Gia hạn bảo hiểm y tế ở đâu? Thủ tục gia hạn bảo hiểm y tế 2024
Gia hạn bảo hiểm y tế ở đâu? Thủ tục gia hạn bảo hiểm y tế 2024

1. Gia hạn bảo hiểm y tế ở đâu?

Người mua BHYT gia hạn bảo hiểm y tế trực tiếp tại những nơi sau:

- Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc trung ương.

- Đại lý thu BHXH, BHYT.

Ngoài ra, để gian hạn bảo hiểm y tế, người gia hạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

- CMND/CCCD

- Mã số BHXH (nếu có).

- Mã thẻ BHYT cũ.

- Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

- Tiền đóng BHYT.

Bên cạnh đó, người mua BHYT có thể gia hạn bảo hiểm y tế tại nhà (gia hạn bảo hiểm xã hội online) thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Cách gia hạn bảo hiểm y tế online được hướng dẫn như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia theo đường link dưới đây: https://dichvucong.gov.vn/

Bước 2: Đăng nhập tài khoản cá nhân

Bước 3: Chọn mục Thanh toán trực tuyến

Bước 4: Chọn Đóng BHXH tự nguyện và BHYT theo hộ gia đình

Bước 5: Chọn dịch vụ Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình phù hợp

Bước 6: Nhập mã thẻ BHYT cũ và chọn thời gian gia hạn.

Bước 7: Thanh toán tiền BHYT thông qua ngân hàng

Bước 8: Khi thanh toán xong, hệ thống sẽ xác nhận thanh toán thành công hiển thị trên màn hình. Sau đó, hệ thống sẽ thông báo gia hạn bảo hiểm y tế thành công qua email hoặc tin nhắn điện thoại.

2. Đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng có những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

“Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng bao gồm:

- Người lao động làm việc theo các loại hợp đồng như sau:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương.

- Cán bộ, công chức, viên chức

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng có những ai?
Đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng có những ai?

3. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của người lao động là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cụ thể như:

“Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”

Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của người lao động tối đa bằng 6% tiền lương tháng. Trong đó:

- Người sử dụng lao động đóng 2/3

- Người lao động đóng 1/3.

Tuy nhiên, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng BHYT hàng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và trong thời gian nghỉ thai sản việc đóng BHYT hằng tháng sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

4. Mức giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2023

Năm 2023 Cơ quan BHXH chính thức ban hành Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 1/4/2023 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng tham gia BHYT theo diện hộ gia đình. Theo đó thì các thành viên tham gia BHYT hộ gia đình không còn là các thành viên trong sổ hộ khẩu và sổ tạm trú.

Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là những người thuộc hộ gia đình, trừ những người đã tham gia BHYT theo các nhóm khác.

Mức giá mua bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ phụ thuộc vào mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Theo điểm e, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về mức đóng hay giá mua BHYT theo diện hộ gia đình như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Dựa vào công thức trên, mức giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2023 có thể được tính cụ thể như sau:

Thành viên hộ gia đình

Giá mua theo tháng

Giá mua theo năm

Người thứ 1

81.000 đồng

972.000 đồng

Người thứ 2

56.700 đồng

680.400 đồng

Người thứ 3

48.600 đồng

583.200 đồng

Người thứ 4

40.500 đồng

486.000 đồng

Từ người thứ 5 trở đi

32.400 đồng

388.800 đồng

Giá đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình từ 01/7/2023

Số lượng thành viên hộ gia đình càng nhiều thì mức đóng hàng tháng/hàng năm càng giảm tương ứng. Tuy nhiên mức giảm trừ này chỉ được áp dụng khi các thành viên trong hộ gia đình tham gia cùng năm tài chính.

Thời điểm cuối năm 2023 mức đóng BHYT hộ gia đình cao nhất là 81.000 đồng/tháng, mức đóng thấp nhất là 32.400 đồng/tháng.

Mức giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2023
Mức giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2023

5. Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình ở đâu?

Người dân có nhu cầu tham gia BHYT theo diện hộ gia đình có thể lựa chọn cách đăng ký, mua hoặc gia hạn BHYT hộ gia đình theo một trong 2 hình thức sau:

1) Mua mới hoặc gia hạn BHYT hộ gia đình online, nộp tiền qua các ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh.

2) Đăng ký mua mới, đóng tiền gia hạn BHYT hộ gia đình trực tiếp tại tổ chữ dịch vụ thu BHXH.

Pháp luật có quy định cụ thể về địa điểm mua trực tiếp cho người đăng ký mới hoặc gia hạn BHYT hộ gia đình, bạn có thể đăng ký mua bảo hiểm y tế hộ gia đình ở các địa điểm sau đây:

- Tổ chức dịch vụ thu BHXH, như Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, bưu điện, hội phụ nữ ở địa phương...

- Cơ quan BHXH xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc tạm trú.

Để đăng ký mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây:

- Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).

- Bản chính hoặc bản sao thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ gia đình (nếu có).

Phương thức đóng tiền mua BHYT hộ gia đình

Phương thức đóng tiền mua/gia hạn BHYT hộ gia đình người đại diện hộ gia đình có thể chọn một trong các cách sau đây:

1) Đóng định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng BHYT cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHYT tại cấp xã.

2) Đóng trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

3) Đóng trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Đối với 2 cách nộp tiền trực tuyến qua mạng, bạn cần có tài khoản cá nhân đăng nhập để sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Sau khi đóng tiền người đại diện hộ gia đình sẽ nhận được biên lai thanh toán nộp tiền có ghi rõ thông tin giá trị sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng và giấy chứng nhận tham gia BHYT.

Xem thêm các bài viết liên quan:

08 chính sách BHXH, lao động - tiền lương mới nhất

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những chế độ gì?

Có được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám sức khỏe xin việc không?

Có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình?

Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có bị mất không? Người lao động cao tuổi có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?