Giải SBT Hóa 9 Bài 15, 16 và 17: Tính chất của kim loại và dãy hoạt động của kim loại

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 9 Bài 15, 16 và 17: Tính chất của kim loại và dãy hoạt động của kim loại chi tiết bám sát SBT Hóa học 9 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Hóa 9 Bài 15, 16 và 17. Mời các bạn đón xem:

1 1687 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Hóa 9 Bài 15, 16 và 17: Tính chất của kim loại và dãy hoạt động của kim loại

Bài 15.1 trang 18 SBT Hóa 9: a) Cho biết 3 tính chất vật lí của kim loại.

b) Cho biết 3 tính chất hoá học của kim loại.

Lời giải:

a) Ba tính chất vật lí của kim loại là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt.

b) Ba tính chất hoá học của kim loại là: tác dụng với phi kim, tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với dung dịch muối của kim loại khác.

Bài 15.2 trang 18 SBT Hóa 9: Hãy tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) .............. tác dung với ........... tạo oxit, .... tác dụng với clo cho muối.....

b) Kim loại ........ hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dich axit giải phóng...........

c) Kim loại ............ trong dãy hoạt động hoá học có thể đẩy ……… đứng sau khỏi...... của kim loại...................

Lời giải:

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit, kim loại tác dụng với clo cho muối clorua.

b) Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch axit giải phóng hiđro.

c) Kim loại đứng trước trong dãy hoạt động hoá học có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của kim loại đứng sau.

Bài 15.3 trang 18 SBT Hóa 9: Cho các kim loại sau:

kẽm ; magie ; đồng ; natri ; sắt.

a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.

b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.

Lời giải:

a) Kim loại hoạt động hoá học mạnh nhất là: natri.

Thí dụ: Chỉ Na phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) Kim loại hoạt động hoá học yếu nhất là: đồng.

Thí dụ: Các kim loại Zn, Mg, Na, Fe tác dụng với dung dịch HCl. Kim loại Cu không tác dụng.

Bài 15.4 trang 18 SBT Hóa 9: Cho một số kim loại:

đồng ; bạc ; magie ; sắt ; natri.

Cho biết kim loại nào có những tính chất sau đâu:

a) Dẫn điện tốt nhất.

b) Dễ nóng chảy nhất.

c) Tác dụng mãnh liệt với nước.

d) Không tác dụng với dung dịch axit clohiđric.

Lời giải:

a) Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.

b) Natri là kim loại dễ nóng chảy nhất.

c) Natri là kim loại tác dụng mãnh liệt với nước.

d) Đồng và bạc là hai kim loại không tác dụng với dung dịch axit clohiđric.

Bài 15.5 trang 18 – 19 SBT Hóa 9: Cho các kim loại được ghi bằng các chữ: M, N, O, P tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi ở bảng dưới đây :

KIM LOẠI

TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH HCL

M

Giải phóng hiđro chậm

N

Giải phóng hiđro nhanh, dung dịch nóng dần

O

Không có hiện tượng gì xảy ra

P

Giải phóng hiđro rất nhanh, dung dịch nóng lên

Theo em nếu sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần, thì cách sắp xếp nào đúng trong các cách sắp xếp sau ?

A. M, N, O, P;     

B. N, M, P, O;      

C. P, N, M, O;      

D. O, N, M, P.

Lời giải:

Đáp án C.

- Kim loại O không phản ứng với HCl → O đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.

- 3 kim loại M, N, P đều phản ứng với HCl, giải phóng khí H2 → M, N, P đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.

+ P giải phóng H2 rất nhanh, dung dịch nóng lên → P là kim loại mạnh nhất trong các kim loại đã cho.

+ M giải phóng H2 chậm → M đứng trước và ngay sát H trong dãy hoạt động hóa học.

+ N giải phóng H2 nhanh, dung dịch nóng dần → N nằm giữa P và M

→ Sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: P, N, M, O.

Bài 15.6 trang 19 SBT Hóa 9: Cho các cặp chất sau :

a) Zn + HCl ;         b) Cu + ZnSO4 ;

c) Fe + CuSO4 ;     d) Zn + Pb(NO3)2 ;

e) Cu + HCl ;         g) Ag + HCl ;

h) Ag + CuSO4.

Những cặp nào xảy ra phản ứng ? Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

Những cặp xảy ra phản ứng

a) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ ;

c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ ;

d) Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb↓.

Bài 15.7* trang 19 SBT Hóa 9: Cho lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau khi phản ứng kết thúc, đem tấm kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 24,96 gam.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.

c) Tính khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch.

Lời giải:

Dạng bài toán cho kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng có hai trường hợp sau

+ Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng, lập phương trình đại số:

mkim loại giải phóng - mkim loại tan = mkim loại tăng

+ Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại giảm, lập phương trình đại số:

mkim loại tan - mkim loại giải phóng = mkim loại giảm

a) Phương trình hoá học :

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

Gọi x là số mol Zn tham gia.

Theo phương trình,nCu=xmol

Ta có: mZn tan ra – mCu = mgiảm

→ 65x - 64x = 25 - 24,96

→ x = 0,04 mol

mZn phản ứng = 0,04 . 65 = 2,6 g

c) Theo phương trình,nCuSO4=nZnpu=x=0,04mol

Khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch là:

 mCuSO4= 0,04 . 160 = 6,4g

Bài 15.8 trang 19 SBT Hóa 9: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch bạc nitrat. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng đồng đã phản ứng.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

b) Khối lượng kim loại tăng: 13,6 - 6 = 7,6 (gam)

Gọi nCu phản ứng = x mol

Theo phương trình, ta có: nAg = 2nCu = 2x mol

mAg sinh ra – mCu hòa tan = mtăng

2x . 108 - 64x = 7,6

=> x = 0,05 mol

→ mCu = 0,05 . 64 = 3,2g

Bài 15.9 trang 19 SBT Hóa 9: Hãy sắp xếp các kim loại trong từng dãy theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần:

a) K, Cu, Mg, Al, Zn, Fe ;    

b) Fe, Na, Pb, Cu, Ag, Au ;

c) Mg, Ag, Fe, Cu, Al.

Lời giải:

a) K, Mg, Al, Zn, Fe, Cu.  

b) Na, Fe, Pb, Cu, Ag, Au.

c) Mg, Al, Fe, Cu, Ag.

Bài 15.10 trang 19 SBT Hóa 9: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra, khi cho

a) nhôm vào dung dịch magie sunfat ;

b) bạc vào dung dịch đồng clorua ;

c) nhôm vào dung dịch kẽm nitrat.

Viết các phương trình hoá học (nếu có) và giải thích.

Lời giải:

- Không có hiện tượng xảy ra :

Trường hợp a) vì Mg hoạt động hoá học mạnh hơn Al.

Trường hợp b) vì Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.

- Có hiện tượng xảy ra:

Trường hợp c): màu xám của kẽm bám lên màu trắng bạc của nhôm.

2Al + 3Zn(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Zn↓

Vì Al hoạt động hoá học mạnh hơn kẽm nên có thể đẩy Zn ra khỏi dung dịch muối.

Bài 15.11 trang 20 SBT Hóa 9: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Fe, K    

B. Na, Cu, K ;    

C. Na, Ba, K ;    

D. Na, Pb, K.

Lời giải:

Đáp án C.

Các kim loại mạnh như Na, K, Ba, Ca sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường để tạo ra dung dịch bazơ.

Bài 15.12 trang 20 SBT Hóa 9: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là

A. tính oxi hoá và tính khử      

B. tính bazơ

C. tính oxi hoá     

D. tính khử.

Lời giải:

Chọn đáp án D.

Kim loại có tính chất đặc trưng là tính khử.

Bài 15.13 trang 20 SBT Hóa 9: Dung dịch muối tác dụng được với cả Ni và Pb là

A. Pb(NO3)2;    

B. Cu(NO3)2    

C. Fe(NO3)2;    

D. Ni(NO3)2

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Dung dịch muối tác dụng được với cả Ni và Pb → Kim loại tạo muối phải đứng sau Ni và Pb trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

→ Muối Cu(NO3)2 sẽ phản ứng được với Ni và Pb.

Phương trình hóa học:

Cu(NO3)2 + Ni → Ni(NO3)2 + Cu↓

Cu(NO3)2 + Pb → Pb(NO3)2 + Cu↓

Bài 15.14 trang 20 SBT Hóa 9: Để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat người ta dùng kim loại

A. Mg;    

B. Cu ;    

C. Fe;    

D. Au

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Hướng dẫn giải: Dùng kim loại nào để sau khi tác dụng với dung dịch bạc nitrat chỉ cho ta một loại muối đồng nitrat. Do đó ta dùng Cu dư.

Cu (dư) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Lọc lấy dung dịch Cu(NO3)2.

Bài 15.15 trang 20 SBT Hóa 9: Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây ?

A. Fe            

B. Al

C. Mg         

D. Ca.

Lời giải:

Đáp án D.

Gọi nguyên tử khối của kim loại R cũng là R và có hoá trị là x.

4R + xO2 → 2R2Ox

Theo đề bài ta có:

32x=0,4.4RR=20x

Ta có bảng:

x

I

II

III

R

20

40 (nhận)

60 (loại)

R là Ca có nguyên tử khối là 40.

Bài 15.16 trang 20 SBT Hóa 9: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Kim loại Cu, Ag tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

B. Kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH.

C. Kim loại Al, Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.

D. Kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

Lời giải:

Đáp án A.

Vì Cu, Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không tác dụng được với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

Bài 15.17 trang 20 SBT Hóa 9: Các kim loại được xếp theo mức độ hoạt động hoá học tăng dần là:

A. Na, Al, Zn, Pb, Fe, Ag, Cu ;

B. Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb ;

C. Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na ;

D. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na.

Lời giải:

Đáp án D.

Các kim loại được sắp xếp theo mức độ hoạt động hóa học tăng dần là:

Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na.

Bài 15.18 trang 20 SBT Hóa 9: Cho phương trình hoá học sau:

FexOy + H2 to A + B

Chất A và B lần lượt là:

A. xFe, H2O ;       

B. Fe, y H2O ;

C. xFe, y H2O ;    

D. Fe, x H2O.

Lời giải:

Đáp án C.

Phương trình hóa học:

FexOy + yH2 to xFe + yH2O

Bài 15.19* trang 20 SBT Hóa 9: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây ? (Biết hoá trị của kim loại trong khoảng từ I đến III)

A. Ca ;    

B. Mg ;    

C. Al ;    

D. Fe.

Lời giải:

Đáp án C.

Gọi nguyên tử khối của kim loại M cũng là M, có hóa trị là x, ta có:

nM = 18M (mol); nHCl = 0,8 . 2,5 = 2 mol

Phương trình hóa học:

2M + 2xHCl → 2MClx + xH2

Theo phương trình, ta có:nHCl=x.nM

→ 2 = x . 18M → M = 9x

Xét bảng sau:

x

I

II

III

M

9 (loại)

18 (loại)

27 (thỏa mãn)

Chỉ có kim loại hóa trị III ứng với M = 27 là phù hợp, kim loại M là nhôm (Al)

Bài 15.20 trang 21 SBT Hóa 9: Dung dịch M có chứa CuSO4 và FeSO4.

a) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 3 muối tan.

b) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 2 muối tan.

c) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 1 muối tan.

Giải thích mỗi trường hợp bằng phương trình hoá học.

Lời giải:

a) Dung dịch N sau phản ứng chứa 3 muối tan, như vậy có khả năng phản ứng trên chưa kết thúc hoặc lượng nhôm ít nên dung dịch N chứa 3 muối Al2(SO4)3, CuSO4 dư và FeSO4 chưa phản ứng.

Phương trình hóa học:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu↓

b) Dung dịch N sau phản ứng chứa 2 muối tan, nghĩa là lượng Al đã tác dụng hết với CuSO4, nên dung dịch N chứa 2 muối Al2(SO4)3 và FeSO4 còn dư (hoặc chưa phản ứng).

Phương trình hóa học:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu ↓

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe ↓

c) Dung dịch N sau phản ứng chứa 1 muối tan, dung dịch sau phản ứng chỉ có Al2(SO4)3, do Al dư hoặc vừa đủ để phản ứng với 2 muối.

Phương trình hóa học:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu ↓

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe ↓

Bài 15.21 trang 21 SBT Hóa 9: Cho các dung dịch CuSO4, FeSO4, MgSO4, AgNO3 và các kim loại Cu, Fe, Mg, Ag. Theo em những cặp chất nào (kim loại và muối) phản ứng được với nhau ? Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

- Mg phản ứng được với các dung dịch CuSO4, FeSO4 và AgNO3.

Phương trình hóa học:

Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe↓

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu↓

Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag↓

- Fe  phản ứng được với các dung dịch CuSO4, AgNO3.

Phương trình hóa học:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

- Cu phản ứng được với dung dịch AgNO3.

Phương trình hóa học:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 +2 Ag↓

Bài 15.22 trang 21 SBT Hóa 9: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là:

A. Al, Fe và Cu ;  

B. Fe, Cu và Ag ;

C. Al, Cu và Ag ; 

D. Kết quả khác.

Hãy giải thích sự lựa chọn.

Lời giải:

Đáp án B.

Al là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn Fe nên Al phản ứng hết trước. Chất rắn D gồm 3 kim loại  nên ta có các trường hợp:

Trường hợp 1: Al vừa đủ phản ứng, còn Fe không phản ứng và kim loại Ag, Cu được giải phóng.

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓

2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu↓

→ Chất rắn D gồm có: Fe, Ag, Cu

→ Thỏa mãn vì Fe phản ứng với HCl sinh ra khí H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Trường hợp 2: Al phản ứng hết, sau đó đến Fe phản ứng, Fe dư và kim loại Ag, Cu được giải phóng.

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓

2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu↓

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓

Chất rắn D gồm Ag, Cu và Fe.

→ Thỏa mãn vì Fe phản ứng với HCl sinh ra khí H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 15.23 trang 21 SBT Hóa 9: Chọn 2 chất khử thỏa mãn A trong sơ đồ sau : FexOy + A to Fe + ?

Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

Hai chất khử thoả mãn A trong sơ đồ là H2 và CO :

Phương trình hóa học:

FexOy + yH2 toxFe + yH2O

FexOy + yCO to xFe + yCO2

Bài 15.24 trang 21 SBT Hóa 9: Một hỗn hợp gồm CuO, FeO. Chỉ dùng Fe và dung dịch HCl, hãy nêu hai phương pháp (dùng sơ đồ) điều chế Cu nguyên chất.

Lời giải:

Sơ đồ điều chế Cu nguyên chất:

Cách 1: Đầu tiên điều chế H2:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(CuO, FeO) +  H2,to (Cu, Fe) +  HCl Cu, FeCl2, HCl dư loc Cu

Cách 2:

(CuO, FeO) +  HCldu CuCl2, FeCl2, HCl dư+Fe  vuadu Cu↓, FeCl2 loc Cu.

Bài 15.25 trang 21 SBT Hóa 9: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Xác định giá trị của m.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Cu + H2SO4 → Không phản ứng

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Ta có: nH2 = 2,2422,4= 0,1 mol

→ nFe=nH2= 0,1 mol

mFe = 0,1 . 56 = 5,6g.

Khối lượng Cu không hòa tan là:

mcu = mhỗn hợp – mFe = 10 - 5,6 = 4,4g

Bài 15.26 trang 21 SBT Hóa 9: Hoà tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được một lượng muối khan. Hãy tính lượng muối khan đó.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

 Ta có: nZn = 6,565 = 0,1 mol

Theo phương trình:nZnCl2=nZn=0,1mol

Khối lượng muối thu được là:

mmuối =  0,1 . (65 + 71) = 13,6 gam

Bài 15.27 trang 21 SBT Hóa 9: Cho 12,7 gam hợp kim gồm Al, Cu và Mg vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí H2 (ở đktc) và 2,5 gam chất không tan. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim.

Lời giải:

Cu không tác dụng với axit HCl, do đó chất không tan là Cu và mCu = 2,5 (gam).

Khối lượng Al và Mg bằng: 12,7 - 2,5 = 10,2 (gam)

Phương trình hoá học của phản ứng :

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Gọi x, y lần lượt là số mol Al, Mg trong hợp kim.

Theo phương trình hoá học trên và dữ kiện đề bài cho, ta có:

32x+y=11,222,4=0,527x+24y=10,2x=0,2y=0,2(mol)

mAl = 0,2 . 27 = 5,4 gam

mMg = 0,2 . 24 = 4,8 gam

% mAl = 5,412,7.100% = 42,52%

% mMg = 4,812,7.100% = 37,8%

% mCu = 100% - 42,52% - 37,8% = 19,68%

Bài 15.28 trang 21 SBT Hóa 9: Cho 15 gam hợp kim nhôm - magie vào dung dịch HCl có 15,68 lít hiđro bay ra (ở đktc). Xác định thành phần phần trăm khối lượng của nhôm, magie trong hợp kim.

Lời giải:

Phương trình hoá học của phản ứng :

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Gọi nAl = a mol; nMg = b mol

Theo phương trình hoá học trên và dữ liệu đề bài, ta có:

27a+24b=153a2+b=15,6822,4=0,7a=0,2b=0,4(mol)

% mAl = 0,2.2715.100%= 36%

% mMg = 0,4.2415.100% = 64%

Bài 15.29 trang 22 SBT Hóa 9: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. Xác định lượng Cu thoát ra và nồng độ mol của dung dịch sắt sunfat.

Lời giải:

Khối lượng thanh sắt tăng:50.4100=2gam.

Gọi khối lượng sắt tác dụng là x gam

Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe +CuSO4 FeSO4 + Cu56                                                          64      gamx                                                   6456x    gam

Ta có: mCu – mFe = mtăng

6456xx=2x=14gamnFe=1456=0,25mol

Khối lượng Cu sinh ra là:

mCu = 6456.14= 16 gam

Theo phương trình:

CM (FeSO4) =0,250,5=0,5M

Bài 15.30 trang 22 SBT Hóa 9: Cho m gam kim loại M hoà tan hoàn toàn trong 100 ml dung dịch HCl 0,1M (D = 1,05 g/ml) được dung dịch X có khối lượng là 105,11 gam. Xác định m và M, biết rằng kim loại có hoá trị từ I đến III.

Lời giải:

Khối lượng dung dịch HCl là:

mdd = V . D = 100 . 1,05 = 105 (gam)

nHCl = 0,1 . 0,1 = 0,01 (mol)

Gọi hoá trị của kim loại M là n

Phương trình hoá học:

2M + 2nHCl → 2MCln + nH2↑ (1)

Theo phương trình, ta có:

nH2=0,012=0,005mol ;

nM=nHCln=0,01nmol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

m + mHCl = mmuối +mH2

m =105,11+0,005.2105=0,12gam

MM=mnM=0,120,01n=12n

Kẻ bảng

n

I

II

III

M

12

24

36

 

Loại

Thỏa mãn (Mg)

Loại

Vậy kim loại M là Mg.

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 18: Nhôm 

Bài 19: Sắt 

Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép 

Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại

Xem thêm tài liệu sách bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Tính chất vật lý của kim loại

Lý thuyết Tính chất hóa học của kim loại

Lý thuyết Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Trắc nghiệm Tính chất vật lí của kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Dãy hoạt động của kim loại có đáp án

  •  
  •  
  •  
  •  

1 1687 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: