Tập đọc: Đi hội chùa Hương lớp 3 trang 69
Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Tập đọc: Đi hội chùa Hương trang 69 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Đi hội chùa Hương để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:
Tập đọc: Đi hội chùa Hương – Tiếng Việt 3
I. Hướng dẫn đọc Đi hội chùa Hương:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn : nườm nượp , trẩy hội , xúng xính, bổi
bổi
- Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ , sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc với giọng vui tươi , say mê ở các
khổ đầu , giọng tha thiết ở khổ cuối bài
II. Nội dung chính bài Đi hội chùa Hương:
- Khung cảnh chùa Hương đẹp nên thơ, trữ tình. Mùa lễ hội, người làm lễ dâng hương tấp nập, không khí vô cùng vui tươi, phấn khởi. Đó là nội dung chính của bài thơ này.
III. Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 69 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Những câu thơ sau đây cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng :
* Cảnh rừng xuân đẹp :
Rừng mơ thay áo mới xúng xính hoa đón mời.
* Cảnh chùa thơ mộng, huyền ảo :
Lẫn trong làn hương khói
Một mùi thơm cứ vương
Đất nước mình thanh lịch
Nên núi rừng cũng thơ
Động chùa Tiên, chùa Hương
Đá còn vang tiếng nhạc
Động chùa núi Hinh Bồng
Gió còn ngân khúc hát.
Câu 2 (trang 69 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Sau đây là các câu thơ bộc lộ cảm xúc thân thương, gần gũi với cảnh vật, với mọi người xung quanh :
Nơi núi cũ xa vời
Bỗng thành nơi gặp gỡ
Một câu chào cởi mở
Hoá ra người cùng quê
Cảm xúc say mê trước cảnh đẹp :
Bước mỗi bước say mê
Như giữa trang cổ tích
Cảm xúc bồi hồi :
Dù không ai đợi chờ
Cũng thấy lòng bổi hổi
Câu 3 (trang 69 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Theo em, chùa Hương ngoài là nơi để mọi người đi lễ Phật cầu bình an, còn là cảnh đẹp thiên nhiên để thăm quan, ngắm cảnh.
Câu 4 (trang 69 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Học sinh học thuộc lòng khổ thơ mà em yêu thích.
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 khác:
Tập đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Kể chuyện: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy
Chính tả (Nghe - viết): Rước đèn ông sao
Tập làm văn: Kể về một ngày hội