Chương II Luật bảo hiểm y tế 2008: Đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế
Số hiệu: | 25/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 14/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 |
Ngày công báo: | 14/03/2009 | Số công báo: | Từ số 147 đến số 148 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.
8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
9. Người có công với cách mạng.
10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.
11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.
12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.
14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
16. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
17. Trẻ em dưới 6 tuổi.
18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
19. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
21. Học sinh, sinh viên.
22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế;
b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
d) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
đ) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do ngân sách nhà nước đóng;
e) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 19 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
g) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 20, 21 và 22 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng;
Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 20 và khoản 21 Điều 12 của Luật này và đối tượng quy định tại khoản 22 Điều 12 của Luật này mà có mức sống trung bình;
h) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 23 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do người lao động đóng;
i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 24 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng;
k) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 25 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu.
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất.
3. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương tối thiểu.
5. Mức tiền công, tiền lương tối đa để tính mức đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương tối thiểu.
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
2. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
3. Hằng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 12 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.
4. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng quy định tại các khoản 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 17 và 18 Điều 12 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng này vào quỹ bảo hiểm y tế.
5. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý người có công với cách mạng và các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 16 Điều 12 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của họ vào quỹ bảo hiểm y tế.
6. Hằng tháng, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 19 Điều 12 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.
7. Chính phủ quy định cụ thể phương thức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại các khoản 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 của Luật này.
THE INSURED, RATES, LIABILITIES AND METHODS OF PAYMENT OF HEALTH INSURANCE PREMIUMS
1. Laborers working under indefinite-term labor contracts or labor contracts of full three-month or longer term according to the labor law; business managers who enjoy salaries or remunerations under the salary and remuneration law; cadres, civil servants and employees prescribed by law (below collectively referred to as employees).
2. Professional officers and non-commissioned officers and officers and non-commissioned officers specialized in technical areas who are serving in the people’s security force.
3. Persons on pension or monthly working capacity loss allowance.
4. People on monthly social insurance allowance for labor accident or occupational disease.
5. People who have stopped enjoying working capacity loss allowances and are enjoying monthly allowances from the state budget.
6. Commune, ward or township cadres who have stopped working and are enjoying monthly social insurance allowances.
7. Commune, ward or township cadres who have stopped working and are enjoying monthly allowances from the state budget.
8. People on unemployment allowance.
9. People with meritorious services to the revolution.
10. War veterans as defined by the war veteran law.
11. People who personally participated in the anti-US resistance war for national salvation under the Government’s regulations.
12. Incumbent National Assembly deputies and People’s Council deputies at all levels.
13. People on monthly social welfare allowance as prescribed by law.
14. Poor household members; ethnic minority people living in areas with difficult or exceptionally difficult socio-economic conditions.
15. Relatives of people with meritorious services to the revolution as prescribed by the law on preferential treatment toward people with meritorious services to the revolution.
16. Relatives of the following people as prescribed in the laws on People’s Army officers, military service, people’s public security and cipher officers:
a/ On-service officers, career army men of the People’s Army; non-commissioned officers and soldiers who are serving in the People’s Army;
b/ Professional officers and non-commissioned officers and specialized technical officers and non-commissioned officers who are working in the people’s security force; non-commissioned officers and soldiers who are serving in the people’s security force for a given period;
c/ Career officers and army men doing cipher work in the Government Cipher Committee and those doing cipher work and salaried according to the stafe payroll of People’s Army officers or the state payroll of People’s Army career men who are neither army men nor policemen.
17. Children aged under 6 years.
18. People who have donated parts of their bodies under the law on donation, taking and transplantation of tissues and human organs and donation and taking of cadavers.
19. Foreigners studying in Vietnam who are granted scholarships from the Vietnamese State’s budget.
20. Members of households living just above the poverty line.
21. Pupils and students.
22. Members of agricultural, forestry, fishery and salt-making households.
23. Relatives of employees defined in Clause 1 of this Article whom the employees have to rear and who live together with them in the same families.
24. Members of cooperatives or individual business households.
25. Other persons according to the Government’s regulations.
Article 13. Health insurance premium rates and responsibilities to pay health insurance premiums
1. Health insurance premium rates and responsibilities to pay health insurance premiums are prescribed as follows:
a/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clauses 1 and 2, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the employee’s monthly salary or remuneration, with the employer paying two thirds of the amount and the employee one-third. In the period when the employee takes maternity leave or rears an adopted child of under 4 months according to the social insurance law, the employee and employer are not required to pay health insurance premium and this period is still counted in their consecutive health insurance participation time for entitlement to health insurance benefits;
b/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 3, Article 12 of this Law is equal up to 6% of their pension or working capacity loss allowance, and such premiums shall be paid by the social insurance institution;
c/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clauses 4,5 and 6, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by the social insurance institution;
d/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 8, Article 12 of this Law is equal up to 6% of their unemployment allowance and such premiums shall be paid by the social insurance institution;
e/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clauses 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 and 18, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by the state budget;
f/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 19, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by the scholarship-awarding agencies, organizations or units;
g/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clauses 20, 21 and 22, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by these persons;
The state budget shall pay part of health insurance premiums for persons defined in Clauses 20 and 21, Article 12 of this Law and those defined in Clause 22, Article 12 of this Law who have average living standards;
h/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 23, Article 12 of this Law is up to 6% of the minimum salary and paid by the employees;
i/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 24, Article 12 of this
Law is equal up to 6% of the minimum salary and such premiums shall be paid by these persons;
j/ The monthly premium rate applicable to persons defined in Clause 25, Article 12 of this Law is equal up to 6% of the minimum salary.
2. In case an insured concurrently belongs to different categories specified in Article 12 of this Law, he/she shall pay health insurance premiums like those in the first category which he/she belongs to in the order of priority defined in Article 12 of this Law.
In case a person defined in Clause 1, Article 12 of this Law has additionally one or several indefinite-term labor contracts or labor contracts of 3-month or longer term, he/she shall pay health insurance premium according to the contract with the highest salary or remuneration level.
3. The Government shall specify premium and support rates referred to in Clause 1 of this Article.
Article 14. Salaries, remuneration, allowances serving as a basis for health insurance premium payment
1. Employees salaried under state regulations shall pay health insurance premiums based on their monthly salaries paid according to their ranks or grades, and position, extra-seniority or trade seniority allowances (if any).
2. Employees salaried or remunerated according to their employers’ regulations shall pay social insurance premiums based on their monthly salaries or remunerations indicated in their labor contracts.
3. Persons on monthly pension, working capacity loss allowance or job-loss allowance shall pay health insurance premiums based on their monthly pensions, working capacity loss allowances or job-loss allowances.
4. Other persons shall pay health insurance premiums based on the minimum salary.
5. The maximum remuneration or salary level used for the calculation of health insurance premiums is 20 times the minimum salary.
Article 15. Methods of payment of health insurance premiums
1. Monthly, employers shall pay health insurance premiums for employees and make deductions from the latter’s salaries and remuneration for payment of health insurance premiums into the health insurance fund.
2. For agricultural, forestry, fishery and salt-making enterprises which do not pay salaries on a monthly basis, employers shall, once every three or six months, pay health insurance premiums for employees and make health insurance premiums from the latter’s salaries or remuneration for paying into the health insurance fund.
3. Monthly, social insurance institutions shall pay health insurance premiums for persons defined in Clauses 3, 4, 5, 6 and 8, Article 12 of this Law, into the health insurance fund.
4. Annually, agencies and organizations managing persons defined in Clauses 7, 9, 10, 11. 12, 13, 14, 17 and 18, Article 12 of this Law shall pay health insurance premiums for these persons into the health insurance fund.
5. Annually, agencies and organizations managing people with meritorious services to the revolution and persons defined at Points a, b and c, Clause 16, Article 12 of this Law shall pay health insurance premiums for their relatives into the health insurance fund.
6. Monthly, scholarship-awarding agencies, organizations and units shall pay health insurance premiums for persons defined in Clause 19, Article 12 of this Law, into the health insurance fund.
7. The Government shall specify methods of payment of health insurance premiums for persons defined in Clauses 20, 21, 22, 23, 24 and 25, Article 12 of this Law.