Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả | Ngắn nhất Soạn văn 7

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả lớp 7 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 7 một cách dễ dàng.

1 504 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (ngắn nhất)

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ngắn gọn:

I. Nội dung luyện tập

1. Đối với các tỉnh miền Bắc

Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n.

2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam

a) Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, ví dụ: c/t; n/ng.

b) Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi, ví dụ: dấu hỏi/dấu ngã.

c) Viết đúng tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi: i/iê; o/ô.

d) Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: v/d.

II. Một số hình thức luyện tập.

1. (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi

Các dạng bài viết:

a) Nghe – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.

b) Nhớ – viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.

2. (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Làm các bài tập chính tả: Điền vào chỗ trống

– Điền một chữ cái, một dấu thanh, một vần vào chỗ trống, ví dụ:

+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: ..ch..ân lí, ..tr..ân châu, ..tr..ân trọng, ..ch..ân thành

+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã lên những chữ (tiếng) được in đậm: mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.

– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:

+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành/dành) ..dành.. dụm, để ..dành.., tranh ..giành.. ,.. giành.. độc lập.

+ Điền các tiếng  hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm ..sỉ.., dũng ...., .... khí, ..sỉ..vả.

b) Tìm từ theo yêu cầu

– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:

Ch: chơi bời, chán nản, choáng váng, cheo leo, chong chênh, chăm sóc, chiều chuộng…

+ Tr: treo, trèo, trốn tránh, trăn trối, trung thành, trung thực, trong trẻo, trốn tránh…

+ Thanh hỏi: lẻo khẻo, lẻo mép, mách lẻo, xúi bẩy, bỏ ngõ, lả tả, âm ỉ, giở giọng, quái gở…

+ Thanh ngã: dũng cảm, bỗ bã, sợ hãi, gặp gỡ, ầm ĩ…

– Tìm từ cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những tiếng có chứa thanh hỏi thanh ngã có nghĩa như sau:

+ Trái nghĩa với chân thật: giả dối

+ Đồng nghĩa với từ biệt: từ giã, giã biệt, giã từ

+ Dùng chày cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã (gạo)

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ nhầm lẫn:

– Đặt câu với các từ lên, nên:

+ Tôi lên tàu về quê.

+ Chúng ta nên chăm chỉ học hành.

+ Trời nhẹ dần lên cao.

+ Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng.

– Đặt câu để phân biệt vội, dội:

+ Xin lỗi, tôi đang vội, gặp bạn sau nhé!

+ Tiếng mưa từ xa đã dội lại.

+ Lời kết luận đó hơi vội.

+ Tiếng nổ dội vào vách đá.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) (Tiếp theo)

Soạn bài Hoạt động ngữ văn

Soạn bài Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm

1 504 lượt xem
Tải về