Tập đọc: Mưa lớp 3 trang 135
Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Tập đọc: Mưa trang 135 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Mưa để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:
Tập đọc: Mưa – Tiếng Việt 3
I. Hướng dẫn đọc Mưa:
- Đọc đúng, rành mạch; biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Chú ý các từ ngữ: lũ lượt, lật đật, xỏ kim, lửa reo tí tách, lặn lội
- Đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương của những người lao động
II. Nội dung chính bài Mưa:
Bài thơ miêu tả khung cảnh ngoài trời mưa lạnh lẽo và không gian ấm cúng đối lập trong căn nhà nhỏ.
III. Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Cơn mưa trong bài thơ được miêu tả bằng những chi tiết:
- Mây đen lũ lượt kéo về
- Mặt trời bị mây đen che lấp
- Chớp giật sấm dền
- Mưa nặng hạt
- Những cơn gió táp
- Những bác ếch nhảy lộp bộp giữa trời mưa
Câu 2 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Khi trời mưa:
- Bà xỏ kim khâu
- Chị ngồi đọc sách
- Mẹ làm bánh khoai
- Lửa reo tí tách
Câu 3 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Mọi người thương bác ếch vì ngoài trời mưa tầm tã mà bác vẫn phải lặn lội trong mưa để kiểm tra từng cụm lúa xem đã phất cờ lên chưa.
Câu 4 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):
Trả lời:
Hình ảnh bác ếch gợi suy nghĩ đến những người nông dân cần cù, lam lũ, mặc cho thời tiết khắc nghiệt như mưa bão thì vẫn phải cặm cụi chăm lo cho đồng ruộng.
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 khác:
Tập đọc: Sự tích chú Cuội cung trăng
Kể chuyện: Sự tích chú Cuội cung trăng
Chính tả (Nghe - viết): Thì thầm
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
Tập viết: Ôn chữ hoa: A, M, N, V (Kiểu 2)