Quyết định 22/2019/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 22/2019/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 26/06/2019 |
Ngày công báo: | 03/07/2019 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 26/6/2019
Nội dung đáng chú ý này được nêu tại Quyết định 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ phí BHNN từ ngày 26/6/2019 đến hết ngày 31/12/2020 bao gồm: cây lúa, trâu, bò, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, với mức phí hỗ trợ như sau:
- 90% đối với cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (bao gồm cả hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và theo tiêu chí đa chiều), hộ cận nghèo theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015;
- 20% đối với cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo;
- 20% đối với tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP khi đáp ứng đầy đủ quy định, đơn cử như:
+ Được thành lập theo Luật doanh nghiệp hoặc Luật hợp tác xã;
+ Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ BHNN, đảm bảo quy định tại Điều 4, 5 Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018;...
Việc hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với một số địa phương theo quy định tại Quyết định này.
Quyết định 22/2019/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 26/6/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quyết định 22/2019/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành | Mục lục | |
---|---|---|
Quyết định này quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp bao gồm: Đối tượng tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ; loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ; loại rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ; mức hỗ trợ; thời gian thực hiện hỗ trợ; địa bàn được hỗ trợ; mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.
Quyết định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân trồng lúa; chăn nuôi trâu, bò và nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
1. Cây trồng: Cây lúa,
2. Vật nuôi: Trâu, bò.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (bao gồm cả hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều), hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
2. Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
- Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
1. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh bao gồm: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá; dịch rầy nâu, sâu đục thân. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc động chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh bao gồm: Bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
1. Đối với cây lúa, tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
2. Đối với trâu, bò, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương.
3. Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc địa bàn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này tổ chức lựa chọn địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Áp dụng mức hỗ trợ tối đa theo quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020 và các sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc địa bàn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Quyết định này.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng dự thảo Quyết định giai đoạn sau năm 2020.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 22/2019/QD-TTg |
Hanoi, June 26, 2019 |
DECISION
ON AGRICULTURAL INSURANCE ASSISTANCE POLICIES
Pursuant to the Law on government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Insurance Business dated December 09, 2000 and the Law on Amendments to the Law on Insurance Business dated November 24, 2010;
Pursuant to the Resolution No. 32/2016/QH14 dated November 23, 2016 of the National Assembly on increase of capacity and effectiveness of implementation of the national target program on development of new-style rural areas associated with agricultural restructuring;
Pursuant to the Government’s Decree No. 58/2018/ND-CP dated April 18, 2018 on agricultural insurance;
At the request of the Minister of Finance and of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Prime Minister promulgates a Decision on agricultural insurance assistance policies.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decision provides for the implementation of agricultural insurance assistance policies in accordance with the Government’s Decree No. 58/2018/ND-CP dated April 18, 2018, including eligible agricultural producers, eligible plants, domestic animals and aquaculture species, subsidized coverage, levels of subsidies, eligibility period for subsidies, eligible areas, funding allocated by the central government budget to local government budgets for grant of agricultural insurance subsidies.
Article 2. Regulated entities
This Decision applies to:
1. Organizations and individuals engaging in rice farming, cattle breeding and farming of giant tiger prawns and whiteleg shrimps which are subject to Clause 2 Article 22 of the Government’s Decree No. 58/2018/ND-CP dated April 18, 2018.
2. Non-life insurers, branches of foreign non-life insurers, and reinsurers that are established, organized and operate in accordance with the Law on Insurance Business and relevant law provisions.
3. Other authorities, organizations and individuals involved in the implementation of agricultural insurance assistance policies.
Chapter II
AGRICULTURAL INSURANCE ASSISTANCE POLICIES
Article 3. Insured subjects eligible for premium subsidies
1. Plants: Rice.
2. Domestic animals: Cattle and buffaloes.
3. Aquaculture species: Giant tiger prawns and whiteleg shrimps.
Article 4. Levels of premium subsidies
1. Agricultural producers that are poor households (considered according to both income criteria and multidimensional poverty index criteria), near-poor households as defined in the Prime Minister’s Decision No. 59/2015/QD-TTg dated November 19, 2015 on multidimensional poverty levels in the 2016-2020 period: A subsidy equal to 90% of agricultural insurance premiums will be granted.
2. Agricultural producers other than poor households and near-poor households: A subsidy equal to 20% of agricultural insurance premiums will be granted.
3. Agricultural producers specified in Clause 3 Article 19 of the Decree No. 58/2018/ND-CP: A subsidy equal to 20% of agricultural insurance premiums will be granted upon their satisfaction of the following requirements:
- Agricultural producers must be enterprises established in accordance with the Law on enterprises or cooperatives established in accordance with the Law on cooperatives;
- They must enter into linkage contracts relating to agricultural products eligible for agricultural insurance subsidies, ensuring the provisions of Article 4 and Article 5 of the Government’s Decree No. 98/2018/ND-CP dated July 05, 2018 and its amending and/or superseding documents (if any);
- Agricultural products which are eligible for agricultural insurance subsidies must be issued with foods quality and safety certificate by regulatory authorities or they are recognized as agricultural enterprises applying high technology according to the ‘s Decision No. 19/2018/QD-TTg dated April 19, 2018 and its amending and/or superseding documents (if any).
Article 5. Insured risks eligible for premium subsidies
1. Subsidized rice insurance coverage:
a) Natural disasters, including: hurricanes, tropical depressions, whirlwinds, thunderlike, heavy rain, floods, flash floods, inundation, landslides or land subsidence caused by floods or runoffs, sea level rise, saltwater intrusion, extreme heat, drought, damaging cold, hail, frost, earthquake and tsunami. Such disaster events must be announced or confirmed by competent authorities.
b) Epidemics, including: rice grassy stunt virus, rice ragged stunt virus, southern rice black streaked dwarf virus, rice blast disease, bacterial leaf blight, brown planthopper and rice stem borer outbreaks. Such epidemics must be announced or confirmed by competent authorities.
2. Subsidized cattle and buffalo insurance coverage:
a) Natural disasters, including: hurricanes, tropical depressions, whirlwinds, thunderlike, heavy rain, floods, flash floods, inundation, landslides or land subsidence caused by floods or runoffs, extreme heat, drought, damaging cold, hail, frost, earthquake and tsunami. Such disaster events must be announced or confirmed by competent authorities.
b) Epidemics, including: Foot-and-mouth disease and anthrax. Such epidemics must be announced or confirmed by competent authorities.
3. Subsidized insurance coverage on giant tiger prawns and whiteleg shrimps:
a) Natural disasters, including: hurricanes, tropical depressions, whirlwinds, thunderlike, heavy rain, floods, inundation, landslides or land subsidence caused by floods or runoffs, sea level rise, saltwater intrusion, extreme heat, drought, hail, earthquake and tsunami. Such disaster events must be announced or confirmed by competent authorities.
b) Epidemics: No premium subsidies granted for epidemics of giant tiger prawns and whiteleg shrimps.
Article 6. Areas eligible for premium subsidies
1. With regard to rice farming, subsidies will be granted in the following provinces: Thai Binh, Nam Dinh, Nghe An, Ha Tinh, Binh Thuan, An Giang and Dong Thap.
2. With regard to cattle and buffaloes, subsidies will be granted in the following central-affiliated cities and provinces: Ha Giang, Vinh Phuc, Hanoi, Thanh Hoa, Nghe An, Binh Dinh, Dong Nai and Binh Duong.
3. With regard to giant tiger prawns and whiteleg shrimps, subsidies will be granted in the following provinces: Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau.
People's Committees of central-affiliated cities and provinces defined in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article shall organize selection of areas for granting of agricultural insurance subsidies according to Clause 2 Article 21 of the Government’s Decree No. 58/2018/ND-CP dated April 18, 2018.
Article 7. Eligibility period for premium subsidies
Agricultural insurance premium subsidies shall be granted from the effective date of this Decision to December 31, 2020, inclusively.
Article 8. Funding allocated by central-government budget to local-government budgets for grant of premium subsidies
The maximum subsidy shall be granted according to the Decision No. 579/QD-TTg dated April 28, 2017 and its amending and/or superseding documents (if any).
People's Committees of central-affiliated cities and provinces defined in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of Article 6 shall consider allocating funding from local-government budgets to grant agricultural insurance subsidies in accordance with regulations herein.
Chapter III
IMPLEMENTATION
Article 9. Effect
1. This decision comes into force from the date on which it is signed.
2. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with relevant authorities in consolidating, evaluating and suggesting the draft Decision on agricultural insurance assistance policies for the period after 2020.
3. Minister of Finance, Minister of Agriculture and Rural Development, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates, and Chairpersons of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall be responsible for implementing this Decision./.
|
THE PRIME MINISTER |