- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Bảo hiểm xã hội (97)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đăng kiểm (41)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Hóa đơn (24)
Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu. Những ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến nền kinh tế là gì?
1. Thuế tối thiểu toàn cầu là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (hay gọi tắt là Thuế tối thiểu toàn cầu) là một trong hai trụ cột chính của Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) được khởi xướng bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào tháng 6/2013.
2. Mức thuế tối thiểu toàn thầu áp dụng tại Việt Nam
Mức thuế suất tối thiểu toàn cầu được quy định là 15%, áp dụng cho các tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu đạt từ 750 triệu EUR trong ít nhất hai năm của bốn năm liền kề gần nhất, ngoại trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15.
Khi chính sách này có hiệu lực, các tập đoàn đa quốc gia lớn đang đầu tư tại Việt Nam sẽ phải nộp bổ sung phần thuế chênh lệch nếu mức thuế tại Việt Nam thấp hơn 15%, khoản này sẽ được nộp cho quốc gia nơi công ty đặt trụ sở chính.
3. Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD?
Theo Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15, đối tượng nộp thuế tối thiểu toàn cầu là các đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia, có tổng doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao đạt từ 750 triệu euro (EUR) trở lên trong ít nhất 2 năm của 4 năm liền kề trước năm tài chính.
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2024, có 07 nhóm đối tượng không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu theo Nghị quyết 107/2023/QH15, bao gồm:
Tổ chức của chính phủ;
Tổ chức quốc tế;
Tổ chức phi lợi nhuận;
Quỹ hưu trí;
Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
Tổ chức sở hữu ít nhất 85% giá trị tài sản thông qua các tổ chức được nêu trên.
4. Tác động đến nền kinh tế khi Việt Nam áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu
Khi Việt Nam chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, tác động đến người lao động có thể không đến trực tiếp từ việc đóng thuế, mà thông qua những ảnh hưởng gián tiếp liên quan đến nền kinh tế và các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.
4.1 Tác động tích cực đối với người lao động
Tạo thêm cơ hội việc làm: Khi Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ có xu hướng duy trì hoạt động tại Việt Nam để tránh việc nộp thuế bổ sung cho các nước khác. Điều này giúp duy trì và thậm chí mở rộng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Các ngành công nghiệp lớn, như sản xuất, công nghệ và dịch vụ, có thể phát triển thêm, từ đó giúp gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động.
Tăng cường thu hút đầu tư: Thuế tối thiểu toàn cầu giúp ngăn chặn việc các doanh nghiệp đa quốc gia tìm kiếm những quốc gia có mức thuế suất thấp để chuyển lợi nhuận, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có môi trường đầu tư ổn định và minh bạch hơn. Khi môi trường kinh doanh cải thiện, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn khi đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Nâng cao thu nhập: Sự ổn định kinh tế và gia tăng nguồn đầu tư có thể góp phần cải thiện mức lương cho người lao động. Khi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và có lợi nhuận tốt, người lao động có cơ hội nhận được các khoản đãi ngộ tốt hơn, bao gồm lương, phúc lợi và điều kiện làm việc.
Phát triển kỹ năng và hội nhập quốc tế: Khi các doanh nghiệp đa quốc gia tiếp tục đầu tư và mở rộng tại Việt Nam, người lao động có cơ hội tiếp cận với các công nghệ, quy trình quản lý tiên tiến và tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của họ, mở rộng cơ hội phát triển sự nghiệp, thậm chí là làm việc cho các công ty quốc tế tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
4.2 Tác động gián tiếp
Ổn định ngân sách nhà nước: Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ các khoản thuế bổ sung mà các công ty đa quốc gia phải nộp. Với nguồn thu ổn định hơn, nhà nước có thể đầu tư vào các lĩnh vực công cộng như giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, từ đó cải thiện chất lượng sống cho toàn dân, bao gồm cả người lao động.
Giảm thiểu tình trạng trốn thuế và chuyển lợi nhuận: Thuế tối thiểu toàn cầu ngăn chặn hiện tượng các công ty đa quốc gia lợi dụng mức thuế thấp tại các quốc gia khác để chuyển lợi nhuận, gây thất thoát thuế cho Việt Nam. Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng hơn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời tăng sự ổn định cho nền kinh tế.
Xem bài viết có liên quan:
Không đóng thuế thu nhập cá nhân có bị phạt không?
Cách kiểm tra lịch sử đóng thuế TNCN mới nhất
Mã số thuế là gì? Mã số thuế dùng để làm gì?
Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN