- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2024?
1. Cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2024
1.1. Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với phương pháp khấu trừ thuế như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Theo đó, thuế giá trị gia tăng của hh,dv bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng = giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hó, dịch vụ đó.
- Nếu sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa thuế GTGT = Giá thanh toán / (1+ Thuế suất của hàng hóa)
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào = tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị gia tăng ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
1.2. Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng?
Bên cạnh cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì còn có cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng đối với các đối tượng sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm < 01 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng đối với phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng thì công thức tính thuế giá trị gia tăng đối với phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu
Trong đó:
- Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
Nhóm |
Hoạt động |
Tỷ lệ % |
1 |
Phân phối, cung cấp hàng hóa: - Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng). |
1% |
2 |
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: - Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; - Dịch vụ cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, cho thuê tài sản và đồ dùng cá nhân khác; - Dịch vụ cho thuê kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải; Bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện; - Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện; - Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý; - Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan; - Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; - Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; - Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; - Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu; - Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình; - Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản; - Các dịch vụ khác; - Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp). |
5% |
3 |
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: - Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa; - Khai thác, chế biến khoáng sản; - Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; - Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm; - Dịch vụ ăn uống; - Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; - Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp). |
3% |
4 |
Hoạt động kinh doanh khác: - Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; - Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; - Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên. |
2% |
- Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Theo đó, có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh cần xem xét mình thuộc đối tượng thực hiện theo phương pháp nào để lựa chọn và có cách tính thuế giá trị gia tăng phù hợp, đầy đủ theo quy định pháp luật.
2. Thuế giá trị gia tăng là gì?
- Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Như vậy, người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là người tiêu dùng nhưng người đóng thuế giá trị gia tăng là các cơ sở kinh doanh.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu từ 1/7 2024?
Theo quy định này, từ 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, thuế VAT dịch vụ ăn uống sẽ là 8%.
3.2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì?
Thuế GTGT được khấu trừ là số thuế GTGT mà doanh nghiệp đã nộp cho nhà cung cấp khi mua hàng hóa, dịch vụ dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và được hoàn lại cho doanh nghiệp đó theo quy định. Hiểu cơ bản là thuế GTGT được khấu trừ là khoản thuế GTGT “đầu vào” của doanh nghiệp.
3.3. Chi phí vận chuyển thuế suất bao nhiêu?
Theo quy định về thuế GTGT thì trong phạm vi vận chuyển hàng hóa nội địa, chi phí vận chuyển vẫn được tính thuế theo quy định của nhà nước. Mức thuế suất hiện hành đang được áp dụng là 3% trên mỗi cước phí đơn hàng.
3.4. Khi nào phải nộp thuế GTGT?
Căn cứ vào Điều 44, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT như sau: Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.
3.5. Dịch vụ lưu trú thuế suất bao nhiêu?
Căn cứ vào Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC thì mức thuế suất phải đóng của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú là 7% (bao gồm 5 % tỷ lệ thuế suất GTGT và 2% thuế suất thuế TNCN).