- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có bị mất không? Người lao động cao tuổi có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
1. Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có bị mất không?
Tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 có quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu để quá thời hạn này, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không nhận hồ sơ nữa.
Lúc này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được tự động bảo lưu để tính cho lần hưởng tiếp khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013:
“Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức”.
Như vậy người lao động không lấy bảo hiểm thất nghiệp thì số tiền bảo hiểm cũng không bị mất đi, bởi vì nếu quá thời hạn làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động không đến nộp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu để tính vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.
2. Ai được xem là người thất nghiệp?
Căn cứ chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp T0204 được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì:
- Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có đầy đủ cả 03 yếu tố: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
- Người thất nghiệp còn là những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không đi tìm việc do đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu.
3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu?
Tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
…
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này”.
Như vậy, nếu người lao động đủ điều kiện để được hưởng thất nghiệp thì khi đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
4. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp của người lao động như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc”.
Như vậy, theo quy định trên, ta có cách tính bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60% |
Lưu ý: Tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
5. Người lao động cao tuổi có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối với trường hợp đang hưởng lương hưu nhưng vẫn đi làm thì người lao động cao tuổi không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 đã không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ, thay vào đó, loại hợp đồng này sẽ được nhập chung vào hợp đồng xác định thời hạn. Đồng thời, thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Do đó, nếu người lao động cao tuổi không hưởng lương hưu thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi đi làm và giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên.
6. Người lao động cao tuổi có được nhận trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc hay không?
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong đó, quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng loại trừ việc chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với 02 trường hợp sau đây:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Như vậy, nếu đã được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng thì người lao động cao tuổi sẽ không được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc.
Lưu ý: Nếu chưa hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động cao tuổi vẫn được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn
- Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
7. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cao tuổi như thế nào?
Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp có 4 chế độ hỗ trợ người lao động khi thất nghiệp, đó là:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp là thuật ngữ dùng chung, do đó không có cách tính bảo hiểm thất nghiệp mà chỉ có cách tính của chế độ trợ cấp thất nghiệp trong bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời, Luật Việc làm 2013 cũng quy định cách tính trợ cấp thất nghiệp (hay cách tính bảo hiểm thất nghiệp) áp dụng cho toàn bộ người lao động được nhận khi đáp ứng đủ điều kiện mà không phân biệt người lao động cao tuổi hay người lao động trong độ tuổi lao động.
Do đó, căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013 và khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, cách tính trợ cấp thất nghiệp cho người lao động cao tuổi sẽ được thực hiện theo công thức sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60% |
Trong đó: Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa như sau:
- Đối với người lao động hưởng lương bậc lương do Nhà nước quy định:
Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1,8 triệu đồng = 9 triệu đồng/tháng |
- Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:
Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng = 5 x Mức lương tối thiểu vùng |
Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng) |
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa (đồng/tháng) |
Vùng I |
4.680.000 |
23.400.000 |
Vùng II |
4.160.000 |
20.800.000 |
Vùng III |
3.640.000 |
18.200.000 |
Vùng IV |
3.250.000 |
16.250.000 |
- Trong trường hợp trước khi thất nghiệp, người lao động có 6 tháng liền kề trước đó bị gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 6 tháng liền kề để tính bảo hiểm thất nghiệp là bình quân tiền lương 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trong trường hợp trước khi thất nghiệp, người lao động có 6 tháng liền kề trước đó bị gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 6 tháng liền kề để tính bảo hiểm thất nghiệp là bình quân tiền lương 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.