Chương IV Luật Phòng, chống rửa tiền 2012: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 14/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 15/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 49 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 như sau:
“1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:
“Điều 34. Thực hiện các biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố và áp dụng biện pháp tạm thời; đánh giá rủi ro quốc gia về phòng, chống tài trợ khủng bố
1. Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan áp dụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật Phòng, chống rửa tiền để nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng, chống tài trợ khủng bố.
2. Ngay khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
3. Định kỳ 05 năm, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố tại Việt Nam và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
“Điều 35. Kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới Việt Nam quy định tại Điều 24 của Luật này và Điều 35 của Luật Phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng các hoạt động này để tài trợ khủng bố.”.
Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan áp dụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật này để nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khoản 1 Điều 64 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày quy định khác về cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực.
3. Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 64. Amendments and Supplements to Several Articles of Laws Relating to AML
1. Amending and supplementing clause 1 of Article 49 in the Law on State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 as follows:
“1. Bank Supervision and Inspection Agency is a unit under the structure of the State Bank, performing the task of banking inspection and supervision.".
2. Amending and supplementing several Articles of the Law on Anti-Money Laundering No. 28/2013/QH13 as follows:
a) Amending and supplementing Article 34 as follows:
“Article 34. Implementation of terrorist financing countermeasures and application of provisional measures; national risk assessment regarding prevention and combat of terrorist financing
1. Financial institutions, relevant non-financial businesses and professions shall apply the provisions of Article 9 through Article 40 in the Law on prevention and combat of money laundering to identify customers, collect, update and verify customer identification data; develop internal rules and regulations, report, provide and store information, records, documents and reports on the prevention and combat of terrorist financing.
2. Immediately when there is a suspicion that a customer or a customer's transaction is related to terrorist financing, or that a customer is on the Blacklist, financial institutions, relevant non-financial businesses and professions shall report to the counter-terrorism forces of the Ministry of Public Security, the State Bank of Vietnam, and shall be required to apply provisional measures in accordance with the law on prevention and combat of money laundering.
3. Every 5 years, the Ministry of Public Security shall lead and/or cooperate with relevant Ministries and central authorities in conducting the national assessment of money laundering risks in Vietnam and seeking the Government’s approval of the assessment results and post-assessment action plans.”;
b) Amending and supplementing Article 35 as follows:
“Article 35. Control of cross-border transportation of cash, precious metals, jewels and negotiable instruments
Entities and persons having jurisdiction over control of cross-border transportation of cash, precious metals, jewels and negotiable instruments from Vietnam as specified in Article 24 herein and Article 35 in the Law on Anti-Money Laundering shall be responsible for promptly detecting, preventing and handling acts of abusing these activities to finance terrorism.”.
Article 65. Application of regulations of this Law to prevention and combat of financing for proliferation of weapons of mass destruction
Financial institutions, relevant non-financial businesses and professions shall apply the provisions of Article 9 through Article 40 in this Law to identify customers, collect, update and verify customer identification data; develop internal rules and regulations, report, provide and store information, records, documents and reports on the prevention and combat of financing of proliferation of weapons of mass destruction.
1. This Law shall enter into force as from March 1, 2023, unless otherwise prescribed in clause 2 of this Article.
2. Clause 1 of Article 64 herein shall commence to take effect as from the date on which other regulations regarding agencies performing the AML functions and duties that are promulgated by competent state authorities come in use.
3. The Law on Anti-Money Laundering No. 07/2012/QH13 shall be annulled from the effective date of this Law.