- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Bảo hiểm nông nghiệp là gì ? Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/6/2022 là bao nhiêu ?
1.Khái quát về bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam là sản phẩm bảo hiểm dành cho các đối tượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và nông lâm. Người mua bảo hiểm sẽ được hỗ trợ chi phí do công ty bảo hiểm chi trả khi xảy ra rủi ro trong quá trình sản xuất.
Bảo hiểm sẽ chi trả cho một số rủi ro dưới đây:
· Rủi ro thời tiết xảy ra khi hiện tượng thời tiết không thể dự đoán hoặc không được dự đoán làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
· Rủi ro liên quan đến sâu bệnh, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
· Rủi ro khi có sự biến động của nền kinh tế chung như giá cả sản phẩm, nguyên liệu…
· Rủi ro khi chính sách của nhà nước ban hành có sự thay đổi.
2. Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/6/2022 là bao nhiêu ?
- Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có): Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
- Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
+ Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 98/2018/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
+ Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp là từ ngày 24/6/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Quyết định 13/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 24/6/2022 đến hết ngày 31/12/2025 và thay thế Quyết định 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019, Quyết định 03/2021/QĐ-TTg ngày 25/01/2021.
3. Tầm quan trọng của bảo hiểm đối với ngành nông nghiệp
Bảo hiểm mang đến nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng. Cụ thể:
Bảo vệ tài sản nông dân
Đối với nông dân, vật nuôi hoặc cây trồng là tài sản cũng như tâm huyết cả cuộc đời họ đặt vào. Nếu như thiên tai hoặc rủi ro ập đến, người nông dân sẽ mất hết toàn bộ tài sản của họ. Khi đó, không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà sức khỏe của họ cũng bị giảm sút.
Khi có bảo hiểm dành cho nông nghiệp, nông dân sẽ phần nào bảo vệ được tài sản xảy ra dù có rủi ro xảy ra. Có thể xem đây là cách để họ bảo vệ tài sản trong tương lai một cách thông minh.
Bảo vệ thu nhập nông dân
Ở miền quê, người nông dân sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập chính kiếm được từ nông sản, hải sản hoặc vật nuôi họ nuôi trồng được. Họ không có các nguồn thu nhập khác như những người làm việc văn phòng, công sở như ở thành thị.
Nếu đến mùa thu hoạch, nông sản, thủy sản hoặc vật nuôi xảy ra vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ thời điểm đó. Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam chính là “phao cứu trợ” giúp họ vượt qua khó khăn khi thu nhập bị mất đi đột ngột.
Khuyến khích đầu tư
Khi mua bảo hiểm về nông nghiệp, người nông dân sẽ không còn e dè trong việc quyết tâm đầu tư. Khi có được khoản dự phòng do công ty bảo hiểm cung cấp, họ không sợ bị thất bại nếu xảy ra rủi ro. Nhờ đó, có thể tăng được thu nhập của người nông dân trong tương lai.
Ổn định giá cả
Nếu việc sản xuất và canh tác nông nghiệp ổn định, giá cả cây trồng hoặc vật nuôi sẽ được bình ổn. Cung và cầu cân bằng nhau sẽ giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm với mức giá hợp lý nhất. Giá cả không bị đẩy lên cao do sản phẩm bị khan hiếm, có thể dẫn đến lạm phát.
Giảm thiểu rủi ro cho chính phủ
Việt Nam là một đất nước có ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Mỗi năm, chính phủ phải tập trung chỉ đạo người dân triển khai chính sách nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Khi người nông dân ổn định, không chỉ giúp kinh tế của họ tốt hơn mà còn thúc đẩy nông nghiệp của đất nước.
4. Các nhóm đối tượng được hưởng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam
Pháp luật về bảo hiểm đã có quy định nhóm đối tượng được hưởng chính sách bảo hiểm cụ thể bao gồm:
Nhóm đối tượng cây trồng
Nhóm cây trồng gồm có các cây nông nghiệp như lúa, tiêu, điều, cao su và cà phê. Rủi ro được bảo hiểm dành cho nhóm cây này bao gồm:
+ Thiên tai đối với cây lúa gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, sét, mưa lớn, lũ, lụt, sạt lở đất do lũ, dòng chảy, sụt lún do lũ, dòng chảy, nước dâng, nắng nóng, hạn hán, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thiên tai đối với cây cao su, tiêu, điều, cà phê gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, sét, lũ, mưa đá… Thiên tai phải được công bố hoặc có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Dịch hại cây lúa gồm: Bệnh vàng lùn, xoắn ngắn lá, lùn sọc đen, bạc lá, sọc vằn; sâu bệnh nâu, rầy trắng; sâu non, sâu cuốn lá nhỏ; chuột. Phải công bố dịch hoặc có được sự xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhóm đối tượng vật nuôi
Nhóm vật nuôi gồm có trâu, bò, lợn. Rủi ro được bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam dành cho nhóm vật nuôi này bao gồm:
+ Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, sét, mưa lớn, lũ, lụt, sạt lở đất do mưa lớn hoặc dòng chảy, sạt lở đất do mưa lớn hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Các bệnh dịch gồm: Lở mồm long móng, tai xanh ở lợn (rối loạn sắc tố và hô hấp), co thắt do vi khuẩn. Phải công bố dịch hoặc có được sự xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhóm đối tượng thủy sản
Nhóm thủy sản gồm tôm thẻ, tôm sú, cá tra. Rủi ro được bảo hiểm dành cho nhóm thủy sản này bao gồm:
+ Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lụt, sạt lở đất do mưa lớn hoặc dòng chảy, sạt lở đất do mưa lớn hoặc dòng chảy, xâm nhập mặn, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc được sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Dịch bệnh: Không hỗ trợ rủi ro dịch bệnh cho tôm thẻ, tôm thẻ và cá.
5. Những thắc mắc thường gặp về bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam?
5.1 Bảo hiểm dành cho nông nghiệp chỉ có ở các vùng nông thôn ?
Bảo hiểm cho nông nghiệp có thể được áp dụng trong nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm cả các khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
Trong các khu vực đô thị, bảo hiểm dành cho nông nghiệp thường tập trung vào việc bảo vệ các hoạt động nông nghiệp trong các khu vực nông thôn gần thành phố hoặc đô thị. Nó có thể liên quan đến các hoạt động như trồng cây trồng trong khu vườn thành phố, nuôi trồng trong các trang trại thành phố hoặc các hình thức nông nghiệp đô thị khác.
Bảo hiểm cho nông nghiệp cũng có thể áp dụng trong các khu vực nông thôn, nơi nông nghiệp là hoạt động chính. Đây là những vùng nơi người dân phụ thuộc vào việc canh tác, nuôi trồng và chế biến sản phẩm nông nghiệp để kiếm sống.
5.2 Bảo hiểm nông nghiệp không đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng không ?
Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào bồi thường thiệt hại kinh tế gây nên bởi những rủi ro và sự cố trong hoạt động nông nghiệp như thiên tai, bệnh tật, hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh. Mục tiêu chính của loại bảo hiểm này là giúp bảo vệ nguồn thu nhập của nông dân và hỗ trợ tái thiết sau khi có thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp là một trách nhiệm và thường được quản lý bởi các cơ quan quản lý nông nghiệp. Các cơ quan này đảm bảo rằng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng và tuân thủ các quy định về dinh dưỡng.
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và tuân thủ các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm. Bảo hiểm nông nghiệp không đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng có thể cung cấp sự hỗ trợ tài chính trong trường hợp xảy ra thiệt hại kinh tế do các rủi ro nông nghiệp.
5.3 Mua bảo hiểm nông nghiệp ở đâu?
Người có nhu cầu có thể mua bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam tại các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Phổ biến nhất hiện nay là tại Ngân hàng Nông nghiệp Agribank. Khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để được nhân viên tư vấn các chính sách bảo hiểm trước khi quyết định mua.
Xem thêm:
Bảo hiểm xã hội là gì? Các chế độ BHXH tại Việt Nam