Luyện từ và câu lớp 3 trang 45: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? trang 42 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

1 957 lượt xem
Tải về


Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? – Tiếng Việt 3

A. Kiến thức cơ bản:

1.  Nhân hóa

- Khái niệm:

Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn

Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

 - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

- Các hình thức nhân hóa:

 a) Nhân hóa để tả hình dáng

 - VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai

 b) Nhân hóa để tả hoạt động

VD :

   Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm

( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) 

c, Nhân hóa để tả tâm trạng

VD:

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. 

d, nhân hóa tả tính cách.      

VD:

   Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.

(Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

2. Cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

Câu hỏi Như thế nào thường được dùng để hỏi tính chất, đặc điểm của đối tượng, sự việc.

VD: Chú gà trống gáy ò ó o

B. Soạn bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? ngắn gọn:

Câu 1 (trang 45 sgk Tiếng Việt 3 tập 2)

Trả lời:

a) Trong bài thơ trên các nhân vật sau đây được nhân hoá : bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây.

b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.

c) Em thích nhất hình ảnh :

"Bác kim giờ thận trọng – Nhích từng li, từng li"

Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giờ với sự thận trọng, tỉ mỉ như con người.

Câu 2 (trang 45 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

a) Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li với vẻ rất thận trọng.

b) Anh kim phút đi từng bước, từng bước một cách ung dung nhưng nhanh hơn kim giờ.

c) Bé kim giây luôn tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.

Câu 3 (trang 45 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào ?

b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào ?

c) Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?

d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ?

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23 khác:

Tập đọc: Nhà ảo thuật

Kể chuyện: Nhà ảo thuật

Chính tả (Nghe - viết): Nghe nhạc

Tập đọc: Em vẽ Bác Hồ

Tập viết: Ôn chữ hoa: Q

Tập đọc: Chương trình xiếc đặc sắc

Chính tả (Nghe - viết): Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

Tập làm văn: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật

1 957 lượt xem
Tải về