổi, cung cấp, chuyển giao theo chế độ bảo mật tương ứng với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam đối với thông tin mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước trao đổi, cung cấp, chuyển giao.
4. Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Hằng năm hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm cung cấp nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.
2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm sau đây:
a) Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định;
b) Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.
3. Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
GENERAL PROVISIONS
1. This Law stipulates measures to prevent, detect, combat and punish natural or legal persons for money laundering acts; responsibilities of entities, natural or legal persons for money laundering prevention and control; international cooperation in AML.
2. Prevention and combat of money laundering acts committed by natural or legal persons for the purpose of financing of terrorism and financing of proliferation of weapons of mass destruction shall comply with the regulatory provisions of this Law, criminal law and law on prevention and combat of terrorism and proliferation of weapons of mass destruction.
1. Financial institutions.
2. Relevant non-financial businesses and professions.
3. Vietnamese natural or legal persons; foreign entities; aliens; international entities transacting with financial institutions, relevant non-financial businesses and professions.
4. Other natural or legal persons, and body or institutions related to money laundering prevention and control.
For the purposes of this Law, terms used herein are construed as follows:
1. Money laundering refers to the act that a natural or legal person performs to legalize the origin of the property derived from any offence(s).
2. Property derived from any offence(s) refers to the property obtained directly or indirectly from criminal activity; part of the income, proceeds, gain or profits generated from the property obtained from any illegal act(s).
3. Must-be-reported high-value transaction refers to the transaction in domestic or foreign cash that is performed one or several times a day, and total value of which equals or exceeds the prescribed amount.
4. Originator refers to the account holder who allows the wire transfer from that account, or where there is no account, the natural or legal person that places the order with a financial institution to perform the wire transfer.
5. Wire transfer refers to any transaction carried out on behalf of an originator through a financial institution by electronic means with a view to making an amount of funds available to a beneficiary person at a beneficiary financial institution, irrespective of whether the originator and the beneficiary are the same person.
6. Customer refers to a natural or legal person that is using or intends to use any service or product supplied by a financial institution or a relevant non-financial business or profession.
7. Beneficial owner refers to the natural person(s) who ultimately owns one or several asset(s), or controls a customer on whose behalf a transaction relating to asset(s). It also includes those persons who exercise control over a legal person or arrangement.
8. Correspondent banking relationship refers to the relationship created by the provision of banking, payment and other services by one bank in a country or territory (correspondent bank) to another bank in other country or territory (respondent bank).
9. Blacklist comprises the list of natural or legal persons involved in acts of terrorism or terrorist financing that is compiled under the control of the Ministry of Public Security, and the list of natural or legal persons charged with being involved in proliferation and financing of proliferation of weapons of mass destruction that is compiled under the control of the Ministry of National Defence in accordance with law.
10. Greylist refers to the list of natural or legal persons compiled by the State Bank of Vietnam with a view to warn them of being exposed to high risk of money laundering.
11. Financial Action Task Force on Money Laundering (FATF) refers to an inter-governmental body serving the objectives of setting standards, promoting effective implementation of legal, regulatory and operational measures for combating money laundering, terrorist financing, financing of proliferation of weapons of mass destruction and other related threats to the integrity of the global financial system.
12. Legal arrangement refers to a trust or any other similar legal arrangement recognized and established by foreign laws, under which the trustee is allowed to acquire the legal ownership and control of the property through the transfer process from the settlor/grantor to conduct the operation, management and supervision of such property for the benefit of the beneficiary or for the agreed purposes.
13. Shell bank refers to the bank that has no physical presence in the country or territory in which it is incorporated and licensed, and which is unaffiliated with any regulated financial institution that is subject to effective consolidated supervision.
14. Non-profit organization refers to a legal person or institution that engages in activities not because of profits, including social associations or funds; charitable funds; religious organizations; foreign non-governmental organizations incorporated, licensed and operated under national law of Vietnam.
15. Foreign politically exposed person (foreign PEP) refers to someone who holds a prominent public position or role in a foreign body or institution or international organization.
Article 4. Reporting Entities (or Entities Subject to Reporting Obligations or Requirements)
1. Reporting entities are financial institutions licensed to conduct one or more of the following activities or operations:
a) Acceptance of deposits;
b) Lending;
c) Financial leasing;
d) Payment services;
dd) Payment intermediary services;
e) Issuing negotiable instruments/transferable securities, bank cards, fund/money transfer/wire transfer orders;
g) Bank guarantees and financial commitments;
h) Providing foreign exchange services, money market instruments;
i) Securities brokerage; advice to security investment, provision of security for securities issues;
k) Investment fund and portfolio management;
l) Life insurance business;
m) Money and currency changing.
2. Reporting entities are relevant non-financial businesses and professions subject to law that conduct one or more of the following activities or operations:
a) Prize-awarding games, including electronic games; telecommunications network-based games, Internet-based games; casinos; lottery tickets; betting;
b) Real estate business, except leasing or subleasing of real property and real estate consulting;
c) Dealing in precious metals, jewels;
d) Supply of accounting services; provision of notarial services; provision of legal services rendered by lawyers, legal professional organizations;
dd) Providing business formation, management and administration services; services of acting as (or arranging for another person to act as) a director or secretary of a company to third parties; legal arrangement services.
3. The Government shall promulgate regulations on new activities at risk of money laundering conducted by reporting entities not referred to in clause 1 and 2 of this Article after receiving approval from the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam.
1. Prevention and combat of money laundering shall be conducted under the regulatory provisions of law on condition that sovereignty and territorial integrity, national security and interests are not prejudiced; the normal conduct of economic and investment activities is not interrupted; the legitimate rights and interests of legal or natural persons are protected; abusing public powers or AML activities to infringe upon the legitimate rights and interests of a natural or legal person concerned.
2. All acts of money laundering shall be legally sanctioned.
3. AML countermeasures shall be taken in a timely and consistent manner.
Article 6. International Cooperation in AML
1. International cooperation in the prevention and combat of money laundering shall be carried out according to the principle of respecting independence, sovereignty and territorial integrity, national security, mutual benefits, and compliance with Vietnamese laws and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, and international agreements between the Vietnamese contracting party and the foreign contracting party.
In case where there is no international treaty or agreement between Vietnam and a foreign country, the exchange, provision and transfer of information in international cooperation in AML shall be conducted subject to the principle of reciprocity without being in contravention of Vietnam’s domestic law, and conforming to international law and practices.
2. Competent regulatory authorities shall, based on their range of functions and duties, conduct international cooperation regarding AML in:
a) Identification and freezing of property or assets of money-laundering criminals;
b) Execution of mutual legal assistance requests;
c) Communication, provision and transfer of AML information with foreign competent authorities;
d) Research, training, information support, technical assistance, financial aid and AML experience exchange;
dd) Other AML cooperation activities prescribed by law.
3. During the process of international cooperation in AML, competent state authorities may refuse to communicate, provide and transfer AML information if:
a) the requested information may prejudice national independence or autonomy, sovereignty, territorial integrity, national security and other essential interests of Vietnam;
b) the requested information are inconsistent with international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member state; international agreements between the Vietnam signatory and the other foreign signatories; or regulatory provisions of national law of Vietnam;
c) the request for communication, provision or transfer of information is not fully complete as required by law;
d) the requesting competent authority in foreign jurisdictions fails to either undertake or protect the confidentiality of the information requested to be communicated, provided or transferred by the competent authority in Vietnam under the secrecy or confidentiality mechanism or regime in line with Vietnam’s regulatory provisions on protection of state secrets.
4. Processes, procedures and methods of international cooperation in AML shall comply with international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member state, international agreements between the Vietnam signatory and other signatories in foreign jurisdictions, and other regulatory provisions of relevant law.
5. On an annual basis, or at the request of the State Bank of Vietnam, competent state authorities of Vietnam shall be responsible for administering international cooperation in AML with foreign competent authorities to the State Bank of Vietnam.
Article 7. National Assessment of Money Laundering Risks
1. Every 5 years, the State Bank of Vietnam shall lead and/or cooperate with Ministries and central authorities concerned in conducting the national assessment of money laundering and seeking the Government’s approval of assessment results and post-assessment action plans. The national assessment of money laundering shall cover all activities newly classified as sources of money laundering risk.
2. Ministries and central authorities shall assume the following responsibilities:
a) Widely disseminate the results of the national assessment of money laundering risks within their internal setting, and to the reporting entities placed under their jurisdiction, and also take measures to minimize the identified risks;
b) Provide the State Bank of Vietnam with update on money laundering risks based on execution of post-assessment action plans, or whenever any risk arises within their remit. On the basis of the risk update results informed by these Ministries or central authorities, the State Bank of Vietnam shall integrate them into reports submitted to the Government to seek its approval of national money-laundering risk updates and action plans in response to these updated risks.
3. The Government shall promulgate regulations regarding principles, criteria and methods of the national assessment of money laundering risks.
Article 8. Prohibited acts in AML
1. Organize, participate in or facilitate, assist in the conduct of money laundering.
2. Create, maintain anonymous accounts or accounts using fake names.
3. Create, maintain business relationships with shell banks.
4. Illegally provide services that involve the acceptance of cash, cheques, other monetary instruments and other stores of value and the payment to a beneficiary.
5. Abuse public positions and power over AML activities to prejudice the legitimate rights and interests of a natural or legal person.
6. Hinder the provision of information necessary for AML purposes.
7. Intimidate and take revenge on the persons detecting and reporting money laundering offences.