- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Hướng dẫn kiểm tra người phụ thuộc mới nhất 2024
1. Thế nào là người phụ thuộc?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc được xác định bao gồm các đối tượng sau:
Con cái:
Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng.
Con dưới 18 tuổi (tính theo tháng).
Con từ 18 tuổi trở lên nếu bị khuyết tật và không có khả năng lao động.
Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài ở các cấp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học phổ thông (bao gồm thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 của lớp 12), không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
Vợ hoặc chồng của người nộp thuế:
Nếu trong độ tuổi lao động, phải đồng thời đáp ứng các điều kiện:
Bị khuyết tật và không có khả năng lao động.
Không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
Nếu ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
Cha mẹ (cả bên nội và bên ngoại), cha mẹ nuôi hợp pháp, cha dượng, mẹ kế:
Đối với người trong độ tuổi lao động, phải đáp ứng các điều kiện như:
Bị khuyết tật và không có khả năng lao động.
Không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
Đối với người ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
Các cá nhân khác:
Anh, chị, em ruột của người nộp thuế.
Ông bà nội, ông bà ngoại; cô, dì, cậu, chú, bác ruột của người nộp thuế.
Cháu ruột của người nộp thuế (con của anh chị em ruột).
Người khác mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Những cá nhân khác này phải là người không nơi nương tựa, được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
2. Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, từ ngày 01/7/2021, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh như sau:
Mức giảm trừ đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm).
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh mới áp dụng là 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc, theo khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 26/2012/QH13.
3. Hướng dẫn kiểm tra người phụ thuộc mới nhất 2024
Cách 1: Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc trên hệ thống ETAX
Bước 1: Truy cập vào trang web http://thuedientu.gdt.gov.vn/.
Bước 2: Chọn mục "Doanh nghiệp", màn hình đăng nhập sẽ hiển thị.
Bước 3: Nhập các thông tin gồm tên đăng nhập, mật khẩu và mã xác nhận, sau đó chọn "Đăng nhập".
Bước 4: Chọn mục "Tra cứu" => "Thông báo khai thuế" => Loại thông báo "V/v: Gửi kết quả cấp mã số thuế cho người phụ thuộc" => Chọn "Tra cứu".
Bước 5: Kết quả về mã số thuế của người phụ thuộc sẽ được hiển thị, chọn "Tải về" để lưu thông tin.
Cách 2: Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc trên hệ thống HTKK
Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm HTKK, sau đó đăng nhập.
Bước 2: Chọn mục "Tra cứu" => "Tra cứu thông báo" => Loại thông báo "V/v: Cấp mã số thuế cho người phụ thuộc" => Chọn "Tra cứu".
Kết quả mã số thuế sẽ được hiển thị trên màn hình, nếu cần, người nộp thuế có thể tải về để lưu trữ.
Cách 3: Tra cứu trực tiếp tại Cơ quan thuế
Đối với cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh: Tra cứu mã số thuế tại Cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị chi trả thu nhập (cần mang theo CMND/CCCD khi đến).
Đối với cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh: Tra cứu tại Tổng cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi cư trú hoặc nơi đăng ký tạm trú.
Xem bài viết có liên quan: