- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Có được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám sức khỏe xin việc không?
1. Khám sức khỏe xin việc có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế bao gồm:
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
10. Bị bãi bỏ bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
12. Bị bãi bỏ bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Vì vậy, việc khám sức khỏe đi xin việc sẽ không thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế.
2. Khám sức khỏe xin việc gồm có những nội dung gì?
Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT quy định nội dung khám sức khỏe như sau:
“Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này”.
Như vậy, khi khám sức khỏe xin việc, người lao động cần khám các nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 1, phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, cụ thể nội dung khám sức khỏe được quy định như sau:
- Tiền sử bệnh của đối tượng khám sức khỏe
- Khám thể lực
- Khám lâm sàng: Nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu.
- Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh.
3. Người lao động mua giấy khám sức khỏe xin việc sẽ bị xử lý như thế nào?
Thực tế việc khám sức khỏe vẫn tốn nhiều thời gian và thủ tục nhiều bước nên người lao động đã chọn cách mua giấy khám sức khỏe xin việc. Điều này đã không tuân thủ trình tự thủ tục về việc cấp giấy khám sức khỏe.
Việc người sử dụng giấy khám sức khỏe giả để hoàn thành thủ tục, bổ sung hồ sơ việc làm là hành vi vi phạm các quy định về việc sử dụng giấy tờ giả cơ quan có thẩm quyền và sẽ bị xử phạt như sau:
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
“Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, nếu người lao động có hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; hay sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Trường hợp có các tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù lên tới 07 năm.
4. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
4. Người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định này.
7. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.
8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài các thủ tục quy định tại Điều này. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ bảo hiểm y tế, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này”.
Như vậy, khi khám bệnh, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế cần tuân theo thủ tục được quy định như trên.
5. Nội dung giám định bảo hiểm y tế gồm những gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định:
Giám định bảo hiểm y tế
1. Nội dung giám định bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Kiểm tra thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh;
c) Kiểm tra, xác định chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Việc giám định bảo hiểm y tế phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
3. Tổ chức bảo hiểm y tế thực hiện việc giám định bảo hiểm y tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định.
Theo đó, nội dung giám định bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Kiểm tra thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ Kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh;
+ Kiểm tra, xác định chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Làm giấy khám sức khỏe xin việc bao nhiêu tiền?
Chi phí làm giấy khám sức khỏe xin việc sẽ tùy vào từng cơ sở y tế. Thông thường chi phí tại các cơ sở y tế công lập sẽ dao động từ 100.000 đồng - 200.000 đồng. Trường hợp bạn cần nhân bản nhiều mẫu giấy khám sức khỏe thì mức phí mỗi tờ tăng thêm từ 5.000 đồng – 10.000 đồng, tùy thuộc vào quy định của mỗi cơ sở y tế.
Nếu bạn sử dụng gói khám sức khỏe xin việc tại các bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế thì chi phí sẽ cao hơn, có thể rơi vào khoảng 500.000 đồng - 2.000.000 đồng, tùy vào cơ sở y tế và gói khám mà bạn lựa chọn.
6.2. Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, giấy khám sức khỏe có thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe. Nếu quá thời hạn trên thì giấy khám sức khỏe sẽ không còn giá trị sử dụng, ứng viên sẽ phải làm lại giấy khám sức khỏe xin việc mới khi muốn ứng tuyển vào một công ty/doanh nghiệp khác.
Riêng đối với giấy khám sức khỏe cho những cá nhân đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của giấy khám sức khỏe sẽ theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động đó đến làm việc.
6.3. Xin việc sử dụng giấy khám sức khỏe photo được không?
Khi đi xin việc, ứng viên không được sử dụng giấy khám sức khỏe bản photo, bởi vì giấy khám sức khỏe bản photo là không có giá trị.
Theo quy định, các cơ sở y tế sẽ cấp 1 bản giấy khám sức khỏe cho người được khám sức khỏe. Trong trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe thì cơ sở y tế sẽ thực hiện như sau:
Tiến hành việc nhân bản (photocopy) giấy khám sức khỏe đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng giấy khám sức khỏe được nhân bản sẽ theo yêu cầu của người được khám sức khỏe.
Thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào giấy khám sức khỏe bản photocopy và đóng dấu theo quy định, sau khi tiến hành việc nhân bản.
6.4. Làm giấy khám sức khỏe cần ảnh thẻ không?
Khi làm giấy khám sức khỏe xin việc, ứng viên bắt buộc phải có ảnh thẻ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ảnh thẻ chân dung cỡ 4x6 sử dụng trong giấy khám sức khỏe cần được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
6.5. Cần chuẩn bị những gì khi đi khám sức khỏe xin việc?
Khi đi khám sức khỏe xin việc, người lao động cần chú ý chuẩn bị:
+ Mang theo đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/Hộ chiếu là những giấy tờ tùy thân cần thiết mà bạn cần mang theo khi đi khám sức khỏe xin việc.
+ Mang theo ảnh 4x6: Ảnh thẻ 4×6 được chụp trong vòng 6 tháng trở lại là một trong những hồ sơ khám sức khỏe mà bạn không được quên.
+ Mang theo các loại giấy tờ liên quan đến bệnh đang điều trị (nếu có): Nếu bạn đang điều trị bệnh, tật thì cần mang theo sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể dễ dàng tư vấn về tình trạng sức khỏe.
+ Kê khai chính xác và đầy đủ các thông tin: Khi làm thủ tục khám sức khỏe xin việc, bạn cần kê khai chính xác và đầy đủ các thông tin theo đúng yêu cầu.
Ngoài ra, để đảm bảo quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, bạn nên chú ý không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trước ngày đi khám sức khỏe. Trước khi thực hiện các thủ thuật như nội soi dạ dày, lấy máu, v.vv.. thì không nên ăn sáng để các chỉ số sức khỏe được xác định chính xác nhất.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng quần áo thoải mái, vệ sinh răng - miệng, tai - mũi - họng sạch sẽ trước khi khám đi sức khỏe. Để tránh mất thời gian chờ đợi, bạn hãy sắp xếp thời gian đến khám sức khỏe từ sớm.
6.6. Giấy khám sức khỏe xin việc đúng yêu cầu là như thế nào?
Một mẫu giấy khám sức khỏe xin việc đúng yêu cầu sẽ cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
+ Các thông tin về người đề nghị khám sức khỏe cần được điền rõ ràng, có đầy đủ chữ ký
+ Các phần nội dung khám sức khỏe theo từng hạng mục (khám lâm sàng và khám cận lâm sàng) cần được ghi rõ thông tin các chỉ số, có kết luận, ký và ghi rõ họ tên của bác sĩ thực hiện khám.
+ Phần kết luận cần phải có thông tin phân loại sức khỏe của người đề nghị khám sức khỏe do bác sĩ chuyên khoa có thẩm quyền kết luận và ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đầy đủ.
+ Phần ảnh 4x6 dán trên giấy khám sức khỏe xin việc cần phải có dấu giáp lai
+ Phần giữa nối trang hai và ba của giấy khám sức khỏe cần phải có dấu giáp lai, đây là tiêu chí để tránh việc làm giả giấy khám sức khỏe.
Xem thêm các bài viết liên quan:
08 chính sách BHXH, lao động - tiền lương mới nhất
Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2024
Có được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám sức khỏe xin việc không?