Thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của nước mắm (được sản xuất từ cá) và nước tương

Lời giải Bài 4 trang 53 Hóa 12 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa 12.

1 59 lượt xem


Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 7: Peptide, protein và enzyme

Bài 4 trang 53 Hóa 12: Thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của nước mắm (được sản xuất từ cá) và nước tương (được sản xuất từ đậu nành) là các amino acid tạo thành từ sự thủy phân hoàn toàn của protein có trong cá hoặc đậu nành. Tìm hiểu và cho biết độ đạm của nước tương, nước mắm tương ứng với thành phần nào có trong nước tương, nước mắm. Độ đạm có tỉ lệ thuận với hàm lượng amino acid có trong nước tương, nước mắm không? Giải thích.

Lời giải:

Độ đạm tương ứng với hàm lượng nitrogen có trong nước mắm, nước tương.

Độ đạm có tỉ lệ thuận với hàm lượng amino acid có trong nước mắm, nước tương. Vì hàm lượng nitrogen quyết định đến độ đạm trong khi nitrogen có trong thành phần của amino acid.

1 59 lượt xem