Có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình?
Có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình?

1. Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

(Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Luật Bảo hiểm y tế 2014)

2. Những ai được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định các nhóm sau đây được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT:

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Học sinh, sinh viên.

- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, nếu người tham gia BHYT mà thuộc một trong 04 nhóm đối tượng trên sẽ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:

- Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình?
Có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình?

3. Trường hợp mua BHYT cùng một gia đình có được giảm?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT như sau:

* Mức đóng BHYT hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

- Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

+ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

+ Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.

- Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác.

- Mức đóng BHYT của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

+ Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.

+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

* Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp được Nhà nước hỗ trợ về mức đóng BHYT thì trường hợp cả gia đình cùng mua BHYT thì người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

4. Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình không cùng lúc có được miễn giảm không?

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:

“Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

...

b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;

đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế đối với những đối tượng thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được quy định cụ thể là:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

- Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Tuy nhiên, để được hưởng chế độ giảm trừ khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình này thì các thành viên phải tham gia bảo hiểm y tế trong cùng một năm tài chính.

Như vậy, chỉ cần các thành viên trong hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế trong cùng một năm tài chính là sẽ được giảm trừ mức đóng, không bắt buộc phải tham gia cùng một lúc mới được giảm.

Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình không cùng lúc có được miễn giảm không?
Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình không cùng lúc có được miễn giảm không?

5. Thế nào là năm tài chính?

Hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể nào định nghĩa cho thuật ngữ “năm tài chính” dù thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật.

Tuy nhiên, năm tài chính có thể hiểu là khoảng thời gian 12 tháng (có thể là 52 hoặc 53 tuần). Năm tài chính khác với năm dương lịch, có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm tùy theo quy định vì nó dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Nhưng năm tài chính thường bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hằng năm.

6. Đối tượng nào được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 khoản 2 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau:

Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Theo đó, những đối tượng thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là:

- Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú, trừ những nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sau:

+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

+ Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;

+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;

+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Xem thêm các bài viết liên quan:

08 chính sách BHXH, lao động - tiền lương mới nhất

Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2024

Có được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám sức khỏe xin việc không?

Có được giảm tiền mua BHYT trong cùng một hộ gia đình?

Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có bị mất không? Người lao động cao tuổi có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?