Tập đọc: Cái cầu lớp 3 trang 35
Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Tập đọc: Cái cầu trang 35 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Cái cầu để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:
Tập đọc: Cái cầu – Tiếng Việt 3
I. Hướng dẫn đọc Cái cầu:
- Đọc đúng các từ ngữ: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng,
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
II. Nội dung chính bài Cái cầu:
Bài thơ miêu tả hình ảnh chiếc cầu Hàm Rồng và tình cảm yêu mến của bạn nhỏ khi nói về chiếc cầu của cha.
III. Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Người cha trong bài thơ làm nghề xây dựng cầu.
Câu 2 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến nhiều cây cầu. Đó là chiếc cầu bằng tơ do nhện bắc qua miệng chum nước, là chiếc cầu ngọn gió do con sáo bắc qua sông, là chiếc cầu lá tre do con kiến bắc qua ngòi, là cây cầu tre lối sang bà ngoại và là chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.
Câu 3 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Bạn nhỏ yêu nhất cầu Hàm Rồng sông Mã. Vì đó là cây cầu do cha bạn và nhiều người khác cùng làm bạn nhỏ thường gọi đó là cái cầu của cha,
Câu 4 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Em thích nhất câu thơ nào ? Vì sao ?
Trả lời:
Em thích câu "Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã/ Con cứ gọi cái cầu của cha”
à Vì câu thơ đã thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với cha mình, bạn nhỏ rất kính yêu cha, tự hào về cha nên thấy cái cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
Câu 5 (trang 35 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Học sinh học thuộc lòng đoạn thơ mà em thích.
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 khác:
Kể chuyện: Nhà bác học và bà cụ
Chính tả (Nghe - viết): Ê-đi-xơn
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi