Luyện từ và câu lớp 3 trang 8: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào trang 8 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

1 912 19/05/2022
Tải về


Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? – Tiếng Việt 3

A. Kiến thức cơ bản:

1.  Nhân hóa

- Khái niệm:

Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn

Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

 - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

- Các hình thức nhân hóa:

 a) Nhân hóa để tả hình dáng

 - VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai

 b) Nhân hóa để tả hoạt động

 - VD :

    Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm

( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) 

c, nhân hóa để tả tâm trạng

VD: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. 

d, nhân hóa tả tính cách.      

VD:
 Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
  ( Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

2. Cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào

Câu hỏi “Khi nào” thường được dùng để hỏi thời gian diễn ra hoạt động, sự việc.

VD: Đúng 7h sáng, mẹ đèo tôi đến trường học.

B. Soạn bài Nhân hóa. Ôn tâp cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? ngắn gọn:

Câu 1 (trang 8 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

a) Con Đom Đóm được gọi bằng anh.

b) Đó là các từ ngữ: chuyên cần, lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.

Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

- Cò Bợ, Vạc. Các con vật này được gọi bằng chị, thím.

- Cò Bợ đều được tả như người qua hình ảnh ru con: Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ ngon ngon giấc.

- Vạc được tả như người qua hình ảnh lặng lẽ mò tôm.

Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài Anh Đom Đóm trong học kì I.

Câu 4 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

a) Lớp em bắt đầu học kì II vào sau kì nghỉ Tết dương lịch.

b) Vào khoảng cuối tháng 5, học kì hai kết thúc.

c) Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 khác:

Tập đọc: Hai Bà Trưng

Kể chuyện: Hai Bà Trưng

Chính tả: (Nghe - viết) Hai Bà Trưng

Tập đọc: Bộ đội về làng

Tập viết: Ôn chữ hoa N (tiếp theo)

Tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội"

Chính tả (Nghe - viết): Trần Bình Trọng

Tập làm văn (Nghe - kể): Chàng trai làng Phù Ủng

1 912 19/05/2022
Tải về