Luyện từ và câu lớp 3 trang 17: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy trang 17 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

1 1,119 19/05/2022
Tải về


Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy – Tiếng Việt 3

A. Kiến thức cơ bản:

1. Dấu phẩy

- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ( hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu)

Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn.

- Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính( Khi thành phần này đứng ở đầu câu)

( Ở lớp 3 các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu, vì sao ? bằng gì, khi nào? Để làm gì?... tạm gọi là bộ phận phụ)

Ví dụ : trong lớp , chúng em đang nghe giảng.

2. Mở rộng vốn từ: Tổ quốc

- Các nhóm từ nói về tổ quốc như: đất nước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn.

B. Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy ngắn gọn:

Câu 1 (trang 17 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ : giữ gìn, gìn giữ

c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng : dựng xây, kiến thiết

Câu 2 (trang 17 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

Sau đây là vài điều về anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn :

    Trần Quốc Tuấn, (Trần Hưng Đạo) sinh năm 1226 và mất năm 1300. Vào thế kỉ XIII (13), quân Nguyên Mông đã ba lần hùng hổ sang xâm lấn nước ta. Ông được vua nhà Trần phong tướng và cử cầm quân đánh giặc. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang. Ông đã soạn ra sách dạy việc dùng binh gọi là "Binh thư yếu lược" để huấn luyện quân sĩ. Trong quá trình đánh giặc, ông còn viết ra một bài hịch rất thống thiết, hào hùng để khích lệ toàn quân chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù. Đó là bài Hịch Tướng Sĩ mà muôn đời sử sách còn lưu. Khi ông mất đi, nhân dân ta đã tôn vinh ông như một vị thần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhân dân thường kính cẩn gọi ông là Đức Thánh Trần.

Câu 3 (trang 17 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

Lê Lai cứu chúa

     Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một số toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông, nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.

Lê Lai (mất 1419): danh tướng của nghĩa quân Lê Lợi. Ba con trai của ông đều là những võ tướng nổi tiếng, hy sinh vì việc nước.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 khác:

Tập đọc: Ở lại với chiến khu

Kể chuyện: Ở lại với chiến khu

Chính tả (Nghe - viết): Ở lại với chiến khu 

Tập đọc: Chú ở bên Bác Hồ

Tập viết: Ôn chữ hoa N (Tiếp theo)

Tập đọc: Trên đường mòn Hồ Chí Minh

Chính tả (Nghe - viết): Trên đường mòn Hồ Chí Minh

Tập làm văn: Báo cáo hoạt động

1 1,119 19/05/2022
Tải về