Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Ngắn nhất Soạn văn 7

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lớp 7 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 7 một cách dễ dàng.

1 337 lượt xem
Tải về


Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt (ngắn nhất)

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

+ Đoạn 1 (Từ đầu … đến “thời kì lịch sử”): Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, hay.

+ Đoạn 2 (Còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Ngắn nhất Soạn văn 7 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể như sau:

- Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt.

- Tiếp đó giải thích ngắn gọn về nhận định ấy.

- Giải thích gọn mà rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm.

+ Ý kiến của một người.

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp

- Ngữ âm: phong phú, giàu thanh điệu.

- Từ vựng: đa dạng, giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình.

- Ngữ pháp: rất uyển chuyển, nhịp nhàng.

+ Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều hoặc trong Chinh phụ ngâm, thơ của Tố Hữu….

⇒ Tác giả làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt, chính là sự sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này:

- Tác giả kết hợp hài hòa các thao tác giải thích, chứng minh với bình luận.

- Lập luận chặt chẽ.

- Sử dụng biện pháp mở rộng câu.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Bác Hồ: "Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp."

- Phạm Văn Đồng: "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng :

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bón lồng hoa.”

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

- “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiêu vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh

1 337 lượt xem
Tải về