Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) | Ngắn nhất Soạn văn 7
Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) lớp 7 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 7 một cách dễ dàng.
Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (ngắn nhất)
Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu ( Tiếp theo) ngắn gọn:
I. Công dụng của trạng ngữ
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu nhưng không thể bỏ đi vì:
+ Chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.
+ Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Khi làm một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định: sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, trình tự quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả...
=> Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Câu in đậm được tách thành câu riêng là thành phần trạng ngữ.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Việc tách ra như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng tự hào với tương lai của tiếng Việt.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Các trạng ngữ trong hai đoạn văn: Ở loại bài thứ nhất; Ở loại bài thứ hai; Đã bao lần; Lần đầu tiên chập chững bước đi; Lần đầu tiên tập bơi; Lần đầu tiên chơi bóng bàn; Lúc còn học phổ thông; Về môn hóa.
- Các trạng ngữ trên có hai tác dụng:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
a. Trạng ngữ: Năm 72.
- Tác dụng: Nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.
b. - Trạng ngữ: Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
- Tác dụng: Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu; nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tiếng Việt là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là niềm tự hào của bất cứ công dân nào. Từ ngày xưa cho đến bây giờ, tiếng việt đã có nhiều thay đổi về mặt âm và ngữ pháp.Sự phong phú của tiếng việt là một điều chắc chắc, tiếng việt gắn liền với lịch sử dân tộc với tương lai đang đến.Bằng sự tinh tế vốn có của dân tộc, kết hợp với những ngôn từ đẹp, tiếng việt xứng đáng là sự giàu có của việt nam.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh
Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh
Xem thêm các chương trình khác: