Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Số hiệu: | 98/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/07/2018 | Ngày hiệu lực: | 20/08/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2018 | Số công báo: | Từ số 801 đến số 802 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức hỗ trợ liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Ngày 05/7/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ:
- Chủ trì liên kết: 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng.
- Dự án liên kết: 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết, tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.
Ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết, các bên tham gia liên kết còn được hỗ trợ thực hiện:
- Xây dựng mô hình khuyến nông;
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;
- Tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi…
Nghị định 98/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2018 và bãi bỏ Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (sau đây gọi chung là sản phẩm nông nghiệp).
1. Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác (sau đây gọi chung là nông dân).
2. Cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cá nhân).
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã).
4. Doanh nghiệp.
5. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện Nghị định này.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là liên kết) là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các đối tượng tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi chung là các bên tham gia liên kết) để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
2. Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp quy định tại Nghị định này là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là liên kết chuỗi giá trị). Các hình thức liên kết cụ thể quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung: Là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
1. Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
3. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
6. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
7. Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
1. Dự án liên kết là dự án do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và các bên tham gia hợp đồng liên kết cùng thỏa thuận, xây dựng và triển khai đầu tư liên kết theo các hình thức quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Các bên tham gia liên kết lập dự án liên kết để làm căn cứ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Điều 8 và điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Trường hợp không đề xuất hỗ trợ theo các chính sách nêu trên, chỉ cần lập kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết.
3. Chủ trì liên kết: Trường hợp doanh nghiệp hoặc hợp tác xã ký hợp đồng liên kết trực tiếp với cá nhân, nông dân thì doanh nghiệp hoặc hợp tác xã sẽ là chủ trì liên kết. Đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau thì các bên thống nhất cử ra chủ trì liên kết.
4. Chủ trì liên kết xây dựng hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết. Trường hợp phải lập dự án liên kết, chủ trì liên kết là chủ đầu tư dự án liên kết.
5. Ngoài các nội dung tự thỏa thuận giữa các bên tham gia liên kết, Dự án liên kết phải có ít nhất một trong các nội dung sau:
a) Thiết kế, cải tạo đồng ruộng, đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô diện tích vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung;
b) Đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
c) Góp vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất, công nghệ hay quy trình sản xuất.
6. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Dự án liên kết thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
1. Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác.
1. Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.
2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
1. Ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết quy định tại khoản 2 Điều 8, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:
a) Xây dựng mô hình khuyến nông;
b) Đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường;
c) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;
d) Ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định của các chương trình, dự án về khuyến nông; chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với hợp tác xã và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
3. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
1. Đối với mỗi loại hình liên kết quy định tại Điều 4 Nghị định này, các bên tham gia liên kết ở nội dung nào thì được hưởng chính sách hỗ trợ ở nội dung đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các nội dung liên kết theo hợp đồng, dự án liên kết để quyết định hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
2. Mỗi bên tham gia liên kết được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà bên đó thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, dự án liên kết.
3. Trường hợp cùng một thời điểm, nội dung có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
4. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các địa phương chủ động cân đối bổ sung ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
5. Nhà nước khuyến khích các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác để thúc đẩy liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
3. Liên kết đảm bảo ổn định:
a) Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm;
b) Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm.
4. Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết
a) Đơn đề nghị của chủ trì liên kết (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Dự án liên kết (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
c) Bản thỏa thuận cử đơn vị chủ trì liên kết (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;
d) Bản sao chụp các chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
đ) Bản sao chụp hợp đồng liên kết.
2. Trình tự thủ tục
a) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết: Chủ trì liên kết gửi 01 bộ hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này từ chủ trì liên kết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở ngành liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ trì liên kết được biết. Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết;
b) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hỗ trợ liên kết, giao Phòng Nông nghiệp (hoặc Phòng Kinh tế) thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Liên kết trong những ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà pháp luật không cấm.
2. Được hưởng các chính sách khuyến khích liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác của Nhà nước theo quy định.
3. Được sử dụng tài sản đầu tư trên đất và tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
4. Được cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ liên kết của nhà nước, giá cả, thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, khoa học kỹ thuật, công nghệ và các dịch vụ công ích khác phục vụ liên kết.
5. Được lựa chọn phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh trong thực hiện hợp đồng, dự án liên kết theo quy định của pháp luật.
6. Được bảo đảm đối với các tài sản, hạng mục công trình hạ tầng đầu tư tham gia liên kết (bao gồm cả tài sản do nhà nước hỗ trợ) theo quy định của pháp luật.
7. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin liên quan đến hợp đồng, dự án liên kết cho các bên tham gia liên kết khi được yêu cầu.
2. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung cam kết của hợp đồng, dự án liên kết.
3. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi trong quá trình thực hiện hợp đồng liên kết.
4. Đảm bảo đúng quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia liên kết theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Các bên tham gia liên kết có nghĩa vụ trao đổi, thương lượng và thống nhất giải quyết nhằm chia sẻ những khó khăn và rủi ro bất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồng liên kết.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng liên kết và pháp luật.
1. Các bên tham gia liên kết không thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết và trách nhiệm (trừ các trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh) khi thực hiện liên kết được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì:
a) Không được hưởng các khoản ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và buộc phải bồi thường cho bên bị thiệt hại;
b) Không được tham gia được hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước về liên kết trong thời gian 05 năm kể từ thời điểm xác định là vi phạm.
2. Các bên tham gia liên kết vi phạm các quy định trong hợp đồng liên kết bị xử lý theo các hình thức sau:
a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng liên kết;
b) Phạt vi phạm hợp đồng liên kết;
c) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng liên kết;
d) Đình chỉ thực hiện hợp đồng liên kết;
đ) Hủy bỏ hợp đồng liên kết;
e) Buộc bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan;
g) Các biện pháp khác do các bên tham gia liên kết thỏa thuận không trái với quy định pháp luật hiện hành.
3. Hình thức xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết: Nhà nước khuyến khích các hình thức giải quyết tranh chấp của các bên tham gia liên kết bằng hình thức thương lượng và hòa giải. Trường hợp không thống nhất được thì giải quyết thông qua trọng tài thương mại hoặc giải quyết tại tòa án.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì thực hiện những nhiệm vụ được giao tại Nghị định này;
b) Xây dựng các mô hình thí điểm liên kết gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan thực hiện Đề án phát triển hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020;
d) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường nông thôn trong các hoạt động hợp tác, liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
đ) Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối, lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hỗ trợ cho liên kết theo quy định.
3. Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối, lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách hỗ trợ cho liên kết theo quy định.
4. Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan liên quan thực hiện Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
1. Xác định, phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và thông báo công khai trên địa bàn tỉnh.
2. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn.
3. Phê duyệt hỗ trợ liên kết trên địa bàn theo thẩm quyền. Quy định phân cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hỗ trợ liên kết trên địa bàn theo quy mô vốn đầu tư và địa bàn thực hiện liên kết.
4. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện trên địa bàn tỉnh. Bố trí ngân sách hỗ trợ liên kết theo quy định tại Nghị định này.
5. Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức liên quan hỗ trợ, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin về giá cả, dự báo thị trường sản phẩm nông nghiệp cho các bên tham gia liên kết.
6. Báo cáo định kỳ hàng năm với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Thông tin, tuyên truyền, tư vấn, vận động và hỗ trợ các thành viên tham gia và thực hiện đúng hợp đồng liên kết; xây dựng, phát triển và bảo vệ uy tín, giá trị chung của các sản phẩm nông nghiệp; phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích của thành viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết; cung cấp các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ thành viên nhằm chuẩn hóa quy trình kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm; phương án đồng quản lý tài nguyên, môi trường sản xuất; ứng phó với khủng hoảng thị trường, biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2018.
2. Bãi bỏ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Các bên tham gia liên kết đang thực hiện theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng các chính sách đã được phê duyệt hoặc hưởng các chính sách theo quy định tại Nghị định này cho đến khi hết hợp đồng liên kết đã ký nếu đáp ứng được các điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp đã trình cơ quan có thẩm quyền để được hưởng chính sách trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ)
Đơn đề nghị hỗ trợ liên kết |
|
Dự án liên kết |
|
Kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết |
|
Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết) |
|
Bản cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường |
Mẫu số 01
TÊN ĐỐI TƯỢNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../ |
….., ngày……tháng……năm……… |
V/v hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Kính gửi: |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (thành phố) ……… (hoặc UBND huyện (quận)……………..) |
Chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết):..................................................................
Người đại diện theo pháp luật: .............................................................................................
Chức vụ: ...............................................................................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số............................................... ngày cấp…………………………
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………… Fax:……………………… Email: .......................................
Căn cứ chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, (tên chủ đầu tư dự án liên kết hoặc chủ trì liên kết) đề nghị .................................................................. (tên cơ quan được giao phê duyệt hỗ trợ liên kết):
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Loại sản phẩm nông nghiệp liên kết: ..............................................................................
2. Địa bàn thực hiện: ..........................................................................................................
3. Quy mô liên kết: .............................................................................................................
4. Tiến độ thực hiện dự kiến: .............................................................................................
II. ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: ..........................................................................
2. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: ......................................................................................
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông: .........................................................................
4. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn: ................................................................................................
5. Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm: ..........................................................
6. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới: ...................................................
7. Tổng vốn, kinh phí đề nghị hỗ trợ ....................................................................................
Chi tiết các năm đề nghị hỗ trợ (nếu hỗ trợ trong nhiều năm): ...........................................
III. CAM KẾT: ...................................................... (tên chủ đầu tư dự án liên kết) cam kết:
1. Tính chính xác của những thông tin trên đây
2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục và thực hiện đúng nội dung đã đăng ký theo quy định khi có quyết định hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đảm bảo đúng số lượng và tỷ lệ kinh phí đối ứng quy định tối thiểu từ các bên tham gia liên kết theo nội dung đã đăng ký và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO (liệt kê danh mục các tài liệu có liên quan gửi kèm): ....................... ./.
|
CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT |
Mẫu số 02
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………./…………. |
………., ngày………..tháng……..năm…….. |
Phần I
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN LIÊN KẾT
I. TÊN DỰ ÁN LIÊN KẾT: ..................................................................................................
II. CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Chủ dự án liên kết: .........................................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ........................................................................................
- Chức vụ: ..........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ............................ ,ngày cấp ...............................................
- Địa chỉ: .............................................................................................................................
- Điện thoại: ........................ Fax: ........................ Email: ...................................................
2. Các bên tham gia liên kết (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)
a) Tên đơn vị tham gia liên kết: ...........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: .........................................................................................
- Chức vụ: ...........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số………………………………………, ngày cấp: ......................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại:………………………. Fax: …………………………E-mail ................................
b) Tên đơn vị tham gia liên kết: ...........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: .........................................................................................
- Chức vụ: ...........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số………………………………., ngày cấp: ................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại:………………………. Fax: …………………………E-mail ................................
c) .........................................................................................................................................
3. Số lượng nông dân tham gia liên kết (đối với trường hợp có nông dân tham gia liên kết) .....
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN LIÊN KẾT: ...................................................................
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT (liệt kê danh mục các văn bản có liên quan làm căn cứ xây dựng dự án liên kết) .................................................................................................................................
Phần II
NỘI DUNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT:.................................................................................
II. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRƯỚC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn có liên quan đến việc thực hiện dự án liên kết):...
2. Tổng quan về liên kết và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trước khi thực hiện dự án liên kết (Kết quả thực hiện liên kết trong 03 năm gần nhất trong trường hợp đã có thời gian liên kết lâu dài; trường hợp liên kết mới xây dựng, báo cáo khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản trong 3 năm gần nhất).
3. Sự cần thiết xây dựng dự án liên kết.
III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết: ......................................................................
2. Quy mô liên kết: ...............................................................................................................
3. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết: ...........................................................................
4. Hình thức liên kết: ...........................................................................................................
5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: .................................................
6. Thị trường sản phẩm của dự án liên kết; đánh giá tiềm năng thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án liên kết.
7. Các giải pháp thực hiện để đưa dự án vào hoạt động (thuê đất, san lấp mặt bằng, đầu tư vào các trang thiết bị...)
IV. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
1. Chi tiết các nội dung đề nghị được hỗ trợ
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết (nội dung, thời gian tư vấn, dự toán chi phí,...) ...........
- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết (số lượng, công trình, thời gian, đối tượng, dự toán chi phí, bản vẽ thiết kế, chi tiết mô tả công trình và các giấy tờ liên quan...) .....................................................................................
- Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông (chi tiết mô hình, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của Chương trình khuyến nông,...) ................................................................................................
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn (số lượng, nội dung, thời gian, đối tượng, chương trình đào tạo bồi dưỡng, dự toán chi phí, ………………..) ......................................................................................................................
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm (số lượng, chủng loại và thông số kỹ thuật, thời gian hỗ trợ, dự toán chi phí, ………………..) ...............................................................................................................
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi (chi tiết khoa học kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan...) ...................................................................................................................
2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có).
3. Thời gian và kinh phí hỗ trợ
a) Thời gian hỗ trợ (chi tiết thời gian cho từng nội dung chính sách, chi tiết các năm, nếu có) ..................................................................................................................
b) Kinh phí hỗ trợ (chi tiết kinh phí hỗ trợ cho từng nội dung chính sách, chi tiết các năm)
Tổng số tiền xin hỗ trợ .......................................................................................................
4. Các hồ sơ gửi kèm (chủ đầu tư dự án liên kết căn cứ các quy định hiện hành của các Chương trình, nguồn vốn hỗ trợ và các quy định hiện hành của Nhà nước, bổ sung dự toán, các tài liệu liên quan để phục vụ quá trình phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết): ................................................................................................................................
V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Hiệu quả của dự án liên kết (kinh tế, môi trường, xã hội): ............................................
2. Tác động của dự án liên kết (các rủi ro về thị trường, tổ chức thực hiện, các rủi ro khác và giải pháp khắc phục):
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án liên kết. Trong đó phải có kế hoạch triển khai và thực hiện các nội dung ưu đãi, hỗ trợ, kế hoạch tài chính, kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện dự án liên kết)
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III. KIẾN NGHỊ
Ngoài các nội dung nêu trên, chủ đầu tư dự án liên kết có thể bổ sung các nội dung khác nhằm làm rõ hơn nội dung dự án liên kết và phù hợp với điều kiện thực tế.
|
CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT |
Mẫu số 03
KẾ HOẠCH ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ LIÊN KẾT
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1. Chủ trì liên kết: ...............................................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ........................................................................................
- Chức vụ: ..........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ........................ , ngày cấp ..................................................
- Địa chỉ: .............................................................................................................................
- Điện thoại: ...................... Fax: .................. Email: ...........................................................
2. Các bên tham gia liên kết (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)
a) Tên đơn vị tham gia liên kết: ..........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: .........................................................................................
- Chức vụ: ...........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số……………………………………… ngày cấp: .......................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại: ...................... , Fax: ................ E-mail ...........................................................
b) Tên đơn vị tham gia liên kết: ...........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: .........................................................................................
- Chức vụ: ...........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số………………………………, ngày cấp: .................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại: ...................... Fax: .................. E-mail ...........................................................
c) .........................................................................................................................................
3. Số lượng nông dân tham gia liên kết (đối với trường hợp có nông dân tham gia liên kết) .....
4. Tổng quan về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sự cần thiết xây dựng liên kết
5. Địa điểm thực hiện liên kết: .............................................................................................
II. NỘI DUNG CỦA LIÊN KẾT
- Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết: ........................................................................
- Quy mô liên kết: ................................................................................................................
- Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết: .............................................................................
- Hình thức liên kết: .............................................................................................................
- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: ....................................................
- Thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
III. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
1. Chi tiết các nội dung, thời gian và kinh phí đề nghị được hỗ trợ, tổng số tiền xin hỗ trợ.
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết.
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn.
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có).
IV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
V. KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VI. KIẾN NGHỊ
|
CHỦ TRÌ LIÊN KẾT |
Mẫu số 04
BẢN THỎA THUẬN
VỀ VIỆC CỬ ĐƠN VỊ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT
(HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT)
Ngày .......... tháng ............ năm .............. , tại ................................................................ ,
......................................... chúng tôi là các bên tham gia liên kết, bao gồm:
1. Tên đơn vị tham gia liên kết: ..........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ........................................................................................
- Chức vụ: ..........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số .......................................... , ngày cấp: ..............................
- Địa chỉ: .............................................................................................................................
- Điện thoại: .................................. , Fax: .................... E-mail ..........................................
2. Tên đơn vị tham gia liên kết: .........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ........................................................................................
- Chức vụ: ..........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ...................................... , ngày cấp: ..................................
- Địa chỉ: .............................................................................................................................
- Điện thoại: .................................. , Fax: .......................... E-mail ....................................
3. .......................................................................................................................................
Các bên tham gia liên kết thống nhất cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết) như sau:
I. ĐƠN VỊ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT (HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT): .............
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ LIÊN KẾT
1. Địa bàn liên kết: ..............................................................................................................
2. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết: .....................................................................
3. Quy mô liên kết: ..............................................................................................................
4. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết: ...........................................................................
5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: .................................................
III. TỔNG ĐẦU TƯ CỦA LIÊN KẾT: .......................................................... đồng, trong đó:
1. Số vốn đề nghị hỗ trợ: ............................................................................................ đồng
2. Đối ứng của các bên tham gia liên kết: .................................................................. đồng
- ......................... (tên đơn vị tham gia liên kết): ......................................................... đồng
- ......................... (tên đơn vị tham gia liên kết): ......................................................... đồng
3. Các nguồn vốn khác: .............................................................................................. đồng
IV. THỰC HIỆN LIÊN KẾT
1. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết (ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia liên kết) .......................................................................................................
2. Các quy định về sửa đổi các nội dung được thỏa thuận ................................................
Các bên tham gia liên kết ký trong Biên bản thỏa thuận này thống nhất với các nội dung đã thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện Dự án liên kết. Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết của mỗi bên trong quá trình thực hiện, các bên có thể sửa đổi các nội dung được thỏa thuận nhưng không được làm thay đổi nội dung của Dự án liên kết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bản thỏa thuận này được lập thành …………..bản có giá trị như nhau. Các bên tham gia liên kết giữ ………..bản, chủ đầu tư dự án liên kết giữ …………..bản./.
Chữ ký của các bên tham gia dự án liên kết
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT |
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT |
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT |
ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
|
Mẫu số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày ……… tháng ……… năm 20......
Bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường
Kính gửi: |
……………………………………………………………….. |
Chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết): ............................................................. ,
Người đại diện theo pháp luật: ..........................................................................................
Chức vụ: ............................................................................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Điện thoại: …………………………, Fax: ………………………… E-mail: ..........................
Mã số thuế ........................................................................................................................
Sản phẩm liên kết: ............................................................................................................
Loại hình liên kết: ..............................................................................................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực:
Trồng trọt □ Lâm nghiệp □ Chăn nuôi □
Nuôi trồng thủy sản □ Khai thác, sản xuất muối □
Thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản □
(Đánh dấu X vào ô ghi tên lĩnh vực sản xuất và cam kết thực hiện).
Nếu có vi phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 98/2018/ND-CP |
Hanoi, July 05, 2018 |
REGARDING INCENTIVE POLICY FOR DEVELOPMENT OF LINKAGES IN PRODUCTION AND CONSUMPTION OF AGRICULTURAL PRODUCTS
Pursuant to the Law on government organization dated June 19, 2015;
At the request of Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government promulgates a Decree on incentive policy for development of linkages in production and consumption of agricultural products.
This Decree deals with the incentive policy for development of linkages in production and consumption of farming, breeding, aquaculture, forestry and salt production produces (hereinafter referred to as “agricultural products”).
1. Farmers, farm owners and authorized persons of farm households or farmer groups (hereinafter referred to as “farmers”).
2. Authorized persons of groups of individuals or family households registering for establishment of household businesses (hereinafter referred to as “representatives of household businesses").
3. Cooperatives and cooperatives associations (hereinafter referred to as "cooperatives”).
4. Enterprises.
5. Other organizations and individuals involved in implementing this Decree.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Decree, these terms are construed as follows:
1. “linkage” refers to a joint investment in, production and consumption of agricultural products voluntarily agreed upon between the entities prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 Article 2 herein (hereinafter referred to as “participants in a linkage”) with the aims of increasing production efficiency and quality of agricultural products.
2. “value chain linkage” refers to a form of linkage in agricultural production on the chain, from supply of materials, other inputs, production, preparation or processing to consumption of agricultural products. Types of linkages are specified in Article 4 herein.
3. “concentrated crop-producing area” refers to a production area where only one or a group of agricultural products of the same type is produced with a scale suitable for each production type and local conditions, and linkage between production and consumption of agricultural products in conformity with the state regulations on foods safety, disease-free status and environmental protection.
LINKAGE TYPES, CONTRACT AND PROJECT
1. Linkage from supply of materials and other inputs, production, harvesting, preparation or processing to consumption of agricultural products.
2. Linkage from supply of materials and other inputs to consumption of agricultural products.
3. Linkage from production and harvesting to consumption of agricultural products.
4. Linkage from supply of materials and other inputs, production and harvesting to consumption of agricultural products.
5. Linkage from production, harvesting, preparation or processing to consumption of agricultural products.
6. Linkage from supply of materials and other inputs, preparation or processing to consumption of agricultural products.
7. Linkage from preparation or processing to consumption of agricultural products.
Article 5. A contract for linkage
A linkage contract is entered into between the participants in a linkage in the principle of voluntariness with the aims of carrying out one of the linkage types specified in Article 4 herein.
1. A linkage project is jointly formulated by an enterprise or cooperative and participants in a linkage for carrying out the investment linkage according to one of the types specified in Article 4 herein.
2. Participants in a linkage shall formulate the linkage project to use as the basis for receiving incentives or subsidies as prescribed in Article 8 and Point a Clause 1 Article 9 herein. In case where no application for incentives is submitted, only the proposal for subsidies for the linkage is prepared.
3. Linkage leader: An enterprise or a cooperative shall acts as a linkage leader if it enters into a contract for direct linkage with a representative of a household business or a farmer. If a linkage contract is entered into between enterprises and/or cooperatives themselves, the linkage leader shall be selected by the parties.
4. The linkage leader shall prepare an application for subsidies for the linkage. In case of compulsory formulation of linkage project, the linkage leader shall be the investor of such linkage project.
5. Apart from the contents agreed upon between the participants in a linkage, the linkage project must include one of the following contents:
a) The design for paddy field improvement, investment and construction, or expansion of a concentrated crop-producing area;
b) Investment and development of infrastructural facilities serving production, harvesting, preparation, storage and consumption of agricultural products;
c) Contribution of funds, property, land-use rights, production process or technology.
6. Procedures for formulation, appraisal and approval for a linkage project shall conform to regulations in Article 12 herein.
Article 7. Subsidies on hiring consultants
1. A linkage leader may receive a subsidy as 100% of cost of hiring consultants for establishing a linkage, including consultancy for formulating linkage contract, linkage project, business, production and market development plans, provided it shall not exceed VND 300 million.
2. Funding, specific amounts and mechanism for getting subsidies specified in Clause 1 of this Article shall conform to plans, programs and projects of the National target program for building new-style rural areas, and other programs and projects.
Article 8. Subsidies on infrastructure
1. A linkage project may be eligible for getting a subsidy from state budget as 30% of total investment in machinery, equipment and construction of infrastructural facilities serving the linkage, including workshops, warehouses or yards serving the production, preparation, storage, processing and consumption of agricultural products. Total subsidy shall not exceed VND 10 billion. 2. Funding and specific amounts of subsidies specified in Clause 1 of this Article shall conform to plans, programs and projects of the National target program for building new-style rural areas, the National target program for agricultural restructuring, disaster preparedness and mitigation, and community living stabilization, and other programs and projects.
Article 9. Subsidies on agricultural extension, training, breeds, materials, packaging and labeling
1. In addition to subsidies on construction of infrastructural facilities serving the linkage as prescribed in Clause 2 Article 8, the participants in a linkage may get subsidies from state budget for performing the following contents:
a) Establishing agricultural extension model;
b) Providing vocational training, technical training, training in managing skills, production techniques, capacity for managing contracts, value chains and market development;
c) Subsidies on breeds, materials, packaging and labeling of agricultural products for not more than 03 crops or 03 production cycles through concentrated services of a cooperative;
d) State budget gives a subsidy equal to 40% of cost of transfer and application of advanced techniques, and uniform chain-based application of technical process and quality management.
2. Funding, specific amounts and mechanism for getting subsidies as specified in Point a, Point b Clause 1 of this Article shall conform to programs and projects on agricultural extension; vocational training programs in agriculture for unskilled workers; policies on personnel training of cooperatives, and other programs and projects.
3. Funding, specific amounts and mechanism for getting subsidies specified in Points c, d Clause 1 of this Article shall conform to the National target program for building new-style rural areas, and other programs and projects.
Article 10. Rules for giving incentives and subsidies
1. With regard to each linkage type specified in Article 4 herein, the participants in a linkage may apply for subsidies for their responsible contents. Regulatory authorities shall make decisions on grant of subsidies according to the contents of a linkage contract or project as regulated in this Decree.
2. Each participant in a linkage is eligible for getting subsidies for the contents performed by that participant according to the linkage contract or project.
3. In case the work content is eligible for different subsidy policies from different programs and projects, the policy beneficiary may choose to apply the most advantageous one.
4. Apart from funding derived from the central-government budget, each local government should proactively consider allocating funding from its own budget and combine linkage projects with other programs and projects for implementing incentive policy for development of linkages in production and consumption of agricultural products in accordance with regulations herein.
5. The Government encourages using other legal sources of funding to develop linkages in production and consumption of agricultural products.
Article 11. Eligibility requirements for subsidies
The participants in a linkage must satisfy all of the following requirements:
1. The linkage is conformable with the local socio – economic development plan.
2. There is a certification of compliance or a commitment to comply with law regulations on product quality, foods safety, disease-free status and environmental protection.
3. The stability of a linkage must be ensured:
a) With regard to agricultural products with an agricultural or production cycle of 01 year and above, the linkage period must be at least 05 years;
b) With regard to agricultural products with an agricultural or production cycle of less than 01 year, the linkage period must be at least 03 years.
4. The linkage project or the proposal for subsidies for the linkage has been given approval by a competent authority.
Article 12. Application and procedures for getting subsidies
1. Application for subsidies for the linkage:
a) The written request made by the linkage leader (according to Form No. 01 stated in the Appendix enclosed herewith);
b) The linkage project (made according to Form No. 02 stated in the Appendix enclosed herewith) or the proposal for subsidies for the linkage (made according to Form No. 03 stated in the Appendix enclosed herewith);
c) The agreement on appointment of linkage leader (made according to Form No. 04 stated in the Appendix enclosed herewith) if a linkage contract is entered inter between enterprises and/or cooperatives;
d) The copies of certificates or statements of product quality, foods safety, disease-free status and environmental protection; or commitments to comply with law regulations on these contents (made according to Form No. 05 stated in the Appendix enclosed herewith);
dd) The copy of the linkage contract.
2. Procedures for subsidies:
a) In case of subsidy for a linkage project approved by a Provincial-level People's Committee: The linkage leader shall send an application to the Provincial-level Department of Agriculture and Rural Development. Upon the receipt of adequate documents as prescribed in Clause 1 of this Article, the Provincial-level Department of Agriculture and Rural Development shall establish an appraisal council to verify the application. An appraisal council is comprised of a chairperson who is a leader of the Provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, and its members who are representatives of the Provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Provincial-level Department of Finance, and relevant authorities, and leaders of District-level People’s Committees. Within 15 working days from the receipt of a valid application, the appraisal council shall appraise and verify the received application. If an application is satisfactory, the Provincial-level Department of Agriculture and Rural Development shall submit a report requesting the Provincial-level People's Committee to consider giving approval. If an application is unsatisfactory, the Provincial-level Department of Agriculture and Rural Development must, within 10 working days from the appraising date, give a written notification, indicating reasons thereof, to the linkage leader. Within 10 working days from the receipt of report from the Provincial-level Department of Agriculture and Rural Development, the Provincial-level People's Committee shall make decision on grant of subsidies for the linkage project;
b) In case a District-level People’s Committee takes charge of approving subsidies for linkages, District-level Division of Agriculture (or District-level Economic Division) is assigned to carry out the procedures specified in Point a Clause 2 of this Article.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PARTICIPANTS IN A LINKAGE
Article 13. Rights of a participant in a linkage
1. Participate in linkages in authorized agricultural production sectors as prescribed by law.
2. Apply for incentives and subsidies for linkages in production and consumption of agricultural products, and others according to state policies.
3. Use property on land and other property formed from borrowed funds as collateral for loans from credit institutions as regulated.
4. Request information concerning state policies for subsidies for linkages, prices, market, quality standards, scientific and technological applications as well as other public services serving a linkage.
5. Select appropriate methods for settling disputes that arise during the performance of linkage contracts or projects as regulated.
6. Have assets and infrastructural facilities serving a linkage (including assets acquired from state funds) ensured according to applicable law regulations.
7. Exercise other rights as regulated by laws.
Article 14. Obligations of a participant in a linkage
1. Provide adequate and accurate information concerning linkage contracts and projects to other participants in the linkage as requested.
2. Strictly comply with terms and conditions of a linkage contract or project.
3. Strictly comply with state regulations on production and consumption of agricultural products, environmental protection, as well as protection of human health, plants and animals during the performance of a linkage contract.
4. Property exercise rights and discharge obligations of participants in a linkage according to applicable laws.
5. A participant in a linkage is obliged to exchange, negotiate and reach an agreement with the others on measures for dealing with difficulties and force majeure events that arise during the performance of a linkage contract.
6. Discharge other obligations as defined in a linkage contract and applicable laws.
Article 15. Actions against disputes and violations in course of performing linkage contract and project
1. If participants in a linkage fail to strictly and fully perform commitments and obligations (except force majeure events such as disaster or epidemics) in the course of performing a linkage contract granted subsidies from state budget, they shall:
a) be ineligible for state incentives or subsidies, face penalties in accordance with applicable laws and make compensation to damaged parties; and
b) be ineligible for state incentive policies for linkages within a period of 05 years from the date on which a report on violation is made.
2. If participants in a linkage make breach of a linkage contract, the following measures shall apply:
a) Enforce compliance with terms and conditions of the linkage contract;
b) Impose fines for breach of the linkage contract;
c) Suspend the performance of linkage contract;
d) Terminate the performance of linkage contract;
dd) Cancel the linkage contract;
e) Enforce payment of compensation to related parties;
g) Implement other methods as agreed upon between the participants in the linkage in conformity with applicable laws.
3. Forms of settling disputes concerning the linkage contract: The Government encourages the settlement of disputes concerning the linkage contract by negotiation and conciliation. In case of failure to an amicable settlement, the dispute shall be settled by a commercial arbitrator or a competent court.
Article 16. Responsibility of ministries and ministerial-level agencies
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) Take charge of performing assigned duties as regulated herein;
b) Formulate pilot linkage modes associated with the agricultural restructuring and building of new-style rural areas;
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant authorities in implementing the Scheme for development of the network of centers for supply of agricultural products of Vietnam in the 2018 – 2020 period;
d) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in providing instructions and combining rural environmental protection tasks with linkages and consumption of agricultural products;
dd) Monitor, consolidate, inspect and submit reports on the implementation of this Decree.
2. The Ministry of Planning and Investment shall: Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in consolidating and allocating investment funding derived from state budget for performing linkages as regulated.
3. The Ministry of Finance shall: Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in consolidating and allocating non-business funding derived from state budget for performing linkages as regulated.
4. The Ministry of Industry and Trade shall: Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant authorities in implementing the Scheme for commercial development in rural areas in the 2010 – 2015 period with a vision by 2020.
Article 17. Responsibility of people’s committees of provinces and central-affiliated cities
1. Determine and give approval for key agricultural products of which linkages in production and consumption are encouraged and the ones of which linkage in production and consumption are given priority in giving subsidies, and publicly announce information thereof in province.
2. Request Provincial-level People’s Councils to consider giving approval for incentive policies for linkages in production and consumption of agricultural products applicable in province.
3. Give approval for subsidies for linkages in a province within their competence. Stipulate the competence of District-level People’s Committees to consider giving approval for subsidies according to investment scale and place where a linkage is performed.
4. Instruct professional authorities, District-level and Commune-level People’s Committees to plan, instruct and inspect the implementation of regulations herein in province. Allocate funds from state budget to give subsidies for linkages according regulations herein.
5. Instruct relevant authorities and organizations to assist and organize training programs, and provide information concerning prices and agricultural product market to participants in linkages.
6. Submit annual reports to the Ministry of Agriculture and Rural Development for preparing and submitting a consolidated report to the Prime Minister.
Article 18. Responsibility of socio-political organizations and agricultural associations
1. Disseminate information, provide advice, encourage and facilitate people in participating in linkages, and properly performing linkage contracts; build, develop and protect prestige and general worth of agricultural products; develop agricultural product market, build and promote product brands.
2. Protect rights and interests of participants in the course of concluding and performing linkage contracts; provide solutions and support services for participants in linkages with the aims of standardizing production process and product quality; plans for combined management of natural resources and production environment; dealing with market crisis, climate change, natural resource and environmental protection.
1. This Decree comes into force from August 20, 2018.
2. The Decision No. 62/2013/QD-TTg dated October 25, 2013 of the Prime Minister on incentive policy for development of linkages in production and consumption of agricultural products, and vast crop fields is abrogated from the date of entry into force of this Decree.
3. Participants in linkages according to the Decision No. 62/2013/QD-TTg before the date of entry into force of this Decree shall continue receiving incentives according to approved policies or subsidies prescribed in this Decree until the end of validity of linkage contracts if they satisfy eligibility requirements for subsidies prescribed herein. If an application for subsidies for linkage has been submitted to a competent authority before the date of entry into force of this Decree, it must be supplemented and modified in accordance with regulations herein.
4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates, Chairpersons of People’s Councils, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant agencies shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |