Tập đọc: Ở lại với chiến khu lớp 3 trang 14
Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Tập đọc: Ở lại với chiến khu trang 14 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Ở lại với chiến khu để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:
Tập đọc: Ở lại với chiến khu – Tiếng Việt 3
I. Hướng dẫn đọc Ở lại với chiến khu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó : một lượt , yên lặng ,trìu mến ,
gian khổ
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
II. Nội dung chính bài Ở lại với chiến khu:
Câu chuyện kể về sự ngây thơ, đáng mến cùng lòng yêu nước sâu sắc, ý chí quyết tâm, nghị lực vượt gian khổ của những chiến sĩ nhỏ tuổi trước chiến tranh khắc nghiệt. Câu chuyện là tấm gương cảm động cho người đọc.
III. Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 14 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Trung đoàn trưởng đến thông báo ý kiến của trung đoàn, cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về sống với gia đình vì cuộc sống chiến khu vô cùng gian khổ.
Câu 2 (trang 14 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Vì các em nhỏ bị bất ngờ, xúc động khi mình phải rời xa chiến khu, không được tham gia chiến đấu vì Tổ quốc mà phải trở về với gia đình.
Câu 3 (trang 14 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Vì em muốn được ở lại chiến khu, được chiến đấu bảo vệ tổ quốc chứ không muốn trở về gia đình sống chung với bọn Tây, bọn Việt gian.
Câu 4 (trang 14 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Mừng nói lời ngây thơ và rất thật lòng. Em xin trung đoàn trưởng cho các em ăn ít đi, nhưng đừng bắt phải trở về. Đó là những lời nói xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc của em.
Câu 5 (trang 14 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Hình ảnh so sánh ở cuối bài là: "Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối."
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 khác:
Kể chuyện: Ở lại với chiến khu
Chính tả (Nghe - viết): Ở lại với chiến khu
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy
Tập viết: Ôn chữ hoa N (Tiếp theo)
Tập đọc: Trên đường mòn Hồ Chí Minh