Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh | Ngắn nhất Soạn văn 7

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh lớp 7 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 7 một cách dễ dàng.

1 785 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (ngắn nhất)

Đề 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sáng khôn”. Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “Sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng. 

Dàn ý

I. Mở bài

– Nêu quan điểm cần chứng minh : Đi một ngày đàng học một sàng khôn, nhưng điều đó chỉ đúng với người có ý thức học tập.

– Còn nếu không có ý thức học tập thì sẽ chẳng có “sàng khôn” nào, dẫu cho có đi đến mấy “ngày đàng” chăng nữa.

II. Thân bài

1. Vì sao “đi một ngày đàng” lại học được “một sàng khôn”?

– Lí lẽ : có cơ hội tiếp xúc, có cơ hội giao lưu để học tập.

– Dẫn chứng.

2. Tuy vậy, có phải là cứ “đi một ngày đàng” là học được “một sàng khôn” không ?

– Lí lẽ : phải có ý thức học tập, hỏi han thì “đi” mới có kết quả. Không có tinh thần, ý thức học tập thì “đi không lại trở về không”.

– Dẫn chứng.

III. Kết bài

– Khẳng định lại quan điểm về tính biện chứng kết hợp giữa “đi” và ý thức học hỏi.

– Liên hệ : học sinh sẽ cố gắng thu thập “sàng khôn” như thế nào.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập rất phong phú, trong đó “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một ví dụ điển hình. Nhưng đi như thế nào để thu được một “sàng khôn” mới là điều đáng nói.

Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng” chỉ việc đi tới những nơi xa lạ, khác với chỗ sống hằng ngày. “Sang” là dụng cụ để sàng lọc, chọn lấy hạt to, hạt tốt. “Sang khôn” cũng hiểu như vậy, ý nói sự chắt lọc, thu lượm được nhiều điều hay, những kiến thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân. Đồng thời, câu tục ngữ cũng nói lên ước mơ của ông cha ta xưa – người nông dân quanh năm, ngày tháng chỉ biết ruộng đồng, luỹ tre, con trâu, cái cày,… Họ mong được đi, được mở mang đầu óc của mình : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, bởi đó chính là cơ hội tiếp xúc với bên ngoài, giao lưu, học hỏi. Chẳng thế mà có câu :

“Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”

Đó cũng nhằm khuyến khích chúng ta đi đây đi đó để thu thập vốn sống. Ngoài việc học kiến thức lí thuyết trong sách vở, ở trường, ở lớp… việc học ở thực tế xã hội cũng rất quan trọng. Tuy vậy, không phải cách đi nào cũng mang lại ích lợi. Ở đây, cần có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học tập thì mới có kết quả tốt đẹp. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi, sẽ biến việc đi lại thành ra vô nghĩa, một thân, vất vả mà chẳng được ích lợi gì. Từ đó, chúng ta thấy rằng, điều cốt yếu không phải là đi nhiều, đi ít mà mỗi con người, cần có ý thức tiếp thu cái hay, cái đẹp ngoài xã hội để làm mình trở nên hoàn thiện hơn. Trong cuộc sống, ai cũng cần kiến thức, và cũng có rất nhiều cách học, phương pháp học khác nhau, nhưng quả thực, kinh nghiệm đúc rút từ câu tục ngữ trên rất có ý nghĩa. Bước ra đường đời, không phải lúc nào cũng áp dụng câu tục ngữ một cách công thức, lí thuyết, mà nhiều khi cách xử lí lại nằm ở vốn sống thực tế. Bởi vậy, chỉ có đi lại, học hỏi, mới có những kiến thức, vốn liếng như thế.

Nhìn vào, nhiều người dễ lầm tưởng câu tục ngữ và nhận định của bạn trái ngược, nhưng thực chất nó lại bổ sung cho nhau. Chúng đều mang ý nghĩa khích lệ ta chịu khó, tích cực học hỏi ngoài đời. Đối với học sinh, sinh viên, quan điểm trên càng trở nên có giá trị, bởi trong tương lai, đó là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần có cách xử lí, ứng dụng thông minh trong thực tế. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng như ý kiến của bạn kia đều là bài học quý giá cho mỗi chúng ta.

 Đề 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”

Dàn ý

I. Mở bài

Giới thiệu câu nói của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có”

II. Thân bài

- Giải thích: Văn chương: các tác phẩm văn học nói chung

- Gây những tình cảm ta không có: cho những tình cảm chưa từng trải qua

- Luyện những tình cảm ta sẵn có: sâu đậm thêm những tình cảm sẵn có

- Chứng mình: Văn chương gây những tình cảm ta không có (Dẫn chứng)

- Văn chương luyện những tình cảm ta sắn có (Dẫn chứng)

- Kết luận khả năng giáo dục của văn chương

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh

Bài làm

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng thi nhân Việt Nam đã chắp cánh cho thơ ca ngày càng phát triển. Trong đó có bài " Ý nghĩa văn chương" đã khẳng định ý nghĩa và công dụng của văn chương qua nhận định. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. Văn chương bồi đắp tư tưởng tình cảm tâm hồn cho ta khiến đời sống tinh thần của ta mỗi ngày một phong phú để ta sống chân thành nhân ái vị tha hơn cuộc sống mỗi người một thêm tốt đẹp. Xứ mệnh cao cả trước hết của văn chương là gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là những tình cảm trước khi đọc văn chương dựa nảy sinh trong lòng ta. Đến với văn chương ta tiếp nhận thêm những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Từ khi ta mới sinh ra, còn nhỏ ta chưa biết Bác Hồ, chưa một lần gặp bác. Nhưng khi biết đọc tác phẩm văn chương ta thấy bác muôn vàn kính yêu. Người đã hi sinh cả đời cho dân cho nước. Minh Huệ đã viết về một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của người:

" Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh".

Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa bài thơ lên tầm khái quát lớn đúc rút một chân lí giản đơn đời thường: Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước như một lẽ thường tình. Bởi người " Nâng niu tất cả chỉ quên mình" (Tố Hữu). Không chỉ vậy văn chương còn gợi trong ta lòng vị tha trắc ẩn thương cho những kiếp người cực khổ đọc ca dao than thân ngược dòng thời gian ta trở về với xã hội phong kiến nhiều bất công áp bức. Kiếp người nông dân thật nhỏ nhoi. Họ chỉ là phận con ong cái kiến bị bòn rút, bị can khuất khổ đau".

" Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi

Thương thay học lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

Thương thay con cuốc giữa trời

Dầu kêu ra máu biết ngày nào nghe.

Hay đọc chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" mấy ai cầm nổi nước mắt trước cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy họ thương yêu nhau mà phải chia cắt bởi gia đình tan vỡ. Văn Chương đã giúp ta nhận thức được trách nhiệm phải xây dựng gia đình hạnh phúc, tốt đẹp. Và Văn Chương gợi trong ta khao khát khám phá những miền đất lạ ta thấy cảnh đẹp ở những phương trời xa thật hấp dẫn:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô…”

Cảnh đẹp như một bức tranh hữu tình nên thơ mới gọi xa hơn nữa ta còn đến thác Núi Lư của Trung Quốc qua thơ Lí Bạch, mảnh đất vùng An-dát của A. Đô-đê trong buổi học cuối cùng trên đất Pháp,… Bên cạnh việc gây cho ta những tình cảm ta chưa có thì Văn Chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Đó là những tình cảm mang tính nhân bản luôn tiềm thức trong ta. Văn Chương đã khơi dậy làm cho tình cảm ấy càng thêm giàu có hơn, Ai cũng yêu kính ông bà, cha mẹ anh chị em. Đọc Văn Chương ta càng xúc động " Mẹ có thể đánh đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn" (A-ni-xi). Công cha nghĩa mẹ sánh ngang tầm vóc vũ trụ đạo làm con phải hiểu nghĩa mới tròn bổn phận:

"Công cha như núi Thái Sơn…

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi".

Từ khi ta sinh ra ai cũng gắn bó thân thiết với mảnh đất quê hương. Mỗi ngõ xóm hàng cây ven đường đều trở nên quen thuộc, Văn Chương đã bồi đắp tình cảm yêu quê hương ngày càng tha thiết:

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày".

                                                                          ( Đỗ Trung Quân).

           Tình bạn cũng vậy. Mỗi người từ tấm bé đều có bạn để chia sẻ vui buồn. Thế mà khi đọc bài " Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến) ta càng nhận thấy tình bạn chân thành quí giá biết bao:

" Đầu trà tiếp khách trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta".

Tóm lại ý kiến của Hoài Thanh thật chính xác " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Song không phải tác phẩm văn chương nào cũng tốt, có loại sách độc hại ta phải biết lựa chọn tác phẩm hay để đọc bồi dưỡng tình cảm cho ta.

Đề 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Dàn ý

I. Mở bài: Nêu vấn đề và xuất xứ của vấn đề cần bàn luận (ý kiến của Hoài Thanh trong bài Ý nghĩa văn chương: văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có.”).

II. Thân bài: Dùng lý lẽ và dẫn chứng lấy từ văn học để làm rõ ý kiến văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

–   Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:

+ Văn chương là những sáng tạo của nhà văn, nhà thơ thành tác phẩm văn học cho mọi người dọc, thưởng thức và suy ngẫm.

+ Văn chương tác động kì diệu đến tình cảm của người đọc: luyện những tình cảm ta sẵn có. Những tình cảm ta sẵn có là những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận,… ta đã từng trải qua, nhưng còn hạn hẹp. Nói văn chương làm giàu thêm, sâu sắc thêm những tình cảm vốn có của người đọc.

–   Chứng minh sức mạnh “luyện những tình cảm ta có sẵn” của văn chương.

+ Văn chương khi phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người, đã làm giàu thêm, sâu sắc thêm năng lực chia sẻ buồn vui với mọi người.

+ Văn chương phản ánh quan điểm, tư tưởng tốt đẹp của con người, mở rộng tình yêu và nhiệt tình của người đọc đối với nhân dân, lịch sử như tình yêu nước.

+ Văn chương nâng cao sự thích thú tiếp xúc với vẻ đẹp của lời nói: Ngôn từ đẹp, hình ảnh đẹp, vần điệu nhịp nhàng (lục bát, tứ tuyệt, văn biền ngẫu,…)

III. Kết bài:

–   Khẳng định ý nghĩa của văn chương trong việc làm giàu, làm sâu sắc thêm tình cảm tốt đẹp của con người.

–   Nêu nhận thức của bản thân về việc đọc văn, học văn.

Bài làm

M. Goki đã viết “ Văn học là nhân học, học văn là học cách làm người”. Tại sao lại nới văn dạy ta cách làm người ? Hoài Thanh trong “ thi nhân Việt Nam” đã viết “ Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”

 “ Văn chương” là khái niệm chỉ những tác phẩm thơ văn nói riêng, văn học nói chung . Văn chương là đứa con tinh thần người nghệ sĩ bởi vậy văn chương xuất phát từ những cảm xúc chân thành nhất trong tâm hồn người nghệ sĩ. Như vậy nó mới đủ sức tác động đến những tráu tim bạn đọc cùng rung lên những nhịp đập của xúc động bồi hồi tiếp xúc với văn chương. Chính vì nó vừa mang gía trị thẩm mĩ vừa mang giá trị giáo dục nên nó có khả năng tôi luyện cho tâm hồn con người biết cảm biết nghĩ biết thấu hiểu. Những điều tốt đẹp mà văn chương mang lại làm giàu đẹp hơn tâm hồn con người khiến mỗi chúng ta biết sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.

Văn chương viết về tình cảm gia đình, thày cô bạn bè và cả những người xung quanh. “ Cuộc chia tay của những con búp bê” đã lấy mất bao giọt nước mắt thương cảm của các thế hệ bạn đọc. Câu chuyện xúc động không không chỉ ở cách khai thác tâm lí nhân vật mới mẻ mà còn là sự sáng tạo trong cách lựa chọn hình ảnh làm nổi bật lên toàn câu chuyện, hình ảnh những con búp bê được lấy làm tựa đề của câu chuyện. Tình cảm của Thành và Thủy là tình anh em không xa rời, hai giọt máu đào sinh ra yêu thương lẫn nhau đâu phải là dễ mà chính người lớn nhũng người coi mình là trưởng thành hiểu đời lại nỡ lòng chia cắt tình cảm ấy khiến anh em xa nhau chia lìa không gặp lại. Hình ảnh hai con búp be ở cuối câu chuyện khẳng định cho chúng ta hiểu rằng dù hai anh em có xa nhau nhưng tình cảm vẫn khăng khít gắn bó như chưa bao giờ rời xa.

Không chỉ dùng lại ở tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước cũng là tình cảm khiến người ta phải bồi hồi day dứt. Có rất nhiều cách để bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước non sông không phải chỉ là cầm gậy vác súng đấu tranh mà còn là làm thơ viết văn... Bác Hồ - Người viết lên tác phẩm “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã chỉ ra tinh thần nồng nàn yêu nước của nhân dân ta truyền từ đời này sang đời khác, từ cổ chí kim và ngày càng có chiều hướng được củng cố phát huy. Thứ tình cảm ấy có sâu trong mỗi người chúng ta chỉ cần có mọt thứ tác động nhỏ tiến đến là có thể làm bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết sôi trào hừng hục vì nươc vì dân mà quên mình chiến đấu. Đáy chẳng phải là những tình cảm mà ta sẵn có hay sao?

Quả thật, đúng như Hoài Thanh đã nói rằng “ Văn chương có khả năng luyện cho con người những tình cảm ta sẵn có”. Văn chương là cái nôi của ngôn từ, tình cảm trong văn chương lại dồi dào mãnh liệt rực sáng như tâm hồn người nghệ sĩ. Viết văn, người viết phải có khả năng tìm tòi khám phá những tình cảm sâu trong con người đánh thưc nó bằng văn chương và làm thứ tình cảm ấy nở hoa trong cuộc đời.

Đề 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu câu nói “ Nói dối có hại cho bản thân”.

- Khái quát suy nghĩ về câu nói phê phán việc nói dối

II. Thân bài

1. Giải thích

- Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấy.

- Nói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân mình “một lần bất tín, vạn lần bất tin”.

2. Chứng minh

- Trong cuộc sống:

Mọi người sẽ không tin tưởng ta.

Mọi người sẽ không ai quan hệ hay chơi với chúng ta.

Chúng ta sẽ trở nên hư hỏng.

- Trong học tập:

Khi chúng ta lừa dối bạn bè thầy cô thì chúng ta sẽ không được tin tưởng.

Nếu chúng ta nói dối thì sẽ không ai chơi và giao việc cho chúng ta làm, chúng ta sẽ bị tẩy chay.

- Trong văn học:

Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi người.

Lý Thông đã nói dối với nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sùng.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về “ Nói dối có hại cho bản thân”.

- Ví dụ: Nói dối là một đức tính không tốt, chúng ta hãy tự mình khiến mình trở nên trung thực và thật thà hơn. Nói dối rất có hại cho bản thân

Bài làm

Ông cha ta có câu: “Lời nói gói vàng” để thể hiện sự trân trọng với lời nói của con người. Nhưng ngày này, trọng lượng của lời nói ấy bị giảm đi rất nhiều và gây ra một vấn đề đó chính là nói dối. Lời nói dối đã trở thành một tật xấu của con người hiện nay.

Lời nói xuất phát từ những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của chính họ. Nó đã trở thành một công cụ rất quan trọng trong đời sống của con người. Nhưng nhiều người lợi dụng thứ công cụ đó để bóp méo sự thật. Nói dối là cách nói không đúng sự thật, người phát ngôn ra chúng nhằm mục đích che dấu chân tướng, sự thật và để bao biện cho những hành động xấu phục vụ mục đích của bản thân.

Khi một người nói dối, trước hết họ đang đi ngược lại với sự thật, sau đó là lương tâm của mình. Trong lòng họ nghĩ một đằng nhưng khi nói ra lại một nẻo. Hoặc có thể là cách nói sai, truyền đạt sai lệch tính chất của sự việc hay tình huống làm người khác hiểu nhầm và gây ra nhiều những tác động tiêu cực. Nếu nói dối như vậy, chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Các bạn còn nhớ câu chuyện về cậu bé chăn cừu nói dối dân làng. Cuối cùng đàn cừu của anh ta đã bị sói ăn mất. Có lẽ, sau lần ấy anh ta đã phải trả giá cho lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mình bằng cả một đàn cừu. Nói dối, không chỉ là mất đi tiền bạc vật chất, nó khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ hơn cả lòng tin đó chính là sự tôn trọng. Lúc ấy, lời nói của ta sẽ mất trọng lượng, rồi chẳng còn ai nghe chúng ta nói, tin chúng ta làm. Đó là một sự bất lương của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối đôi khi khiến chúng ta mất cả tình yêu thương bởi không một tình yêu nào trên thế gian là không cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần khác, ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày, họ sẽ không còn tin tưởng thậm chí rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá.

Trong cuộc sống hiện đại, con người dường như càng hay nói dối. Nhiều người nói dối vì lợi ích cá nhân. Ví dụ người kinh doanh thì nâng cao giá trị của món hàng. Học sinh nói dối thầy cô để trốn học… Trong một ngày ta đếm không hết hàng tỉ những lời nói dối của con người. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng, thành những công cụ để kiếm ăn.

Vậy những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy. Trước hết hãy sống thật với chính mình, đừng đi trái với lương tâm để rồi lòng mình trở nên hèn mọn. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực để không bị sa ngã, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm nhường nào.

Đôi khi lời nói dối nào cũng xuất phát từ lòng tốt, nhằm giúp con người trở nên mạnh mẽ, hướng đến ánh sáng và làm những điều có ích hơn. Tuy vậy, ranh giới của chúng thật mong manh, mỗi con người nên tự chủ trước những lời nói dối ấy. Như vậy, nói dối có tác hại rất lớn đối với con người. Chúng ta có thể đạt được mục đích hiện tại nhưng lại để lại những hậu quả, những vết sẹo lớn mãi về sau. Các bạn, đừng nói dối và hãy sống chân thành.

Đề 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu về Bác Hồ và tình yêu thương thiếu nhi

II.Thân bài

- Khẳng định Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi: Bởi Bác Hồ không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là một người đặc biệt vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi

- Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi hoạt động học tập, phát triển của các em: Riêng trong học tập, - Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và đặt niềm tin mãnh liệt vào các em thiếu nhi – thế hệ mầm non tương lai của đất nước

- Bác Hồ luôn động viên, quan tâm và đặt niềm tin vào các em thiếu nhi: Bác luôn dành thời gian đi tới một số trường để dự khai giảng, trên cả đất nước, Bác viết thư gửi lời chúc năm học mới tới các em học sinh

- Bác thể hiện yêu thương trực tiếp qua những hành động: Hình ảnh Bác Hồ bế em bé trên tay được treo ở các trường mầm non, rồi Bác Hồ quàng khăn đỏ cho em học sinh treo ở các trường tiểu học và trung học

- Bác Hồ còn đặc biệt dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt: Bác tin tưởng các em sẽ là những người làm rạng danh non sông, đất nước, đưa đất nước sánh vai với các cường cuốc năm châu.

III. Kết bài

- Cảm nhận của em về Bác Hồ trong trái tim mỗi người.

Bài làm

Bác Hồ kính yêu luôn là một vị lãnh tụ vĩ đại một người Cha già của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp của người, có một điều mà bao thế hệ đều cảm động và trân trọng đó là tình yêu thương vô bờ của Bác dành cho thiếu nhi. 

Mặc dù sự nghiệp giải phóng dân tộc luôn đè năng trên đôi vai, Bác luôn phải đau đáu suy nghĩ và cùng đồng chí bàn bạc. Nhưng chưa bao giờ Bác quên quan tâm các bạn thiếu nhi- mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn hướng về với các tân lớp nhân dân, đặc biệt là thiếu niên nhi đồng bằng tình cảm chân thanh vô bờ. Bởi Bác Hồ không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là một người đặc biệt vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhiBác Hồ luôn quan tâm đến mọi hoạt động học tập, phát triển của các em: Riêng trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và đặt niềm tin mãnh liệt vào các em thiếu nhi – thế hệ mầm non tương lai của đất nướcBác Hồ luôn động viên, quan tâm và đặt niềm tin vào các em thiếu nhi: Bác luôn dành thời gian đi tới một số trường để dự khai giảng, trên cả đất nước, Bác viết thư gửi lời chúc năm học mới tới các em học sinh Bác thể hiện yêu thương trực tiếp qua những hành động: Hình ảnh Bác Hồ bế em bé trên tay được treo ở các trường mầm non, rồi Bác Hồ quàng khăn đỏ cho em học sinh treo ở các trường tiểu học và trung học.

Bác Hồ còn đặc biệt dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt: Bác tin tưởng các em sẽ là những người làm rạng danh non sông, đất nước, đưa đất nước sánh vai với các cường cuốc năm châu. Riêng trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và đặt niềm tin mãnh liệt vào các em thiếu nhi – thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Biểu hiện rõ ràng và cụ thể nhất chính là vào mỗi dịp khai giảng, Bác luôn dành thời gian đi tới một số trường để dự khai giảng, trên cả đất nước, Bác viết thư gửi lời chúc năm học mới tới các em học sinh. Bao năm qua đi, dù cho Bác không còn nữa nhưng hàng năm vào mỗi dịp khai trường, tất cả các trường học lớn nhỏ trên khắp đất nước Việt Nam ta đều trịnh trọng đọc bức thư mà bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường. Bác Hồ đã từng khẳng định vai trò to lớn của thế hệ trẻ em, thiếu nhi đối với gia đình, xã hội và đất nước qua những vần thơ như:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Bác khẳng định rõ trẻ em là những mầm xanh tương lai của đất nước, là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt, hàng đầu. Sự quan tâm và yêu thương của Bác không phải là trách nhiệm của một vị lãnh tụ, của một người đứng đầu đất nước dành cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Mà đó chính là tình cảm xuất phát từ chính tấm lòng nhân hậu, nhân ái và tình yêu thương bao la của Bác dành cho tất cả các em thiếu nhi. Bác không chỉ yêu thương qua lời nói, bức thư, những chủ trương chính sách mà còn thể hiện trực tiếp qua những hành động thân mật, cử chỉ âu yêm, yêu thương. Hình ảnh Bác tươi cười bế em bé trên tay, gương mặt phúc hậu đã minh chứng cho tình yêu nà Bác dành trọn cho các em nhỏ. 

Và như vậy, Bác luôn là vầng trăng dịu hiền trong lòng con dân Việt. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để thực hiện lời Bác dặn dò.

Đề 6 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chứng minh rằng Bác Hồ là người rất yêu cây cối.

Dàn ý

I. Mở bài:

- Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
- Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác

II.Thân bài:

- Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.

- Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”. Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.

- Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia.

- Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.

III.Kết bài

- Tổng kết lại vấn đề

Bài làm

Vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta không chỉ là một Nhà cách mạng looix lạc, một doanh nhân văn hóa thế giớ, một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, mà Bác còn là tấm gương chuẩn mực cho con dân Việt Nam noi theo đặc biệt là tình yêu thiên nhiên tha thiết. Thiên nhiên hay chính là một phần tâm hồn Bác.

Ngoài những thú vui tao nhã như ngâm thơ, viết văn Bác còn thích trồng cây, vun bón cho cây. Đối với Bác cây như người vậy, cần được nâng niu chăm sóc chở che, Bác từng sử dụng hình ảnh cây cối để khuyên răn những anh bộ đội Cụ Hồ “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Mỗi sáng thức giấc ngoài tập thể dục Bác còn đi tười nước cho cây. Nhà thơ Tố Hữu từng nói Bác là người “ yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời ước muốn của Bác vô cùng giản dị, một cuộc sống thôn quê được hòa mình buông mình vào thiên nhiên tươi đẹp, chan hòa, muốn thanh thản trong tâm hồn nên tìm về nơi thiên nhiên êm dịu. Gọi Người là Bác bởi người tuy là một lãnh tụ nhưng lại sống rất gần gũi yêu thương nhân dân, sống cùng cuộc sống của nhân dân, ra đồng tưới ngô tưới khoai cắt cỏ ... “ Xách bương bắt trẻ ra vườn tưới rau.”

Nếu ai đã từng đến thăm làng Sen Nghệ An thì chắc chắn sẽ ấn tượng với cách Bác hòa mình với thiên nhiên, đưa thiên nhiên hài hòa với ngôi nhà đơn sơ. Cây cối bao quanh khu vườn và ngôi nhà sàn nhỏ bé, màu xanh của cây, sắc màu của hoa cỏ hòa quyện diệu kì. Không chỉ trồng hoa, cây Bác còn trồng rau, Bác có một vườn rau cho riêng mình để vừa có thể ăn rau sạch vừa tiết kiệm ngân phí cho đất nước dù chỉ một chút. Ấn tượng nhất có lẽ là hàng râm bụt quanh lỗi đi vào nhà Bác, luôn được Bác cắt tỉa cẩn thận, Vào mùa nở hoa, những bông đỏ lập lòe như đang dẫn đường chỉ lối và tung tăng nhảy múa trong nắng chiều rực rỡ vàng óng ả.

Năm 1955, đồng bào miền nam gửi đến Bác một cây vú sữa, dù việc nước nhà bận đến đầu tắ mặt tối nhưng Bác vẫn luôn dành ra một khoảng thời gian để có thể tưới nước, bón phân, chăm sóc cho cây. Đến tận bây giờ cây ấy vẫn được đặt ở cạnh ao cá Bác Hồ. Đó là cách sống của những người nghệ sĩ thơ mộng và hữu tình. Chúng ta cũng thường hay nghe bạn bè những chú bộ đội bên cạnh Bác kể về tình yêu hoa lá cây cỏ của mình. Có một lần Người ngăn không cho một anh phóng viên chụp ảnh khi anh muốn bẻ một nhành cây vì vướng máy hay cũng có một lần thầy nghĩ cách kéo dài rễ cây đa.

Đối với Bác cây cối thân thiết như con người. Mùa xuân của chúng ta là quần áo mới, giày dép mới hay nồi bánh chưng ... còn mùa xuân của Bác lại là  “ Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Các nhà thơ viết về bác cũng hay viết về thiên nhiên, mang thiên nhiên hùng vĩ để so sánh với tâm hồn Người, có lẽ ai cũng biết trong lòng Bác thiên nhiên không còn là hoa là cỏ nũa mà là linh hồn là lẽ sống.

Tình yêu của Bác với thiên nhiên cây cối là không thể phủ nhận, đó cũng là đức tính đẹp để con ngừi học hỏi, noi theo, yêu thiên nhiên tâm sẽ bình

Đề 7 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc

Dàn ý

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Con người muốn trưởng thành thường chiếm lĩnh tri thức qua sách. Nhưng chọn sách sao cho đúng sao cho phù hợp thì không phải ai cũng có thể làm được.

II. Thân bài

1. Vai trò của sách trong cuộc sống

- Là tài liệu lưu giữ tri thức, kinh nghiệm mà thế hệ trước đúc kết nên.

- Vai trò: Bồi dưỡng nhận thức, cung cấp kiến thức, tiếp cận gần hơn thế giới tự nhiên, tự bản thân mình sáng tạo, có thêm kinh nghiệm, có thêm vốn sống.

- Sách có rất nhiều và mỗi lứa tuổi phù hợp với những quyển sách riêng.

2. Lý do phải chọn sách để mà đọc

- Bên cạnh những cuốn sách có nội dung tích cực thì hàng loạt những cuốn sách có nội dung tiêu cực ra đời, đồ trụy, phản khoa học.

- Tác hại: Làm người đọc chán nản, suy nghĩ lệch lạc, tư tưởng không trong sáng, tinh thần bất ổn, không thoải mái, chịu thêm áp lực.

- Cách chọn sách: Chọn nội dung thích hợp chứ không chọn theo vẻ bề ngoài, chọn đúng mục đích, đúng lứa tuổi.

3. Liên hệ bản thân

- Bản thân là học sinh: Nâng cao nhận thức, tự bản thân chọn cho mình quyển sách thích hợp.

- Nhà nước: Quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, quản lý chặt chẽ những hành vi tiêu cực trong nội dung sách.

III. Kết bài

Cảm nghĩ về vấn đề: Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn sách để đọc, bản thân mỗi người cần tự nâng cao ý thức trong việc tiến tới tri thức sao cho phù hợp, phát triển bản thân theo hướng tích cực góp phần vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh hơn nữa trong tương lai.

Bài làm

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh… Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sĩ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ? Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn.

Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn.

Đề 8 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.

Dàn ý

I. Mở bài:

- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người".

- Khẳng định: Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

- Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái....

- Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

- Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

b. Chứng minh:

- Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...

- Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

c. Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

- Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

- Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

- Hưởng ứng ngày môi trường thế giới.

- Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

- Tuyên truyền lợi ích của môi trường

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Liên hệ bản thân về việc bảo vệ môi trường.

Bài làm

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật...Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặt khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu.

Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta? Có rất nhiều biện pháp để giữ gìn môi trường xanh - sạch đẹp. Là học sinh, chúng ta có thể cùng chung tay trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống. Hàng ngày, chúng ta và người thân hãy cùng nhau thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta nên tích cực hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Nhà nước nên ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp; hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và rất nhiều biện pháp hữu hiệu khác để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng mình.

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Ôn tập văn nghị luận

Soạn bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Soạn bài Sống chết mặc bay

1 785 lượt xem
Tải về