Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận | Ngắn nhất Soạn văn 7

Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận lớp 7 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 7 một cách dễ dàng.

1 309 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (ngắn nhất)

Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận ngắn gọn:

I. Lập luận trong đời sống

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Câu

Luận cứ

Kết luận

a

Hôm nay trời mưa

Chúng ta không đi chơi công viên nữa

b

Qua sách em học được nhiều điều

Em rất thích đọc sách

c

Trời nóng quá

Đi ăn kem đi

- Nhìn vào bảng trên:

+ Câu a, c luận cứ đứng trước kết luận = > Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

+ Câu b luận cứ đứng sau kết luận = > Quan hệ giải thích.

+ Vị trí của luận cứ và kết luận trong lập luận có thể thay đổi cho nhau.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a) Em rất yêu trường em vì nơi đây em được học nhiều điều thú vị.

b) Nói dối rất có hại vì nó khiến chúng ta mất lòng tin.

c) Em vừa làm bài tập xong rồi nghỉ nghe nhạc một lát thôi.

d) Muốn thành em bé ngoan, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ

e) Vào mùa hè, em rất thích đi tham quan.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta ra ngoài chơi đi.

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, đầu óc cứ rối tung lên.

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, khiến cho người khác khó chịu.

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh chị chúng nó phải gương mẫu chữ.

e) Cậu này ham bóng đá thật nên đi học muộn.

II. Lập luận trong bài văn nghị luận

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

So sánh với một số kết luận ở mục I.2, để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận:

Giống nhau: đều là những nhận định kết luận.

 Khác nhau:

- Ở  mục I.2: Lời nói trong giao tiếp hằng ngày thường mang tính cá nhân và có nghĩa hàm ẩm.

- Ở mục II: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh.

 Tác dụng:

- Luận điểm là cơ sở để triển khai luận cứ.

- Luận điểm là kết luận của lập luận.

=> Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận, chặt chẽ và tường minh.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

+ Vai trò của sách đối với đời sống con người.

+ Phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh.

+ Sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.

– Thái độ với vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.

* Lập ý:

– Vì sao lại nói “Sách là người bạn lớn của con người”.

– Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở các phương diện.

+ Con người cảm thấy thư giãn, thoải mái khi đọc sách.

+ Đọc sách giúp ta hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau: văn hóa, kinh tế, xã hội…

– Ích lợi của sách thể hiện trong thực tế. Những sự việc cụ thể cho thấy ích lợi của sách.

– Hành động của mỗi người khi nhận rõ ích lợi to lớn của sách.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Truyện Thầy bói xem voi:

+ Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.

+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng:

+ Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.

- Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh

1 309 lượt xem
Tải về