Luyện từ và câu lớp 3 trang 85: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? trang 85 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

1 1,359 19/05/2022
Tải về


Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? – Tiếng Việt 3

A. Kiến thức cơ bản:

1.  Nhân hóa

- Khái niệm:

Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn

Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

 - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

- Các hình thức nhân hóa:

 a) Nhân hóa để tả hình dáng

 - VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai

 b) Nhân hóa để tả hoạt động

 - VD :

    Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm

( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) 

c, nhân hóa để tả tâm trạng

  VD: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. 

d, nhân hóa tả tính cách.      

VD
 Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
              ( Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

2. Cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

Câu hỏi Để làm gì? thường được dùng để hỏi mục đích diễn ra hoạt động, sự việc.

VD: Tôi phải chăm chỉ học tập để bố mẹ yên lòng.

B. Soạn bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? ngắn gọn:

Câu 1 (trang 85 sgk Tiếng Việt 3 tập 2)

Trả lời:

a) Trong khổ thơ trên, bèo lục bình tự xưng là "tôi". Cách xưng hô ấy giúp cho lời thơ trở nên quen thuộc, gần gũi và tạo cảm giác chân thật, sinh động cho người đọc.

b) Trong khổ thơ trên, chiếc xe lu tự xưng là "tớ". Cách xưng hô ấy giúp câu thơ trở nên ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, và đặc biệt là trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 2 (trang 85 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):

Trả lời:

Phần in đậm trả lời cho câu hỏi "Để làm gì?":

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Câu 3 (trang 86 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):

Trả lời:

                                               Nhìn bài của bạn

Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

-Hôm nay con được điểm tốt à?

-Vâng! Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

Mẹ ngạc nhiên:

-Sao con nhìn bài của bạn?

-Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28 khác:

Tập đọc: Cuộc chạy đua trong rừng

Kể chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng

Chính tả (Nghe - viết): Cuộc chạy đua trong rừng

Tập đọc: Cùng vui chơi

Tập viết: Ôn chữ hoa: T (Tiếp theo)

Tập đọc: Bản tin

Chính tả (Nhớ - viết): Cùng vui chơi

Tập làm văn: Kể lại một trận thi đấu thể thao

1 1,359 19/05/2022
Tải về