Luyện từ và câu lớp 3 trang 135: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn. Dấu phẩy
Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn. Dấu phẩy trang 135 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn. Dấu phẩy để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn. Dấu phẩy – Tiếng Việt 3
Câu 1 (trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)
a) Một số thành phố ở nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định, Vinh, Huế, Nha Trang, Biên Hòa, Mỹ Tho, ...
b) Một vùng quê mà em biết: Vùng quê thuộc xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Câu 2 (trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)
a) Thường thấy ở thành phố:
- Sự vật: đường phố, đèn đường, đèn giao thông ở các ngã tư, nhà cao tầng, công viên, rạp hát, rạp xiếc, bể bơi, siêu thị, các nhà hàng, khách sạn, các trụ sở cơ quan cấp tỉnh, các loại xe như xe buýt, xe tắc-xi, xe điện, ...
- Công việc: buôn bán, kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng bằng máy móc, chế tạo ô tô, xe đạp, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động thể dục thể thao, ...
b) Thường thấy ở nông thôn :
- Sự vật: nhà xây, nhà lá, cày, bừa, cuốc, ruộng vườn, lưỡi hái, lưỡi liềm, cây mạ, cây lúa, cây ngô, cây khoai, cây đa, giếng nước, vườn cau, ao cá, quang gánh, máy xay xát, máy gặt đập, sông máng, cống ngăn,...
- Công việc: cày, cấy, chăm bón lúa, gặt lúa, trồng ngô, trồng khoai, trồng đỗ, cắt rạ, phơi rơm, xay lúa, giã gạo, tát nước đắp bờ, chăn trâu, cắt cỏ, gánh gạo,...
Câu 3 (trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Nùng hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 khác:
Chính tả: Nghe – viết: Đôi bạn
Chính tả: Nhớ - viết: Về quê ngoại
Tập làm văn: Nghe – kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn