Luyện từ và câu lớp 3 trang 35: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi
Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi trang 35 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi – Tiếng Việt 3
A. Kiến thức cơ bản:
1. Dấu chấm
Dùng để kết thúc câu kể
Ví dụ : Em là học sinh lớp 3A.
loài hoa: hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền,...
2. Dấu phẩy
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ( hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu)
Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn.
- Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính( Khi thành phần này đứng ở đầu câu)
( Ở lớp 3 các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu, vì sao ? bằng gì, khi nào? Để làm gì?... tạm gọi là bộ phận phụ)
Ví dụ : trong lớp , chúng em đang nghe giảng.
3. Dấu hỏi (dấu chấm hỏi): Đặt sau câu hỏi.
Ví dụ: Hôm nay, ở lớp con có vui không?
B. Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi ngắn gọn :
Câu 1 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
a) Chỉ trí thức : thầy giáo, kĩ sư, công an, bác sĩ, dược sĩ
b) Chỉ hoạt động của trí thức : giảng bài, xây dựng cầu đường, bảo vệ xã hội, khám bệnh, bán thuốc
Câu 2 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng.
c) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
Câu 3 (trang 36 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
- Anh ơi, người ta làm ra điện làm gì ?
– Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu đế xem vô tuyến
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 khác:
Kể chuyện: Nhà bác học và bà cụ
Chính tả (Nghe - viết): Ê-đi-xơn