Công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì bị xử phạt bao nhiêu mới nhất?

1. Công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động tùy vào mức độ, số lượng người lao động bị chậm đóng bảo hiểm ye tế sẽ bị xử phạt như sau:

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
  • Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
    • Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
    • Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
    • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
    • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
    • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
    • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.

Bên cạnh mức xử phạt trên, công ty còn phải khắc phục hậu quả như sau :

Lưu ý: mức xử phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu công ty có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi căn cứ vào quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Như vậy, công ty có hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy theo số lượng người lao động bị chậm đóng đóng bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, công ty còn buộc phải hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) và buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.

Công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì bị xử phạt bao nhiêu mới nhất?

2. Bảo hiểm y tế là gì ?

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Theo đó, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

3. Mức đóng bảo hiểm y tế của công ty hiện nay là bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên có thể tham gia bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp.

Cũng căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

  • Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 6.
  • Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế của công ty hiện nay là 3% mức tiền lương tháng. Công ty phải theo quy định về mức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và thực hiện đúng quy định.

4. Công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho những người lao động

  • Căn cứ vào khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thì người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
  • Cũng căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề Công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thì bị xử phạt bao nhiêu? Hi vọng bài viết sẽ đem lại những kiến thức bổ ích về vấn đề bảo hiểm y tế.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Khiếu nại BHXH ở đâu?

Nếu đơn vị cố tình không chốt sổ BHXH trả cho bạn thì bạn có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi đơn vị đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

5.2. Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động thì phải làm sao?

Trường hợp công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động thì người lao động có thể thực hiện một trong các phương án sau:

  • Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty. ...
  • Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội. ...
  • Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc) ...
  • Khởi kiện đến Tòa án nhân dân.

5.3. Không đóng BHXH 1 tháng có ảnh hưởng gì không?

Thời gian ngắt quãng không đóng BHXH không ảnh hưởng đến tổng thời gian đóng BHXH của bạn. Thời gian đóng BHXH trước và sau thời gian ngắt quãng sẽ được cộng dồn để làm căn cứ tính hưởng chế độ BHXH sau này.