Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3 trang 128

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên trang 128 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Nhà rông ở Tây Nguyên để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

1 1515 lượt xem
Tải về


Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên – Tiếng Việt 3

I. Hướng dẫn đọc Nhà rông ở Tây Nguyên

- Cần đọc đúng các từ: múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng,...

- Đọc bài cần chú ý nhận giọng ở những từ miêu tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.

II. Nội dung chính bài Nhà rông ở Tây Nguyên

Bài văn giới thiệu chúng ta về nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên, qua đó cũng giới thiệu những nét sinh hoạt cộng đồng gắn bó với nhà rông.

Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên lớp 3 trang 128 (ảnh 1)

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)

Nhà rông phải chắc để chịu được gió bão trong một thời gian dài, để có thể chứa được nhiều người cùng hội họp hoặc nhảy múa. Nhà rông phải cao để voi đi qua không đụng sàn và khi múa rông chiêng, giáo không vướng mái.

Câu 2 (trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần, quanh giỏ mây đó treo những cành hoa đan bằng tre, treo vũ khí, nông cụ chiêng trống.

Câu 3 (trang 128 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)

Bởi đó là nơi các già làng thường họp bàn các việc lớn và là nơi tiếp khách của làng.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 khác:

Tập đọc: Hũ bạc của người cha

Kể chuyện: Hũ bạc của người cha

Chính tả: Nghe – viết: Hũ bạc của người cha

Tập đọc: Nhà bố ở

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh

Tập viết: Ôn chữ hoa: L

Chính tả: Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên

Tập làm văn: Nghe – kể: Giấu cày

1 1515 lượt xem
Tải về